Trang chủNewsNhân quyềnTiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, sẵn sàng...

Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác


Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 – Ảnh: VGP

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 494/TB-VPCP ngày 29/11/2023 kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, biểu dương sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể; sự tin tưởng, hưởng ứng, chia sẻ và tham gia của các tầng lớp nhân dân; đặc biệt ghi nhận, biểu dương các lực lượng y tế, quân đội, công an và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, tri ân sự hy sinh, đóng góp ý nghĩa, cao cả của các lực lượng, người dân tham gia phòng, chống dịch, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã đóng góp, hỗ trợ công sức, của cải vật chất cho công tác phòng, chống dịch; chia sẻ và gửi lời thăm hỏi sâu sắc đến các gia đình, thân nhân của người đã chết do dịch bệnh COVID-19.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia trân trọng cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc chiến đấu cam go với đại dịch COVID-19.

Kết quả phòng, chống dịch tạo điều kiện quan trọng cho phục hồi và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế – xã hội

Đến nay, đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn quốc. Nước ta đã “đi sau về trước” trong công tác phòng, chống dịch; trở thành một trong những nước mở cửa sớm các hoạt động kinh tế – xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022.

Từ một nước tiếp cận sau về vắc xin, có tỉ lệ tiêm chủng thấp, Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia trên thế giới và là quốc gia duy nhất trong nhóm có dân số đông khoảng 100 triệu người đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao nhất. Kết quả phòng, chống dịch tạo điều kiện quan trọng cho phục hồi và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường và mở rộng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục thể hiện mạnh mẽ tinh thần, bản lĩnh Việt Nam, càng khó khăn càng kiên cường, nỗ lực và giành thắng lợi.

Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn lúng túng, bị động, nhất là trong thời gian đầu; các quy định của pháp luật chưa bao quát được hết các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm như đại dịch COVID-19; hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu khi xảy ra những tình huống bất thường, khẩn cấp; quản lý hành chính còn bất cập, một số nơi chưa thực hiện đúng quy định, hướng dẫn; công tác thông tin, truyền thông, áp dụng công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội tại một số thời điểm chưa được thực hiện tốt; các thế lực thù địch lợi dụng thời điểm khó khăn chống phá quyết liệt…

Những bài học kinh nghiệm

Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu:

(1) Công tác phòng, chống dịch luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mỗi người dân, doanh nghiệp; phát huy đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn dân tộc; nâng cao tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế nhưng tự lực, tự cường, tự chủ vẫn là yếu tố quyết định;

(2) Phải hết sức bình tĩnh, kiên trì, bản lĩnh, tỉnh táo trước những diễn biến phức tạp, những thời khắc khó khăn; sáng suốt, linh hoạt đưa ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình, khả thi, hiệu quả;

(3) Năng lực của hệ thống y tế, trong đó y tế dự phòng, y tế cơ sở luôn ở mức cao hơn bình thường, khi chưa có dịch bệnh; triển khai phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở;

(4) Quan tâm đến an sinh xã hội, nhanh chóng khắc phục hậu quả của đại dịch gây ra;

(5) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các lực lượng tham gia phòng, chống dịch;

(6) Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng, trúng đối tượng.

Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, các bộ ngành, địa phương:

(1) Tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch COVID-19, và các dịch bệnh khác có thể xảy ra; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch kể cả khi xảy ra tình huống xấu;

(2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tập trung khắc phục các bất cập, vướng mắc trong pháp luật hiện hành và tạo lập hệ thống khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, phù hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp, nhất là về mua sắm thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế; triển khai hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao hơn nữa năng lực quản lý hành chính và công nghệ đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh;

(3) Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với những đối tượng chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là trẻ em mồ côi, không để các cháu bị tổn thương về tinh thần và thiếu thốn về vật chất;

(4) Các bộ ngành, địa phương theo thẩm quyền xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý; đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 và các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn hiệu lực; thông tin, hướng dẫn, thực hiện các văn bản theo thẩm quyền khi chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B;

(5) Đẩy mạnh tổ chức thực hiện và sớm hoàn thành việc tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19;

(6) Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới và Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 04/6/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;

(7) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế, bảo đảm chính sách cho lực lượng phòng, chống dịch, nhất là đối với lực lượng tuyến đầu;

(8) Quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị tiến tới làm chủ công nghiệp dược, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là khi quy mô dân số đã lên tới hơn 100 triệu người và già hóa nhanh chóng.

Hoàn thành sớm hệ thống tài liệu, dữ liệu về quá trình phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Y tế chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành sớm hệ thống tài liệu, dữ liệu về quá trình phòng, chống dịch COVID-19, nhất là về các bài học kinh nghiệm để nghiên cứu, tham khảo, vận dụng và phát huy trong thực tiễn quản lý nhà nước và phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tới.

Tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế trong nước để tăng cường chủ động trong công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm.

Tổng hợp, giải quyết các kiến nghị về phòng, chống dịch theo thẩm quyền, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp rà soát, thống kê và xây dựng, triển khai các chính sách chăm lo đời sống trẻ em mồ côi chịu hậu quả, tác động của dịch COVID-19.

Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ xây dựng bộ phim tài liệu về phòng, chống dịch COVID-19 và những bài học kinh nghiệm lưu trữ lâu dài để tham khảo lãnh đạo chỉ đạo khi có các sự cố tương tự (hoàn thành trong Quý II năm 2024).

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Ban Chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ theo các quyết định đã được cấp có thẩm quyền ban hành trong quá trình chống dịch.



Nguồn

Cùng chủ đề

bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng

Cụ thể, trong tuần, TP ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 11 ca so với tuần trước (73/0); bệnh nhân phân bố tại 20 quận huyện, trong đó phần lớn bệnh nhân tại huyện Đan Phượng (41 ca). Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 940 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (595/0). Trong tuần, TP ghi nhận 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại Đan Phượng (2)...

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo ATTP phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo đó, để đảm bảo sức khỏe cho các thí sinh và gia đình, người giám sát thi và ban tổ chức kỳ thi, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh tại các địa điểm tổ chức kỳ thi, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, TP, bệnh viện đảm bảo công tác y tế phục vụ kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục...

Giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 29/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; thảo luận ở hội trường về những nội dung trên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông báo Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Dự thảo Báo cáo Tổng kết một số...

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam

Với nền tảng quan hệ tốt đẹp đó, ông đánh giá như thế nào về quan hệ giữa Việt Nam và LHQ sau chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, cũng như trong thời gian tới?Sau chuyến công tác sắp tới...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng nhờ Đại sứ gửi lời chào cách mạng và anh em thân thiết nhất đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel Bermudez, Lãnh tụ Cách mạng Raul Castro...

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết ý nghĩa chuyến công tác tham dự Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm?Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Từ...

Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang

Thông báo kết luận nêu rõ, tuyến cao tốc Nha Trang - Đà Lạt là tuyến đường bộ ngắn nhất kết nối hai địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh là duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; kết nối...

Bài đọc nhiều

Tính “cách mạng” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.

Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển khẳng định Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực.

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác trong nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Tiếp bước đến trường cho con em gia đình kiểm lâm gặp khó khăn

Sau 4 tháng triển khai, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) đã thành công với chiến dịch gây quỹ "Mầm non của rừng' cho con em gia đình kiểm lâm đang gặp khó khăn tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

WVI dành hơn 48,2 tỷ đồng đảm bảo an sinh bền vững cho trẻ em tại Thường Xuân (Thanh Hóa)

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3724/QĐ-UBND ngày 16/9/2024 về việc điều chỉnh khoản viện trợ hơn 48,2 tỷ đồng thực hiện “Chương trình vùng huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVI) tài trợ nhằm đảm bảo an sinh trẻ em bền vững tại các xã mục tiêu, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương tại 6 xã, thị trấn của huyện này. Theo...

Cùng chuyên mục

Thanh niên Việt Nam tiên phong trong quá trình số hóa, hướng tới phát triển bền vững trên toàn cầu

Ngày 20/9, Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc tại Hà Nội đã chào đón 50 thủ lĩnh thanh niên và các bạn trẻ có tầm ảnh hưởng đã tham dự sự kiện nhằm nhấn mạnh vai trò trọng tâm của thanh niên trong quá trình số hóa và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đưa thanh niên trong các hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương

Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Halieus (Tổ chức Hợp tác quốc tế Italia trực thuộc Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Legacoop) đã tổ chức cuộc họp khởi động Dự án "Thanh niên trong các hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương - YOUCOOL” Đẩy mạnh hợp tác,...

Tiếp bước đến trường cho con em gia đình kiểm lâm gặp khó khăn

Sau 4 tháng triển khai, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) đã thành công với chiến dịch gây quỹ "Mầm non của rừng' cho con em gia đình kiểm lâm đang gặp khó khăn tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

WVI dành hơn 48,2 tỷ đồng đảm bảo an sinh bền vững cho trẻ em tại Thường Xuân (Thanh Hóa)

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3724/QĐ-UBND ngày 16/9/2024 về việc điều chỉnh khoản viện trợ hơn 48,2 tỷ đồng thực hiện “Chương trình vùng huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVI) tài trợ nhằm đảm bảo an sinh trẻ em bền vững tại các xã mục tiêu, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương tại 6 xã, thị trấn của huyện này. Theo...

Tính “cách mạng” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ với TG&VN về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.

Mới nhất

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho Bộ ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025 vừa độc đáo, vừa giàu ý nghĩa và nêu bật được hình ảnh, giá trị thương hiệu của Tập đoàn. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi gần 500 triệu đồng.

Càng giữ kín kẽ, con cái càng biết ơn!

* Những dòng tâm sự của bà Lâm (60 tuổi, Trung Quốc) nhận được gần 10.000 lượt đọc...

Kinh nghiệm ứng phó bão số 4: Không chủ quan và quyết liệt phòng từ sớm

VOV.VN - Bão số 4 đổ bộ vào bờ và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Cơn bão này không mạnh nhưng cán bộ, nhân dân và những lực lượng nòng cốt ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị - vùng được dự báo là nơi bão đổ bộ trực tiếp đã không chủ quan, thực...

Mới nhất