Trang chủDi sản“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế

“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế


VHO – Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.

 “Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế - ảnh 1
Phủ thờ Đức Quốc Công tại phường Kim Long đang ở trong tình trạng xuống cấp, hư hại nghiêm trọng

 Ngôi nhà vườn 134 năm tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Ngộ tại phường Kim Long, TP Huế đang được trùng tu theo “Đề án chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng” giai đoạn 2023-2026 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi nhà có lối kiến trúc ba gian hai chái truyền thống Huế cùng với hệ thống sân vườn, cây xanh đặc trưng. Trải qua thời gian dài, công trình đã bị xuống cấp và hư hại nghiêm trọng như: Khung gỗ bị mối mọt, hệ mái ngói bị hư hại, đứt gãy, thấm dột…; khuôn viên cảnh quan sân vườn chưa được cải tạo, chỉnh trang.

Đã hỗ trợ bảo tồn cho 11 nhà vườn trên địa bàn

Với nguồn hỗ trợ gần 1 tỉ đồng từ chính sách của tỉnh, gia đình sẽ huy động thêm nguồn lực để trùng tu công trình nhằm bảo tồn và gìn giữ di sản cũng như mở ra cơ hội để khai thác phát huy giá trị.

Mới đây, tháng 11.2024, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế cũng đã khởi công tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ của gia đình bà Phan Thị Diệu Liên tại số 77B Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP Huế). Ngôi nhà đã hơn 110 năm, xây dựng theo lối kiến trúc hai tầng hai gian thu hồi bít đốc nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm qua. Công trình được xếp hạng loại một, nhà rường của gia đình bà Diệu Liên sẽ nhận hỗ trợ tối đa 1 tỉ đồng để triển khai công tác tu bổ, bảo tồn. Bà Phan Thị Diệu Liên vui mừng cho biết, “hơn 20 năm trước, tỉnh có quy hoạch bảo tồn và phát huy phố cổ Bao Vinh, nghe tin có kế hoạch trùng tu nhà rường cổ, bà con nơi đây rất vui mừng. Kinh phí tu bổ mỗi căn nhà khá lớn, gia đình không thể đầu tư nên chúng tôi chờ đợi để được hỗ trợ. Đến nay, giấc mơ đó đã thành sự thật, gia đình rất vui mừng. Sau này, nếu địa phương triển khai các hoạt động du lịch, đón khách tham quan, gia đình chúng tôi sẽ sẵn sàng”.

Ông Trương Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND TP Huế thông tin: Trong giai đoạn 2015-2020, Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” đã hỗ trợ bảo tồn cho 11 nhà vườn trên địa bàn, tập trung tại các phường Kim Long, Thủy Biều, Gia Hội, Phường Đúc. Các nhà vườn sau khi được hỗ trợ trùng tu đã tích cực đầu tư để phát huy giá trị, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu hút khách tham quan và trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù của Huế. Trong giai đoạn 2023- 2026, TP Huế tiếp tục triển khai đề án nhằm lan tỏa bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn. Đến nay đã có 9 nhà vườn được phê duyệt tham gia đề án, gồm nhà vườn hộ ông Hồ Văn Bình, bà Nguyễn Thị Ngộ, ông Hoàng Xuân Bậc, đền thờ Đức Quốc Công ở phường Kim Long; nhà thờ họ Tôn Thất, nhà vườn hộ ông Tôn Thất Phương, ông Đặng Văn Thành, ông Hồ Xuân Doanh, ông Hồ Xuân Đài tại phường Thủy Biều. Cùng với đó, địa phương cũng tổ chức đề án đối với nhà rường cổ Bao Vinh với 7 nhà được hỗ trợ tu bổ.

“Song song với việc hỗ trợ bảo tồn nhà rường cổ Bao Vinh, TP Huế đã xây dựng kế hoạch để phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh. Như đầu tư hạ tầng cơ bản (bến thuyền, bãi đỗ xe…); hỗ trợ chủ các nhà rường xây mới, cải tạo nhà vệ sinh, phòng lưu trú để phục vụ du lịch; đào tạo nghề, chuyển đổi nghề tập huấn các kỹ năng làm du lịch cho người dân; tuyên truyền quảng bá, xây dựng tour tuyến du lịch đến nhà rường cổ Bao Vinh để khai thác và phát huy giá trị, thúc đẩy phát triển các dịch vụ du lịch, trải nghiệm văn hóa tại phố cổ này”, ông Trương Đình Hạnh thông tin.

 “Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế - ảnh 2
Những ngôi nhà rường ở phố cổ Bao Vinh, TP Huế chờ bảo tồn, tu bổ

Lan tỏa ý thức của người dân trong công tác bảo vệ di sản

Theo quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng” giai đoạn 2023-2026 của tỉnh có nhiều nội dụng hỗ trợ; trong đó, riêng kinh phí tu bổ nhà vườn được điều chỉnh tăng hơn so với chính sách của đề án trong giai đoạn 2015-2020. Cụ thể: nhà vườn đặc trưng loại 1 được hỗ trợ tối đa 1 tỉ đồng/nhà (tăng 300 triệu đồng); nhà vườn loại 2 được hỗ trợ tối đa 800 triệu đồng/nhà (tăng 300 triệu đồng) và nhà vườn loại 3 được hỗ trợ 600 triệu đồng/nhà (tăng 200 triệu đồng). Các nhà vườn tham gia đề án tập trung ở các địa phương tại TP Huế và làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền). Dự kiến kinh phí thực hiện các chính sách cho nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ giai đoạn 2023-2026 là khoảng 25,2 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đảm bảo 80%, còn lại là nguồn xã hội hóa.

Ban Quản lý di tích làng cổ Phước Tích cho biết, đề án được triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực góp phần giữ gìn di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ. Giai đoạn 2015-2020, đã có 23 nhà vườn cổ ở Phước Tích được hỗ trợ tu bổ, với tổng kinh phí 14,9 tỉ đồng; huyện Phong Điền hỗ trợ và nguồn đóng góp của các gia đình để chỉnh trang khuôn viên, cải tạo sân vườn cho 20 nhà. Đến nay, đang có 11 nhà vườn tham gia các dịch vụ tham quan và homestay, góp phần phát triển du lịch. Đề án được tiếp tục triển khai trong giai đoạn mới này tại làng cổ Phước Tích sẽ hỗ trợ tu bổ, tôn tạo nhà vườn cổ của các gia đình ông Trương Duy Thanh, bà Hồ Thị Thanh Nga, bà Sử Kim Tiến, ông Trương Văn Thoàn, cùng nhà thờ các họ Trương Công, họ Lê Ngọc…

Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 120 nhà vườn, nhà rường cổ đặc trưng. Đến nay, đã có 55 nhà vườn tại TP Huế và tại làng cổ Phước Tích được trùng tu, tôn tạo từ nguồn ngân sách theo Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” và các nguồn huy động hợp pháp khác. Việc thực hiện đề án gìn giữ di sản văn hóa đặc trưng của Huế đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, lan tỏa ý thức tự nguyện của người dân trong công tác bảo vệ di sản văn hóa.

 Song song với việc hỗ trợ bảo tồn nhà rường cổ Bao Vinh, TP Huế đã xây dựng kế hoạch để phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh. Như đầu tư hạ tầng cơ bản (bến thuyền, bãi đỗ xe…); hỗ trợ chủ các nhà rường xây mới, cải tạo nhà vệ sinh, phòng lưu trú để phục vụ du lịch; đào tạo nghề, chuyển đổi nghề tập huấn các kỹ năng làm du lịch cho người dân…

(Ông TRƯƠNG ĐÌNH HẠNH, Phó Chủ tịch UBND TP Huế)



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/tiep-suc-cho-nha-vuon-co-xu-hue-116382.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại lễ tổng kết, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao các...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

VHO - Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. Năm 2025, Trung tâm tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, các sự kiện hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu nhằm kết...

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ

VHO - Ngày 19.12, triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” đã khai mạc tại Di tích Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy dự và cắt băng khai mạc Triển lãm. Xuyên suốt là tấm lòng tôn kính khi chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu quý báu về Chủ tịch Hồ Chí...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích. Xuống cấp nặng Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Cùng chuyên mục

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại. Loại hình nghệ thuật đặc sắc Năm 2019, "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính...

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã...

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích. Xuống cấp nặng Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Mới nhất

Quy định mới nhất nhà đầu tư chứng khoán cần biết từ 1-1-2025

(NLĐO) – Nhà đầu tư chứng khoán chưa cập nhật căn cước công dân (CCCD) gắn chip/Thẻ căn cước sẽ không thể giao dịch trực tuyến...

Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông

Chiếc phà ở xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đang chở 14 người dân cùng nhiều xe máy sang sông thì bị chìm. Rất may mắn, tất cả nạn nhân đều được cứu sống. Trưa 23/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, chính...

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

"Tôi muốn lập hat-trick cho riêng mình ở trận đấu gặp Singapore tại bán kết AFF Cup 2024 nhưng điều đó chắc chắn không dễ dàng. Cả 2 trận đấu lượt đi và về với Singapore đều rất quan trọng. Đội tuyển Việt Nam phải tập trung cao độ để hoàn thiện mục tiêu", Nguyễn Xuân Son chia...

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là chủ trương lớn của Đảng. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành...

Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” này là...

Mới nhất