Powered by Techcity

Ứng phó diễn biến khó lường từ thị trường gạo

Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Kiểm soát chặt thị trường

Theo thống kê, trong 7 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 4,83 triệu tấn gạo, trị giá hơn 2 tỷ USD. Với sản lượng gạo cả nước năm 2023 ước đạt hơn 43,1 triệu tấn, ngoài sản lượng để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, chế biến, chăn nuôi; theo tính toán nước ta có thể xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023. Như vậy, lượng gạo dành cho xuất khẩu trong các tháng cuối năm còn lại khoảng 2,67 triệu tấn.




Chuyên gia Vũ Vinh Phú đánh giá, xuất khẩu gạo 7 tháng qua tăng khoảng 15-20% cả giá trị lẫn sản lượng. Lợi nhuận từ xuất khẩu tăng cao là tin vui cho doanh nghiệp và người dân trồng lúa. Bên cạnh đó, đây cũng là tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế từ nay đến cuối năm, nhất là trong giai đoạn khó khăn này.

Tuy nhiên, ông Phú thấy rằng trên thị trường đang có hiện tượng thu gom lúa gạo để đầu cơ, chờ giá trục lợi. Đây là hành vi lợi dụng thị trường để đẩy cao giá lúa gạo một cách vô lý. Gạo là mặt hàng thiết yếu, chiếm phần lớn trong “rổ” tính giá CPI, nếu tăng giá đột ngột sẽ kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng theo. Vì vậy, từ Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương cùng với doanh nghiệp, người dân phải kiểm soát tốt, không để giá gạo tăng đột biến, gây ảnh hưởng và xáo trộn đời sống xã hội.

Mới đây, Bộ Công thương đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo; yêu cầu các đơn vị thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước, đồng thời cập nhật tình hình sản lượng gạo tồn kho, ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo quy định.




Các doanh nghiệp cũng cần chủ động bám sát tình hình thị trường toàn cầu để tổ chức phương án sản xuất, giao dịch đàm phán phù hợp, bảo đảm hiệu quả xuất khẩu. Lực lượng quản lý thị trường tại địa phương cũng được chỉ đạo phối hợp các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý; ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Ghi nhận từ một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh đã chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm với mặt hàng gạo. Thí dụ tại Bến Tre, Đội Quản lý thị trường số 1 đã khảo sát, kiểm tra 6 hộ kinh doanh gạo trên địa bàn hai huyện Ba Tri và Giồng Trôm; phát hiện vi phạm và tạm giữ hơn 75 tấn gạo phế và gạo trắng, trong đó có 10 tấn gạo không có nhãn gốc và hơn 65 tấn gạo có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt,…

Tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu

Theo PGS, TS Ngô Trí Long, trong bối cảnh các nước lớn về xuất khẩu gạo như Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu, Thái Lan khuyến cáo nông dân giảm diện tích trồng lúa do hạn hán,… đã tác động trực tiếp đến giá gạo thế giới trong thời gian gần đây. Giá gạo xuất khẩu tăng vọt, đồng thời đẩy giá gạo ở nhiều quốc gia tăng cao. Tuy nhiên tại Việt Nam trong những ngày qua, có thể thấy giá gạo bán ra trên thị trường không có nhiều biến động, nhất là ở các siêu thị và điểm bán hàng bình ổn giá.

PGS, TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định: Thông tin giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới trước tiên là tin vui, bởi lẽ từ trước đến nay, giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần lưu ý sự biến động về giá này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tăng và đứng ở mức rất cao nhưng sau đó sẽ giảm xuống, trở về mức cân bằng. Mức này thường thấp hơn mức đã lập đỉnh khá nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng, nếu doanh nghiệp không tỉnh táo sẽ dẫn đến tình trạng “già néo đứt dây”.





Dây chuyền sản xuất gạo
Dây chuyền sản xuất gạo “Cơm ViệtNam Rice” xuất khẩu.

Trong nhiều chỉ đạo liên quan đến thị trường gạo, mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ, Bộ Công thương là làm sao vừa tận dụng cơ hội thị trường nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực. Đây là vấn đề đúng và trúng, bởi an ninh lương thực là vấn đề sống còn của nền kinh tế. Không thể để chuỗi cung ứng bị đứt gãy, người dân thiếu lương thực hoặc phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Để bảo đảm an ninh lương thực, điều kiện tiên quyết là cần tích trữ phù hợp.

Bên cạnh đó, tính toán kỹ số lượng gạo bán được đến đâu bởi việc bán hàng hóa với mức giá hấp dẫn là cơ hội không phải khi nào cũng có. Tích trữ là cần thiết, nhưng cần tính toán vừa đủ. Các cơ quan liên quan cần tính toán cẩn trọng, nếu không khi mùa vụ mới đến, thị trường gạo trở về trạng thái bình thường, gạo tồn kho không bán được giá cao sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ngành gạo.

Theo thông tin mới cập nhật, Ấn Độ – nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Anh (chiếm 27%) sẽ tạm dừng xuất khẩu gạo sẽ tạo ra thiếu hụt nguồn cung khoảng 75.000 tấn gạo trong nửa cuối năm 2023. Nếu triển khai tích cực việc tiếp thị, gồm quảng bá trên các phương tiện truyền thông sở tại bằng tiếng Anh, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chắc chắn sẽ có cơ hội tăng thị phần tại thị trường này.




 

Với cộng đồng hơn 5,5 triệu người gốc Á, nhu cầu tiêu dùng gạo tại Vương quốc Anh rất lớn trong khi quốc gia này hoàn toàn không trồng lúa, toàn bộ nhu cầu tiêu dùng đều phải nhập khẩu. Năm 2022, Anh đã nhập khẩu gần 3.400 tấn gạo từ Việt Nam, tăng 24,5% so với năm 2021. Đây là mức khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,6% thị phần”.

Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Cảnh Cường

Mặc dù là nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, song gạo Việt Nam xuất sang Anh cũng như nhiều nước khác thường được bán dưới thương hiệu của các nhà phân phối, khiến người tiêu dùng không nhận biết được nguồn gốc gạo từ Việt Nam.

Nên tại thời điểm thuận lợi hiện nay, trong bối cảnh đứt gãy nguồn cung và gạo Việt Nam với chất lượng tốt cũng như lợi thế cạnh tranh nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), các nhà xuất khẩu trong nước cần tận dụng cơ hội “vàng” để yêu cầu các nhà phân phối gạo tại Anh sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam. Đây là giải pháp lâu dài để gạo Việt Nam duy trì thị phần tại Anh một khi chất lượng gạo Việt Nam đã chinh phục được người tiêu dùng.

Bộ Công thương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường gạo thế giới và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ phối hợp các cơ quan liên quan triển khai hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam; bên cạnh đó, phối hợp các bộ liên quan nhằm khai thác tốt cơ chế ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do mà nước ta là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới…

(Theo nhandan.vn)

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Quần đảo hoang sơ từng là ‘sào huyệt’ khét tiếng của hải tặc

Do nằm trên tuyến thông thương quan trọng nên từ nhiều thế kỷ trước, quần đảo này đã trở thành nơi cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. 1. Quần đảo Hải Tặc thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta? ...

Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Chuyến công tác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của tỉnh Long An với các đối tác tại châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư các dự án chuyển đổi xanh, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch nguồn vốn FDI vào tỉnh. Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến thương mại và đầu tư tại châu Âu từ ngày 11 – 21/11/2024 do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Khóc ròng với sầu riêng nghịch vụ

Vườn sầu riêng của anh Tùng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong số ít vườn sầu riêng xử lý nghịch vụ thành công tại khu vực này – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Nhiều khu vực tại tỉnh Tiền Giang, các vườn sầu riêng đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nhưng trái rất ít, thậm chí không có trái. Theo ông Lê Văn Thơm – chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, trong tổng...

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, mà...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Nhân rộng tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Ngày 08/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Mỹ Tho ban hành Công văn về việc phối hợp thực hiện nhân rộng mô hình tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND thành phố Mỹ Tho giao các phòng, ban, ngành thành phố, UBND các phường, xã và đề nghị các đoàn...

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn ba tháng

Ông Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã thu ngân sách được trên 8.710 tỷ đồng, đạt 102,10% dự toán năm 2024 và tăng hơn 23,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng phấn khởi thể hiện những nỗ lực vượt khó của tỉnh, giúp địa phương hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách cả năm trước thời...

Sản phẩm OCOP Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Diễn đàn) diễn ra tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 29/9 đến ngày 03/10, nhiều đặc sản của tỉnh Tiền Giang đã được góp mặt tại đây. Nhiều loại trái cây đặc sản Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn. Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển...

Thanh long cuối vụ đạt giá cao

Hiện nay, thanh long tại vùng chuyên canh lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo đang được các thương lái thu mua với giá cao gấp 3 lần so với giá mua ở các tháng trước đây. Phân loại thanh long tại một cơ sở thu mua. Các vựa thu mua thanh long với giá dao động từ 14.000 - 24.000 đồng/kg tùy loại. Các nhà...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp vùng phía Đông

Sáng ngày 18/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp (DN) vùng phía Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc...

Doanh nghiệp cùng người dân sản xuất gạo chất lượng cao

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chú trọng liên kết với nông dân trên địa bàn để sản xuất gạo chất lượng cao. Từ sự quyết tâm trên, đến nay, việc liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao đã mang lại những kết quả bước đầu. Lãnh...

Sở Công Thương tổ chức bàn giao 2 Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây

Ngày 29/8, Sở Công Thương tổ chức bàn giao Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024 cho 2 cửa hàng trên địa bàn huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Tại huyện Gò Công Đông, Điểm bán hàng Việt Nam tại Cửa hàng tạp hóa Cô Hà, địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền...

Trái dừa khô tăng giá, người trồng phấn khởi chăm sóc vườn dừa

​Giá trái dừa khô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những tháng đầu năm đã tăng trở lại giúp người trồng dừa có lãi cao, phấn khởi đầu tư, chăm sóc vườn dừa. Tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 60.000 - 85.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp đôi (40.000 đồng/chục) so với thời điểm cách đây vài tháng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất