Trang chủPolitical ActivitiesTiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao...

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu



(MPI) – Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, với mục tiêu tổng quát là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo hướng giảm chi phí tuân thủ, bảo đảm an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt; thực hiện phân cấp, phân quyền; thúc đẩy tinh thần kinh doanh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo; đồng thời củng cố niềm tin, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; qua đó nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng toàn cầu.

Ảnh minh họa.

Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp

Theo Nghị quyết, năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, củng cố niềm tin và tạo động lực cho doanh nghiệp. Chính phủ tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là về thể chế, trong đó chú trọng hoàn thiện, bảo đảm sự đồng bộ và nâng cao chất lượng pháp luật, bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cải cách môi trường kinh doanh.

Các động lực tăng trưởng truyền thống tiếp tục được duy trì và củng cố; đầu tư công tiếp tục giữ vai trò quan trọng, dẫn dắt và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Các động lực tăng trưởng mới (như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo,…) được khuyến khích phát triển. Đặc biệt, một số giải pháp được tăng cường như: Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật  (nay là Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật); phát huy hiệu quả vai trò các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, các đoàn công tác của Thành viên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách và thực thi, nhất là đối với các dự án đầu tư.

Với những nỗ lực nêu trên, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2024 cơ bản hoàn thành, đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Nhờ vậy, nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao kết quả đạt được và nâng hạng năng lực cạnh tranh của nước ta trong năm 2024. Cụ thể là: Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB) với triển vọng “ổn định”; Moody’s xếp hạng ở mức Ba2, triển vọng “ổn định”; s&p xếp hạng ở mức BB+, triển vọng “ổn định”. Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử xếp thứ 71, tăng 15 bậc so với xếp hạng trước đó (năm 2022); vượt mục tiêu Chính phủ đề ra.

So với năm 2023, chỉ số Tự do kinh tế  cải thiện 13 bậc, lên thứ hạng 59; Đổi mới sáng tạo toàn cầu  tăng 2 bậc, lên vị trí 44, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới; Phát triển bền vững” tăng 1 bậc, hiện xếp thứ 54. Ngoài ra, Việt Nam là một trong 46 quốc gia được xếp vào Nhóm l  về chỉ số An toàn thông tin mạng  năm 2024.

Nghị quyết nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang tiếp diễn ở nhiều nơi; tình trạng giá cước tàu biển tăng cao cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ở trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh chưa có nhiều đột phá; một số rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh chưa kịp thời được tháo gỡ; công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chậm chuyển biến; thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh mặc dù được quan tâm cắt giảm, đơn giản hóa nhưng còn rườm rà, phức tạp; dịch vụ công trực tuyến đã được cải thiện, nhưng chưa thật sự thuận lợi, thông suốt, tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số hóa còn thấp… Đây là các vấn đề cần chú trọng triển khai cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới.

Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

Dự báo năm 2025, các thuận lợi, khó khăn vẫn tiếp tục đan xen. Trong bối cảnh đó, cải cách môi trường kinh doanh vẫn là yêu cầu cấp thiết để củng cố niềm tin, tạo thêm động lực cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương.

Vì thế, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; nỗ lực thực chất để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế pháp lý và thực thi cho doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị quyết đưa ra năm quan điểm chỉ đạo. Một là, quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo quy định của Hiến pháp 2013. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, chi phí thấp để khơi thông nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, nhất là đầu tư tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư; đồng thời khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới, phù hợp và thích ứng linh hoạt với xu thế phát triển.

Hai là, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật; trong đó tập trung vào tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Sửa đổi đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính đơn giản, giảm gánh nặng tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”. Quy trình lấy ý kiến cần thực chất; tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và tổ chức đối thoại công khai. Nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm đúng thời hạn và không đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; thực hiện phân cấp hơn nữa cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm; phân công phải 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”.

Bốn là, duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực thi nghiêm cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, nhất là công tác kiểm tra chất lượng, theo hướng chuyển sang hậu kiểm, áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa.

Năm là, đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả. Tinh thần là cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển.

Nghị quyết đưa ra các mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số quốc tế.

Cùng với đó, thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại mục IV và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 và Nghị quyết này để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.

Trong đó, chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm như tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư; Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; Tháo gỡ các điểm nghẽn, xây dựng giải pháp đột phá về thể chế, cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút, chuyển giao, làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến; Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Công bố, công khai kịp thời các thủ tục hành chính, bao gồm các thủ tục hành chính nội bộ. Tăng trách nhiệm giải trình, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh. Rà soát, giảm số lượng các hoạt động thanh tra doanh nghiệp./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-16/Tiep-tuc-cai-thien-manh-me-moi-truong-kinh-doanh-nej57ld.aspx

Cùng chủ đề

Thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN hợp tác chống lừa đảo trực tuyến

Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh vấn đề chống lừa đảo trực tuyến tại ASEAN sau khi chính bà mới đây cũng suýt bị lừa chuyển tiền. Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN ngày 16-1, Thủ tướng Thái Lan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ba Lan

Nhận lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Ba Lan từ 16-18/1/2025. Tại hội đàm, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, là đoàn khách cấp cao quốc tế đầu tiên thăm chính thức Ba Lan trong năm...

Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kiến nghị của cử tri về việc thống nhất một bộ sách giáo khoa

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc sách giáo khoa thường xuyên thay đổi. Theo đó, cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét để thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước. Đồng thời đề nghị không nên thường xuyên thay...

Xuân về với bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy

NDO - Từ ngày 16/1, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức khai mạc đường hoa Xuân lần thứ 5 với chủ đề "Xuân gắn kết-Tết ba miền". Chương trình tạo nên không khí Tết sớm vui tươi, ý nghĩa cho các y, bác sĩ và bệnh nhân mỗi độ xuân về. Ngay trong sáng khai mạc, đường hoa Xuân đã đón hàng nghìn lượt người bệnh, thân nhân và nhân...

Đảng bộ NHCT Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...

Sáng ngày 13/1/2025, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Công Thương (NHCT) Việt Nam (VietinBank) đã tham dự trực tuyến Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia (Hội nghị). Tại điểm cầu Trụ sở chính VietinBank, buổi họp trực tuyến có sự tham dự của đồng chí Trần Minh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia hạn thời gian bố trí vốn cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 161/BKHĐT-TH ngày 07/01/2025 về việc gia hạn thời gian bố trí vốn cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa. Thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2025 của Chính...

Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

(MPI) - Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 17/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2024; các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. ...

Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỉnh MIE, Nhật Bản

(MPI) - Ngày 16/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỉnh MIE, Nhật Bản dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và Thống đốc tỉnh MIE, Nhật Bản ICHIMI Katsuyuki. Toàn cảnh buổi Lễ....

Trao Kỷ niệm chương ngành Kế hoạch và Đầu tư cho Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

(MPI) - Chiều ngày 14/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Kỷ niệm...

Đắk Nông ưu tiên các dự án hạ tầng y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(MPI) - Ngày 14/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 91/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo Kế hoạch, đối với các chương trình, dự án triển khai thực hiện quy...

Bài đọc nhiều

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Ngày 09/01/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Theo Kế hoạch, về xác định các dự án đầu tư công, tỉnh Quảng Nam ưu tiên các...

Việt Nam – Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tham dự Hội thảo, về phía lực lượng chức năng tại Việt Nam có Tổng cục QLTT, Tổng cục Hải Quan, Cục Sở hữu trí tuệ và đại diện 13 Cục QLTT các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Về phía đại diện Hàn Quốc có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nêu rõ việc thực hiện các dự án đầu tư công và dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc...

Tập huấn giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng trong cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày 14/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, cán bộ Đoàn, Đội trong các cơ sở giáo...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Kế hoạch, nội dung chủ yếu là hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất. Để hoàn thiện đồng...

Cùng chuyên mục

Gia hạn thời gian bố trí vốn cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 161/BKHĐT-TH ngày 07/01/2025 về việc gia hạn thời gian bố trí vốn cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa. Thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2025 của Chính...

Tọa đàm góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Ngày 16/1, tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến, lấy ý kiến góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học. ...

Xử lý điểm nghẽn trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

(MPI) - Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 17/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2024; các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. ...

Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỉnh MIE, Nhật Bản

(MPI) - Ngày 16/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỉnh MIE, Nhật Bản dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc và Thống đốc tỉnh MIE, Nhật Bản ICHIMI Katsuyuki. Toàn cảnh buổi Lễ....

82 dự án tham dự Cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT tỉnh Lâm Đồng

Chiều 15/1, tại Trường Đại học Đà Lạt, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học phổ thông (THPT) lần thứ XVII năm học 2024-2025. ...

Mới nhất

Tọa đàm góp ý dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn

Ngày 16/1, tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm trực tiếp kết hợp trực tuyến, lấy ý kiến góp ý...

Thái Bình chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức lễ hội đền Trần năm 2025

(CLO) Lễ khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình sẽ diễn ra vào tối ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng) tại sân trung tế đền Vua và sân trước...

Bình đẳng giới tốt, start-up sẽ gọi vốn hiệu quả hơn?

Các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) có cách tiếp cận minh bạch, nghiêm túc trong bình đẳng giới sẽ có những lợi thế nhất định về gọi vốn, theo đại diện quỹ đầu tư mạo hiểm. ...

Thị trường biến động không đồng nhất, tín hiệu ban đầu cho vụ mùa khá tích cực, kỳ vọng được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 17/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.000 đồng/kg.

Mới nhất