Powered by Techcity

Thới Sơn – “Viên ngọc” của sông nước Tiền Giang

Nằm trên dòng sông Tiền thơ mộng, hình thành từ khoảng thế kỷ XVIII, được tạo hóa, thiên nhiên sông nước ưu ái ban tặng, cù lao Thới Sơn (thuộc xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) được mệnh danh “viên ngọc quý” của vùng đất miệt vườn Tiền Giang. Từ một làng Thới Sơn hoang sơ năm nào, giờ đây xã Thới Sơn đã vươn mình phát triển, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

DẤU ẤN HƠN 300 NĂM

Theo những bậc cao niên trên vùng đất Thới Sơn ngày nay, cù lao Thới Sơn hay còn có tên gọi khác là cồn Thới Sơn hay cồn Lân. Cùng với cồn Long, cồn Qui và cồn Phụng được mệnh danh “tứ linh” nổi tiếng trên sông Tiền. Với tổng diện tích khoảng 1.200 ha cộng với hệ thống kinh mương chằng chịt, cồn Thới Sơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình và nhiều vườn cây ăn trái trù phú.





Du khách ngồi đò chèo tham quan, du lịch  cù lao Thới Sơn. Ảnh: Cao Lập Đức
Du khách ngồi đò chèo tham quan, du lịch cù lao Thới Sơn. Ảnh: Cao Lập Đức

Theo nhiều tài liệu ghi lại, vào thời nhà Nguyễn, toàn bộ cù lao thuộc thôn Thới Sơn, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 và đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh Định Tường cùng hệ thống hành chính cũ thời nhà Nguyễn; đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Thôn Thới Sơn lúc này thuộc hạt Thanh tra Mỹ Tho. Ngày 5 -1-1876, hạt Thanh tra Mỹ Tho đổi thành hạt tham biện Mỹ Tho, từ đó thôn đổi thành làng.

Đầu năm 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương đều thống nhất gọi là “tỉnh”, trong đó tại Nam kỳ có tỉnh Mỹ Tho. Làng Thới Sơn thuộc tổng Thuận Trị, tỉnh Mỹ Tho. Cho đến năm 1912, làng Thới Sơn thuộc tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã; đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng thống nhất dùng danh xưng là xã. Lúc này, Thới Sơn là xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt xã Thới Sơn thuộc tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Định Tường. Đến năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định. Lúc này, xã Thới Sơn thuộc quận Long Định, tỉnh Định Tường. Đến năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia quận Long Định thành quận Châu Thành và quận Long Định. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Khi đó, xã Thới Sơn trở lại thuộc quận Châu Thành, tỉnh Định Tường cho đến năm 1975.




Lý giải về tên gọi Thới Sơn, theo lời của ông Nguyễn Văn Đàng, một cán bộ lão thành cách mạng, từng là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Xã Thới Sơn thì đất cồn phù sa ở khu vực này màu mỡ, cây cối nhanh đâm chồi, nẩy lộc, trở thành một vùng đất trù phú. Đứng bên này sông Tiền nhìn sang mảnh đất cù lao xanh mướt, cuộc sống thanh bình, no ấm, hạnh phúc nên mới đặt tên gọi là cồn Thái Sơn. Sau này người dân đọc Thái Sơn thành Thới Sơn và tên cồn Thới Sơn tồn tại cho đến ngày nay.

Tháng 2-1976, xã Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngày 26-9-2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết 28 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính TP. Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành về TP. Mỹ Tho quản lý.

Hơn 300 năm hình thành, phát triển, vùng đất Thới Sơn đã từng chứng kiến nhiều chiến tích oai hùng của cha ông ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong đó, tiêu biểu, mùa xuân năm 1785, người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã có trận thủy chiến trên đoạn sông Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, Thới Sơn là một trong những căn cứ cách mạng, ghi dấu với thế trận lòng dân bao quanh căn cứ Đồng Tâm.

THỚI SƠN HÔM NAY

Tận dụng những lợi thế từ thiên nhiên ưu đãi, phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha ông đi trước, ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, nhân dân xã Thới Sơn đã ra sức thi đua, sản xuất, lập nhiều thành tích đáng tự hào. Năm 2019, bằng tinh thần đoàn kết, chung tay góp sức, Thới Sơn đã xây dựng thành công xã nông thôn mới. Trên lĩnh vực nông nghiệp, xã đã tập trung phát triển nông thôn toàn diện, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi… đời sống của người dân được nâng cao.





Khách du lịch tham quan cù lao Thới Sơn bằng xe ngựa.
Khách du lịch tham quan cù lao Thới Sơn bằng xe ngựa.

Du lịch là một trong những thế mạnh của xã, Khu du lịch Thới Sơn chiếm khoảng 50% lượng khách du lịch đến Tiền Giang và được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là 1 trong 4 khu du lịch cấp Quốc gia của Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà thời gian qua, xã Thới Sơn đã nỗ lực khôi phục và phát triển các cụm điểm du lịch, chú trọng việc ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch; tiếp tục đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, cống, đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh và phát triển các loại hình mua sắm, ăn uống …

Bà Nguyễn Thị Hai, một người dân sinh sống tại xã Thới Sơn cho biết: “Nhờ có cầu Rạch Miễu đã giúp Thới Sơn “thay da đổi thịt” từng ngày, không còn là ốc đảo. So với những năm trước đây, Thới Sơn đã đổi thay rất nhiều, đời sống của người dân cũng khấm khá nhờ làm du lịch, cũng như làm kinh tế nông nghiệp”.

Thật vậy, theo thống kê 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn xã Thới Sơn tiếp tục đạt được nhiều kết quả phấn khởi. Theo đó, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, hầu hết các lĩnh vực đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 60,08 triệu đồng. Tốc độ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 đạt mức 8,14% so với kế hoạch đề ra năm 2023. Công tác xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đang được thực hiện theo tiến độ đề ra. Hiện xã đạt 13/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại xã quyết tâm thực hiện hoàn thành trong năm 2023.

Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thị Phương Thủy, trong những tháng còn lại của năm 2023, xã Thới Sơn sẽ tập trung phát triển nông thôn toàn diện, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với phát triển ngành nghề để nâng cao đời sống nhân dân. Khôi phục và phát triển các cụm, điểm du lịch, chú trọng việc ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch. Tập trung tuyên truyền, thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch, lộ trình để đạt trong năm 2023…

V. PHƯƠNG

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xác định rõ vai trò quan trọng của nhà giáo

Cần giải quyết mối tương quan giữa thầy và trò Thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo với những lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời...

Triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ ở Tiền Giang

Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang. Trao Quyết định của Ban Bí thư cho đồng chí Lê Thị Thanh Hà. Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Ngọc Trầm, Ủy viên Ban Thường vụ,...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Vì sao giá sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao?

Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 8/11 neo ở mức cao đối với hàng loại đẹp xuất khẩu khi nguồn cung khan hiếm. Giá sầu riêng trái vụ neo ở mức cao đối với hàng loại đẹp xuất khẩu và lên tới trên 190.000 đồng/kg khi bước vào vụ thu hoạch vụ nghịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ghi nhận vào ngày 8/11, giá sầu riêng trên...

Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan

Sự kiện kéo dài từ ngày 7 – 10/11 tại Trung tâm thương mại Central Udon Thani, với sự tham gia của gần 40 doanh nghiệp Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, phát biểu chào mừng sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng nhấn mạnh, việc tổ chức Tuần hàng Việt Nam lần này thể hiện nỗ lực từ khu vực tư nhân cùng với các cơ quan của Việt Nam trong...

Cùng chuyên mục

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây – 45 năm xây dựng và phát triển”

(ABO) Tối ngày 29-4, tại sân khấu ngoài trời Khu luyện tập thể thao huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Gò Công Tây tổ chức tổng kết, phát thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây - 45 năm xây dựng và phát triển”; biểu diễn nghệ thuật tổng hợp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), kỷ niệm 45 năm tái thành lập huyện Gò Công Tây...

Chương trình ý nghĩa của Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho”

(ABO) Vở Rối Nước "Trước ngọn sóng" (tác giả: Mai Thắm, đạo diễn: Trần Được) là câu chuyện truyền tải đến người xem tình yêu biển đảo quê hương. Vở được diễn trong 2 đêm 29.0 - 30.4 vào lúc 19g00, Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến...

Lung linh sắc màu mừng các ngày lễ lớn của đất nước

(ABO) Từ ngày 27-4 đến ngày 1-5, tại Công viên Tết Mậu Thân, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho” năm 2024, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do UBND TP. Mỹ Tho tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa,...

Nhành mai vàng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã 82 mùa xuân nhưng ông bảo rằng con đường sáng tác vẫn còn ở phía trước. Phạm Minh Tuấn vẫn là Phạm Minh Tuấn năm xưa, trong trẻo, bền bỉ với khát vọng, đậm đà tình. Có lẽ chính nhiệt huyết và tình yêu thắm thiết với cuộc sống chính là nhành mai mang đến mùa xuân bất tận trong âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa.1. Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất