KỲ HỌP THỨ 12 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ) HĐND TỈNH TIỀN GIANG KHÓA X:
Tại Kỳ họp thứ 12 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X, HĐND tỉnh đã thông qua 5 nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Trong đó, có nghị quyết tháo gỡ khó khăn thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương; bổ sung người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2024; sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Tiền Giang…
PHÂN BỔ 174 BIÊN CHẾ VIÊN CHỨC
Việc đảm bảo số lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trong bối cảnh đổi mới giáo dục là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong các kỳ họp HĐND tỉnh. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách thu hút giáo viên; đồng thời, chủ động bổ sung số lượng biên chế cho ngành Giáo dục.
Đồng chí Võ Văn Bình phát biểu tại kỳ họp. |
Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang, trong năm 2024, UBND tỉnh Tiền Giang đã giao 23.601 biên chế cho các đơn vị, địa phương; trong đó, giao 23.497 biên chế cho các cơ quan, đơn vị, địa phương và 104 biên chế cho các hội.
Trên cơ sở biên chế do UBND tỉnh giao, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành, thị đã giao 17.919 biên chế cho các cơ sở giáo dục, cụ thể: Bậc học mầm non 3.618 biên chế, tiểu học 6.873 biên chế, trung học cơ sở 4.902 biên chế và trung học phổ thông 2.526 biên chế.
Tính đến tháng 3-2024, có 16.531 biên chế có mặt trong các cơ sở giáo dục. Như vậy, số lượng biên chế chưa sử dụng là 1.388 biên chế. Nguyên nhân số lượng biên chế chưa sử dụng còn cao là do tuyển dụng không đủ chỉ tiêu thông báo, một số vị trí không có người đăng ký dự tuyển, biến động biên chế do nghỉ hưu, nghỉ việc…
Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 42 về phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức và người làm việc hưởng lương từ ngân sách năm 2024 của tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang nhận được Quyết định 2414 của Ban Tổ chức Trung ương. Theo đó, ngoài số lượng người làm việc đã giao, Ban Tổ chức Trung ương đã bổ sung 174 biên chế viên chức cho năm học 2023 – 2024; trong đó, bậc mầm non 62 biên chế, tiểu học 6 biên chế, trung học cơ sở 17 biên chế và trung học phổ thông 89 biên chế.
Sáng 24-4, HĐND tỉnh Tiển Giang khóa X tổ chức Kỳ họp thứ 12 (Kỳ họp chuyên đề) quyết định nhiều nội dung quan trọng của tỉnh.
Tại kỳ họp, trên cơ sở xem xét các tờ trình của UBND tỉnh; báo cáo thẩm tra các nội dung trình kỳ họp của các Ban Kinh tế – Ngân sách, Ban Pháp chế HĐND tỉnh; căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương; HĐND tỉnh đã thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện và thống nhất thông qua 5 nghị quyết gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 32 ngày 8-12-2023 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2024; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Mục II Điều 1 Nghị quyết 33 ngày 8-12-2023 của HĐND tỉnh về phân bổ ngân sách địa phương năm 2024; Nghị quyết bổ sung người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2024; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Tiền Giang; Nghị quyết về việc đổi tên các khu phố thuộc phường 3, phường 4 TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Văn Bình nêu rõ: Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của HĐND tỉnh vừa thông qua, UBND tỉnh khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện; bằng các hình thức phù hợp, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh sớm thông tin, báo cáo đến cử tri về kết quả kỳ họp, các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua; tăng cường giám sát quá trình tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp nhằm sớm đưa các nghị quyết đi vào cuộc sống.
Mặt khác, để hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của năm 2024, làm cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021 – 2025) đã đề ra, đồng chí đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành, từng đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động, nâng cao vai trò, tăng cường phối hợp, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 –
Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khẩn trương hoàn tất các phần việc còn lại nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị công bố Nghị quyết 1013 ngày 19-3-2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công.
Đặc biệt nhất là tập trung công tác phòng, chống hạn, mặn, đảm bảo nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho người dân; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát, giải quyết tốt các kiến nghị của cử tri; hoàn thành việc tổ chức giám sát chuyên đề của HĐND, các Ban của HĐND tỉnh theo chương trình, kế hoạch đề ra; chuẩn bị chu đáo, chất lượng các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh giữa năm 2024.
|
Tại Kỳ họp HĐND thứ 12, các đại biểu HĐND tỉnh đã xem xét thông qua Nghị quyết bổ sung số lượng người làm việc từ ngân sách nhà nước là cần thiết và phù hợp với quyết định của Ban Tổ chức Trung ương; đồng thời, đảm bảo điều kiện pháp lý để UBND tỉnh kịp thời phân bổ theo quy định.
Việc phân bổ 174 biên chế viên chức giúp ngành Giáo dục tháo gỡ khó khăn, kịp thời bổ sung nguồn giáo viên còn thiếu ở các bậc học, góp phần thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
ĐỔI TÊN KHU PHỐ THUỘC 2 PHƯỜNG CỦA TX. GÒ CÔNG
Nội dung Nghị quyết 1013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang nêu rõ: Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường 4 vào phường 1, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường 3 vào phường 2.
Sau sáp nhập, phường 1 mới sẽ có 2 khu phố 1, 2 khu phố 2, 2 khu phố 3, 2 khu phố 4. Phường 2 mới sẽ có 2 khu phố 1, 2 khu phố 2, 2 khu phố 3 và 2 khu phố 4. Từ việc sáp nhập trên đã đặt ra vấn đề là cần đổi tên các khu phố thuộc phường 3, phường 4 của TX Gò Công.
Để thực hiện công tác đổi tên các khu phố, UBND phường 3, phường 4 đã xây dựng phương án Đổi tên các khu phố, tổ chức lấy ý kiến và nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân và 100% đại biểu HĐND phường 3, phường 4 đã thống nhất thông qua phương án Đổi tên các khu phố.
Trên cơ sở tờ trình của 2 phường, UBND TX. Gò Công đã trình Sở Nội vụ thẩm định. Đồng thời, qua khảo sát ý kiến cử tri và thẩm tra trình tự, thủ tục theo quy định, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá UBND các cấp tại TX. Gò Công đã thực hiện đúng các bước về quy trình theo quy định. Từ đó, Sở Nội vụ đã báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về việc đổi tên các khu phố thuộc phường 3, phường 4, TX. Gò Công.
Tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần này, các đại biểu HĐND đã thảo luận, nhất trí cao và thông qua Nghị quyết về việc đổi tên các khu phố thuộc phường 3, phường 4 TX. Gò Công. Theo nội dung của nghị quyết, đối với phường 3 sẽ đổi tên khu phố 1 thành khu phố 6, đổi tên khu phố 2 thành khu phố 7, đổi tên khu phố 3 thành khu phố 8, đổi tên khu phố 4 thành khu phố 9. Sau khi đổi tên các khu phố, phường 3 có 4 khu phố, bao gồm: Khu phố 6, khu phố 7, khu phố 8, khu phố 9.
Đối với phường 4 sẽ đổi tên khu phố 1 thành khu phố 6, đổi tên khu phố 2 thành khu phố 7, đổi tên khu phố 3 thành khu phố 8, đổi tên khu phố 4 thành khu phố 9. Sau khi đổi tên các khu phố, phường 4 có 5 khu phố, bao gồm: Khu phố 5, khu phố 6, khu phố 7, khu phố 8, khu phố 9.
Theo đánh giá của Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Kim Nhung, việc đổi tên các khu phố tại phường 3 và phường 4, TX. Gò Công để tạo sự chủ động trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 1013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
ĐỖ PHI – CAO THẮNG
.