Powered by Techcity

Trương Định – Người anh hùng sống mãi cùng dân tộc

TƯỞNG NIỆM 159 NĂM NGÀY ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH TUẪN TIẾT (20-8-1864 – 20-8-2023)

(ABO) Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định – người con ưu tú của dân tộc ta. Ông sinh ra, lớn lên trên đất Quảng Ngãi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn với vùng đất Gò Công và những trang sử vẻ vang trong giai đoạn đầu chống quân Pháp xâm lược. Năm 1864, ông đã nằm lại với mảnh đất Gò Công, để lại trong nhân dân miền lục tỉnh Nam kỳ nói chung, nhân dân Tiền Giang nói riêng niềm tiếc thương và sự kính yêu vô hạn – tấm gương kiên trung, bất khuất, một đời chiến đấu vì nước vì dân, sống oanh liệt, chết vẻ vang mà ông và nghĩa sĩ của ông để lại cho hậu thế.

Cứ đến trung tuần tháng 8 hằng năm là người dân vùng Gò Công nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung rộn ràng chuẩn bị tưởng niệm Ngày AHDT Trương Định tuẫn tiết (20-8).





Tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định giữa trung tâm TX Gò Công. Ảnh: Quyên Vũ
Tượng đài AHDT Trương Định giữa trung tâm TX . Gò Công. Ảnh: Quyên Vũ

Năm 1844, lúc 24 tuổi, ông theo cha vào Nam, đến xứ Gò Công lập nghiệp nhưng ông không theo con đường làm quan. Đến năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình nhà Nguyễn, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền khai hoang lập ấp ở Gia Thuận (thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay) và xây dựng đội quân là lính đồn điền để khi có chiến tranh sẵn sàng tham gia chiến đấu với quân đội chính quy. Sau đó, ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ, nên gọi là Quản Định.

Tháng 2-1859, giặc Pháp đánh thành Gia Định, ông đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc và lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi bật là phục kích giết chết tên đại úy Barbé, trừng trị những tên tay sai, tiến công giặc Pháp ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa (Sài Gòn). Khi Gia Định thất thủ, ông rút quân về Gò Công đắp lũy, hàn sông, tập hợp lực lượng, quyết tâm đánh giặc Pháp xâm lược.





Tại nhà ông Đoàn Văn Lâu, đêm 19 rạng ngày 20-8-1864, Trương Định cùng 25 nghĩa quân  bị Huỳnh Công Tấn đến bao vây.
Tại nhà ông Đoàn Văn Lâu, đêm 19 rạng ngày 20-8-1864, AHDTTrương Định cùng 25 nghĩa quân bị Huỳnh Công Tấn đến bao vây.

Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất, giao đảo Côn Lôn và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho giặc Pháp, ra lệnh cho Trương Định phải bãi binh và nhận chức Lãnh binh ở tỉnh An Giang. Đứng trước nỗi đau Tổ quốc bị quân Pháp giày xéo, nhân dân 3 tỉnh miền Đông, đặc biệt là nhân dân Gò Công quyết không buông vũ khí. Trương Định từng dấy binh đánh đông dẹp bắc, từng xây dựng căn cứ kháng chiến, được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên soái”.

Chính ông bằng sự chỉ huy tài tình, với lý tưởng cao đẹp, những đức tính quý báu và hành động quả cảm đã làm rạng rỡ vùng đất Gò Công. Cuộc khởi nghĩa ở Gò Công trở thành trung tâm của phong trào kháng chiến rộng lớn của nhân dân ta ở lục tỉnh Nam kỳ.





 Phần mộ có kiến trúc tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ.
Lăng mộ và Đền thờ AHDT Trương Định tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 20-8-1864, do sự phản bội của Huỳnh Công Tấn, căn cứ kháng chiến của ông bị bao vây. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông dùng gươm tuẫn tiết. Khởi nghĩa Trương Định là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, có ảnh hưởng và ý nghĩa to lớn trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Nam kỳ ở nửa cuối thế kỷ XIX.

Sau khi Trương Định hy sinh, thi hài ông được gia đình và nhân dân mang về an táng trọng thể tại một địa điểm nay thuộc TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964, ngôi mộ được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp đến ngày nay, dù đã qua nhiều lần trùng tu.





 Hằng năm lễ tưởng nhớ ông đều được tổ chức long trọng vào ngày 20 tháng 8.
Hằng năm, Lễ tưởng nhớ ông đều được tổ chức long trọng vào ngày 20-8.

Đến năm 1972, đền thờ ông cũng được nhân dân xây dựng trên đất Gò Công. Ở quê nhà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), sau ngày Trương Định tuẫn tiết, triều đình Huế đã cho xuất tiền xây dựng đền thờ ông tại làng Tư Cung và giao cho các quan tỉnh Quảng Ngãi tế lễ hằng năm. Ngôi đền đã bị hư hại trong chiến tranh và mất hẳn dấu vết.

Năm 2007, thể theo nguyện vọng của nhân dân và cũng để tỏ lòng tri ân người anh hùng đã hy sinh vì nghĩa lớn, huyện Sơn Tịnh và tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng lại Đền thờ Trương Định để làm nơi hương khói.





Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích Quốc gia
Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích Quốc gia.

 Năm 2016, nhân Lễ giỗ lần thứ 152 Ngày AHDT Trương Định tuẫn tiết 20-8, UBND TX. Gò Công tổ chức Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Lễ hội Trương Định là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và đón nhận Bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh mộ bà Trần Thị Sanh (vợ thứ của AHDT Trương Định).





Trao Bằng chứng nhận Lễ hội Trương Định là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Trao Bằng chứng nhận Lễ hội Trương Định là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.





Trao Bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh mộ bà Trần Thị Sanh.
Trao Bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh mộ bà Trần Thị Sanh.

Trước đó, vào dịp Lễ giỗ lần thứ 149, UBND TX. Gò Công đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng tôn vinh giá trị kỷ lục Việt Nam, với 3 công trình được tôn vinh gồm: Đền thờ và Lăng, Tượng đài AHDT Trương Định và quyển sách gỗ mộc bản “Tiểu sử Trương Định” bằng 3 thứ tiếng.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong thời gian qua, tỉnh và TX. Gò Công đã trùng tu, tôn tạo các di tích từng gắn liền với cuộc đời và hoạt động của AHDT Trương Định, trong đó có 3 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, gồm: Đền thờ AHDT Trương Định ở xã Gia Thuận (huyện Gò Công Đông), Lũy pháo đài (huyện Tân Phú Đông) và Đền thờ, Lăng mộ AHDT Trương Định ở TX. Gò Công.

Sự kiện tôn vinh giá trị kỷ lục cho 3 công trình di tích lịch sử và đón nhận Bằng chứng nhận Lễ hội AHDT Trương Định là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ góp phần nâng cao giá trị di sản lịch sử, văn hóa cho thế hệ kế thừa, niềm tự hào về tấm gương kiên trung, bất khuất của AHDT Trương Định, mà còn có ý nghĩa để giáo dục truyền thống yêu nước của ông cha ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

H.LÊ – N. NGỌC (tổng hợp)


 

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc Tết doanh nghiệp

Sáng ngày 04/02, Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội...

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu xuân mới – Văn hóa

Sáng 3-2, tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng. Đây là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong không khí đầu xuân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Việc tưởng nhớ Vua Hùng, với truyền thống...

Biến lá khóm thành tơ sợi

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã nghiên cứu thực hiện mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Bước đầu, việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng chừng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị. Dự án "Sản...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Cùng chuyên mục

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia

NDO – Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến hết...

Nhiều học sinh trường huyện đoạt giải cao học sinh giỏi quốc gia

Học sinh Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Năm nay trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia – Ảnh: N.T. Thống kê từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025 cho thấy rất nhiều học sinh trường THPT không chuyên đoạt giải. Trong số này có rất nhiều trường huyện, thậm chí huyện vùng sâu vùng xa của các tỉnh. Trường huyện nhiều học sinh giỏi Trong...

Bao giờ Hà Nội công bố môn thi thứ ba vào lớp 10?

Giữ ổn định kỳ thi vào lớp 10 Ngay sau khi Bộ GDĐT công bố Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, áp dụng từ năm 2025, TP.HCM là địa phương đầu tiên đã chốt phương thức thi tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 với 3 môn, gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Sau TP.HCM, Hải Dương là địa phương thứ hai thông báo về môn thi thứ ba là môn Tiếng...

ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký đánh giá năng lực 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024 Hôm nay (20.1) ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025, tại địa chỉ: Năm 2025. ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực tại 25 tỉnh, thành phố vào ngày 30.3. Để tham dự đợt thi này, thí sinh có 1 tháng để đăng ký dự thi, từ 20.1...

Danh sách các tỉnh, thành dự kiến môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025

Các tỉnh, thành đều đang dự kiến kỳ thi lớp 10 với ba môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. Danh sách như sau: Tỉnh, thành Môn thứ ba Thời gian thi lớp 10 Quảng Nam Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Tiền Giang Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Khánh Hòa Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật TPHCM Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Nghệ An Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật  Hải Dương Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Bà Rịa – Vũng Tàu Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Đồng Nai  Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/1 và tuần qua giảm sâu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/1 và tuần qua giảm mạnh. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, trong tuần giá lúa tươi một số loại tiếp tục giảm mạnh vào đầu tuần và đi...

Người dân miền Tây ùn ùn đi mua gạo về dự trữ vì giá gạo rẻ

Dọc các tuyến đường có nhà máy xay xát lúa gạo, những ngày này người dân tập trung về rất đông để mua gạo dự trữ ăn dần – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Theo ghi nhận ngày 17-1, các nhà máy xay xát lúa gạo trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vẫn đông đúc xe cộ, người dân tập trung đến để mua gạo.  video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2025/1/17/mua-gao-17371127471692080992406.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="804672019459301376" ims-video-id="174226"> Nguyên nhân nhiều người dân miền Tây ùn ùn...

Nhộn nhịp vụ hoa xuân

Với địa thế nằm ở vùng hạ lưu sông Tiền thuộc hệ thống sông Cửu Long, mảnh đất Tiền Giang quanh năm được phù sa bồi đắp, từ xa xưa đã hình thành nên những miệt vườn trù phú và màu mỡ. Nơi đây không chỉ nức tiếng với nhiều loại trái cây thơm ngon như mít, nhãn, sầu riêng, vú sữa… mà còn nổi danh là một trong 3 vựa hoa lớn nhất miền Tây Nam Bộ, đặc biệt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất