Powered by Techcity

Tự lực-tự cường Việt Nam: Không phải phép lạ… Đó là thực tế mới

Nền kinh tế mới nổi Việt Nam không phải là một phép lạ. Đó là một thực tế. Khi là một thực tế, thì dễ thấy lợi ích từ ưu thế và nguy cơ tổn thương từ yếu thế. Giống như tất cả nền kinh tế tự chủ khác, Việt Nam phải đối mặt với một loạt thách thức mới: Biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị, đại dịch và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.





a
Trong khi thương mại toàn cầu vẫn chưa hồi phục, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở lĩnh vực ngoại thương – Ảnh minh họa

Công thức cũ, thành công mới: Ưu tiên cho xuất khẩu

Việc ngăn chặn thành công đại dịch cho phép Việt Nam nhanh chóng mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh và hiện được kỳ vọng sẽ là nền kinh tế giữ mức tăng trưởng trên 6% trong năm 2023. Nguyên nhân của thành công này chính là sự tự tin, và chủ động áp dụng sáng tạo các đường lối mở cửa giao thương với bên ngoài, trên xuất phát điểm của một nền kinh tế nhỏ, chịu quá nhiều tổn thương do chiến tranh.

Thật ra, điểm đột phá này đối với kinh tế của chúng ta đã được hình thành từ lâu. Sau Thế chiến II, “những điều kỳ diệu của châu Á” – đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, gần đây nhất là Trung Quốc – đã thoát nghèo bằng cách mở cửa thương mại, đầu tư và trở thành cường quốc sản xuất xuất khẩu. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong kinh tế học, đó gần như là một công thức. Nhưng chúng ta có cách áp dụng công thức theo kiểu Việt Nam vì đơn giản chúng ta biết mình là ai: Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo, gánh hậu quả nặng nề của chiến tranh và những hạn chế của  thời kỳ bao cấp, đã có những chọn lựa riêng, và đang trở thành một nền kinh tế mới nổi, dám thất bại để thành công. Tiến sĩ Ruchir Sharma, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại Morgan Stanley, từng nhận xét: “Với công thức cũ, Việt Nam đã xây dựng thành công một thực tế mới”.

Mặc dù năm 2023, xuất khẩu có chững lại, do nguồn cầu trên thế giới giảm sút, nhưng vào những tháng cuối năm, giá trị xuất khẩu tăng trở lại. Kinh tế tăng trưởng tháng sau tốt hơn tháng trước, vững chắc. Ngày 2/8/2023, Ngân hàng HSBC công bố báo cáo với chủ đề “Sự ổn định quý giá” cho thấy trong khi dòng chảy thương mại toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự hồi phục rõ ràng, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở các lĩnh vực ngoại thương.

Khi các mặt hàng xuất khẩu chính, bao gồm dệt may, giày dép và điện thoại, tiếp tục chịu sự sụt giảm ở mức hai con số thì các lô hàng máy tính và linh kiện điện tử lại bất ngờ bù đắp phần nào những khó khăn này, tăng vọt 32% so với cùng kỳ.





a
Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông với tổng chiều dài 2.063 km từ Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn đến Cà Mau đi qua 32 tỉnh, thành phố khi hoàn thành được kỳ vọng tạo ra động lực đột phá, phát huy được tiềm năng, lợi thế các tỉnh, thành của Việt Nam – Ảnh: VGP

Hạ tầng hàng đầu

Chúng ta đã dành nhiều nguồn lực cho xuất khẩu, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và giáo dục-đào tạo. Xây dựng đường sá và bến cảng để đưa hàng hóa ra nước ngoài và xây dựng trường học để đào tạo nhân công.

Chính phủ đầu tư khoảng 8% GDP mỗi năm cho các dự án xây dựng mới và hiện được xếp hạng cao hơn về chất lượng cơ sở hạ tầng so với bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn phát triển tương tự.

Tính đến năm 2022, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đạt 6% GDP. Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với mức 2,6% GDP được chi cho cơ sở hạ tầng vào năm 2016. Theo Trung tâm Cơ sở hạ tầng toàn cầu, Việt Nam cần trung bình 25-30 tỷ USD hàng năm cho cơ sở hạ tầng nếu muốn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, ngân sách quốc gia chỉ cho phép 15-18 tỷ USD. Đó cũng chính là “không gian” đẹp cho các dự án đầu tư nước ngoài lớn trong tương lai gần.





a
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức ở Nhật Bản ngày 20/5 vừa qua, Thủ tướng khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 dù Việt Nam vẫn là nước đang phát triển. Trong ảnh là dự án điện gió Sunpro tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – Ảnh: VGP

Số hóa và xanh

Báo cáo năm 2018 của Google và công ty đầu tư Singapore Temasek, được CNN trích dẫn, đã mô tả nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam – vốn đang tăng trưởng hơn 40% mỗi năm – là “một con rồng đang được tháo dây”.

Sau 8 năm, tỷ lệ đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên hơn 20 lần, sử dụng đến 157.000 lao động. Trong đó, có một dự án rất quan trọng là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới tại Việt Nam (R&D) tại Hà Nội, sử dụng hơn 2.000 kỹ sư phần mềm của Việt Nam.

Đến khi chúng tôi viết bài này, vào cuối tháng 8/2023, thì đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã nhảy lên vị trí số 1. Kinh tế số và công nghệ chip bắt buộc các nền kinh tế phải liên lập (interdependence) lẫn nhau để cùng phát triển. Trong khi 70% kỹ nghệ chip được thiết kế tại Mỹ, thì phần đóng gói lại được thực hiện ở Đài Loan (Trung Quốc), Nam Phi và tới đây là Việt Nam. “Bắp thịt” công nghệ chip sẽ không làm giảm mà lại tăng thêm sức mạnh nội lực của nền kinh tế Việt Nam.

Ngay cả những ngành xuất khẩu tiêu thụ nhiều năng lượng cũng được khuyến khích chuyển đổi. Ví dụ ngành dệt may của Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về giá trị xuất khẩu (chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh). Nhưng đây lại là ngành công nghiệp gây ra nhiều tác động xấu đến với môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, ngành công nghiệp này phải sử dụng đến 90 tỷ m3 nước, và “đóng góp” đến 10% tổng lượng phát thải khí carbon trên toàn cầu.

Tập đoàn sản xuất hàng dệt may Hong Kong – Royal Spirit Group đã xây dựng nhà máy mang tên Deutsche BekleidungsWerke tại khu vực ngoại ô TPHCM trong năm 2016. “Chúng tôi quyết định sẽ trở thành người đi tiên phong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”, theo Hans Barkell-Schmitz, người chịu trách nhiệm trong dự án này cho biết. Barkell Schmitz cho rằng, việc cắt giảm sản lượng năng lượng tiêu thụ là yếu tố tối quan trọng. Nhà máy được vận hành dựa trên những nguồn năng lượng có thể tái tạo, trong đó bao gồm các dạng năng lượng sinh học và năng lượng mặt trời. Ông hy vọng nhà máy sẽ tạo cảm hứng cho các nhà máy khác trong cố gắng tối đa chuyển đổi theo định hướng xanh và sạch của Chính phủ Việt Nam.

Định hướng xây dựng một nền kinh tế xanh có lộ trình của Việt Nam cũng thu hút các dự án điện gió hàng chục tỷ USD. Ørsted – tập đoàn năng lượng bền vững hàng đầu thế giới đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) với một tập đoàn trong nước về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Theo cam kết này, Ørsted sẽ triển khai các dự án điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm).

Gần đây, Tập đoàn Equinor của Na Uy cũng cho biết, đang muốn đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam vì cho rằng đây là một thị trường nhiều hứa hẹn. Trong khi đó, Tập đoàn UPC của Mỹ cũng đầu tư các dự án điện gió (trên bờ, gần bờ), điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Nông, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, với tổng công suất ước tính gần 1.500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD.

Chúng ta còn dư địa rất lớn cho điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Đây là hình ảnh một thực tế tương lai của nền kinh tế tự chủ, xanh và  sạch của Việt Nam.





a
Sumsung bắt đầu đầu tư tại Việt Nam năm 2008 với 670 triệu đô. Sau 15 năm, vốn đầu tư tăng khoảng 30 lần lên gần 20 tỷ USD. Số lao động sử dụng gần 100.000 người – Ảnh: Sumsung

Vốn nước ngoài

Cũng theo các chuyên gia của HSBC, bất chấp những thách thức bên ngoài đang tiếp diễn, triển vọng FDI của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Vốn FDI mới đạt 3% GDP trong quý II/2023, ngang bằng với năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh hơn 7% trong năm 2017, nhưng các điều kiện thắt chặt tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây phần nào lý giải cho sự giảm tốc này.

Trong 5 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trung bình hơn 6% GDP ở Việt Nam, tỉ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Phần lớn trong số đó được dùng để xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan, và hầu hết hiện nay đến từ các nước châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong kỷ nguyên bảo hộ, Việt Nam cũng là một nước tiến bước đột phá khi ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do (FTA) – bao gồm cả một hiệp định mang tính bước ngoặt vừa được ký kết với Liên minh châu Âu. Và là thành viên trách nhiệm trong CPTPP và RCEP.

Ông Lương Văn Tự, nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại và là Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trao đổi: “Theo tôi, các FTA mới đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư. Nhưng do tình hình lạm phát cao của EU, Hoa Kỳ và giảm sút kinh tế của EU, Mỹ và Trung Quốc, xung đột giữa Nga và Ukraina, nên xuất khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và giảm so với năm trước”.

Là một trong những chuyên gia đàm phán, ông Tự cho rằng, tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài là cần thiết, song nếu doanh nghiệp trong nước không tự phát triển để đảm đương vai trò trụ cột nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, thì một khi lợi thế về nhân công và thuế thấp không còn, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp FDI sẽ đi tìm nơi có lợi nhuận cao để đầu tư.

Dù thế nào, một thực tế không chối cãi là: Từ một quốc gia bị cô lập, nền kinh tế manh mún và bất ổn, Việt Nam đã hội nhập thật sự vào nền kinh tế toàn cầu, với tất cả cẩn trọng vốn có và tự tin đạt hiệu quả.

Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam, khác với quan ngại – phần lớn từ những nhà quan sát trong nước – về tính tự chủ – độc lập của nền kinh tế, trên thực tế đã “đứng vững trên đôi chân” của mình. Có thể ví von “đôi chân” đó là tự chủ – tự cường và hội nhập toàn cầu. Yếu đi một trong hai chân, nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên loạng choạng. Vào các thời kỳ khủng hoảng, tính tự chủ của nền kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng và trở thành trụ đỡ cho toàn nền kinh tế.

Đúng hướng

Năm 2022 tạp chí Bloomberg từng có nhận định: “Việt Nam phải thúc đẩy năng suất lao động hơn 50% để duy trì tăng trưởng lành mạnh. Chỉ có khu vực tư nhân đang phát triển mạnh mới có thể làm được điều đó”. Sự nhấn mạnh vai trò khu vực tư nhân trong tăng năng suất là một mặt khác của lo lắng về sự siết chặt khi có quyết sách về xây dựng một nền kinh tế tự chủ.

Thực ra thuật ngữ “kinh tế tự chủ” có nghĩa là quyền lực của các chính phủ quốc gia trong việc đưa ra các quyết định độc lập. Ngoài ra, tính minh bạch của hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài và ngoại thương, thuế má… cũng cho thấy tính tự chủ-độc lập của quốc gia về kinh tế. Người ta cũng dùng thuật ngữ “lòng yêu nước kinh tế” để kêu gọi xây dựng nền kinh tế tự chủ-độc lập, trong khi đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Dân giàu nước mạnh, là muốn nói ý đó.

Không phải ngẫu nhiên mà ngày 14/5/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chọn Đại học Harvard, Hoa Kỳ để nhấn mạnh về chiến lược và kế hoạch xây dựng nền kinh tế kép: tự chủ, độc lập và hội nhập sâu rộng.

Bởi vì, theo ông, một nền kinh tế tự chủ-tự cường và hội nhập thế giới không thể xây dựng trên một nền tảng giáo dục thiếu cập nhật.

Xét về ý nghĩa trên, nền kinh tế Việt Nam đã đi đúng hướng.

Theo baochinhphu.vn

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Vì sao so sánh với ‘chồng người ta’!

Để giữ lửa hôn nhân, đòi hỏi vợ chồng luôn cần sự tế nhị trong lời ăn tiếng nói – Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH Không kịp kể hết câu chuyện, anh cởi giày, xỏ dép, lên xe máy chạy ngay về nhà. Anh sợ trễ một chút xíu nữa “mệt tai lắm”. Làm hai đầu việc kiếm tiền vẫn bị chê Làm lập trình viên, thu nhập anh Hòa ở mức khá so với mặt bằng chung. Tháng lương nào anh...

Rõ dần kịch bản mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Rõ dần kịch bản mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận trị giá 38.693 tỷ đồngPhương án đầu tư Dự án xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận đang dần được định hình bởi nhà đầu tư đề xuất và đơn vị lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Một đoạn tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Ban quản lý dự án 7 – đơn vị được...

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ông Nguyễn Văn Điệp – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam – đã trao đổi với phóng viên, báo chí xung quanh vấn đề này. Xin ông cho biết, đến thời điểm này hoạt động đưa vaccine dịch tả lợn châu Phi của AVAC (vaccine AVAC ASF LIVE) ra thị trường như thế nào, đặc biệt là với các thị trường xuất khẩu? Đến thời điểm này, công ty vẫn cung ứng đầy đủ vaccine ra nhu...

Lũ đe dọa tiến độ đường cao tốc

Nhà thầu tập trung thi công đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua TP Cần Thơ – Ảnh: N.V. Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án thành phần 1 dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 1, chính quyền các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, TP Cần Thơ và các đơn vị thi công đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, nỗ lực hoàn...

Cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Nhân rộng tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Ngày 08/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Mỹ Tho ban hành Công văn về việc phối hợp thực hiện nhân rộng mô hình tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND thành phố Mỹ Tho giao các phòng, ban, ngành thành phố, UBND các phường, xã và đề nghị các đoàn...

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn ba tháng

Ông Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã thu ngân sách được trên 8.710 tỷ đồng, đạt 102,10% dự toán năm 2024 và tăng hơn 23,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng phấn khởi thể hiện những nỗ lực vượt khó của tỉnh, giúp địa phương hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách cả năm trước thời...

Sản phẩm OCOP Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Diễn đàn) diễn ra tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 29/9 đến ngày 03/10, nhiều đặc sản của tỉnh Tiền Giang đã được góp mặt tại đây. Nhiều loại trái cây đặc sản Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn. Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển...

Thanh long cuối vụ đạt giá cao

Hiện nay, thanh long tại vùng chuyên canh lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo đang được các thương lái thu mua với giá cao gấp 3 lần so với giá mua ở các tháng trước đây. Phân loại thanh long tại một cơ sở thu mua. Các vựa thu mua thanh long với giá dao động từ 14.000 - 24.000 đồng/kg tùy loại. Các nhà...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp vùng phía Đông

Sáng ngày 18/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp (DN) vùng phía Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc...

Doanh nghiệp cùng người dân sản xuất gạo chất lượng cao

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chú trọng liên kết với nông dân trên địa bàn để sản xuất gạo chất lượng cao. Từ sự quyết tâm trên, đến nay, việc liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao đã mang lại những kết quả bước đầu. Lãnh...

Sở Công Thương tổ chức bàn giao 2 Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây

Ngày 29/8, Sở Công Thương tổ chức bàn giao Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024 cho 2 cửa hàng trên địa bàn huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Tại huyện Gò Công Đông, Điểm bán hàng Việt Nam tại Cửa hàng tạp hóa Cô Hà, địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền...

Trái dừa khô tăng giá, người trồng phấn khởi chăm sóc vườn dừa

​Giá trái dừa khô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những tháng đầu năm đã tăng trở lại giúp người trồng dừa có lãi cao, phấn khởi đầu tư, chăm sóc vườn dừa. Tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 60.000 - 85.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp đôi (40.000 đồng/chục) so với thời điểm cách đây vài tháng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất