Powered by Techcity

Tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực ngành Văn hóa

Do đặc thù của ngành nghệ thuật là trọng tài năng và đào tạo theo kiểu “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, đào tạo năng khiếu có khi từ rất nhỏ, tuổi nghề lại rất ngắn, nên vừa khó thu hút người học, vừa khó nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nghệ thuật. Chính vì thế, chúng ta cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ nhiều hơn cho đào tạo nguồn nhân lực văn hóa.





Ngành Văn hóa vượt khó để đào tạo nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Ảnh: TTXVN
Ngành Văn hóa vượt khó để đào tạo nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Ảnh: TTXVN

Phát triển công nghiệp văn hóa là nội dung quan trọng, nhiệm vụ cấp bách trong Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn 2030 mà Chính phủ đã ban hành ngày 12/11/2021. Để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về vấn đề này.

Thưa ông, để phát triển công nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Ông có thể chia sẻ về vai trò của nguồn nhân lực trong dòng chảy văn hóa dân tộc?

Nguồn nhân lực ở trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới như các ngành công nghiệp văn hóa. Do điều kiện lịch sử đặc thù của đất nước, nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật nói chung của chúng ta luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Ngay từ khi giành được độc lập, dù gặp muôn ngàn khó khăn, chúng ta đã chú ý đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ phục vụ sự nghiệp cách mạng. Các trường văn hóa nghệ thuật được thành lập, kết hợp với các văn nghệ sĩ được đào tạo từ trước ở trong nước, nhiều cán bộ, văn nghệ sĩ được cử đi học ở nước ngoài sau này trở về đã trở thành trụ cột cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

Đến bây giờ, chúng ta vẫn nhắc đến tên tuổi của họ như: Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi, Trần Đăng Khoa, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Tào Mạt, Lưu Quang Vũ, Bùi Đình Hạc… đã làm rạng rỡ cho nghệ thuật cách mạng, với nhiều tác phẩm văn chương, hội họa, kịch, điện ảnh ghi dấu ấn trong lòng khán giả trong và ngoài nước. Thế hệ nghệ sĩ ấy đã tạo nền móng cho sự phát triển văn hóa sau này, là cơ sở để chúng ta phát triển công nghiệp văn hóa.

Bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, bằng cách tiếp cận mới của nền kinh tế thị trường, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật có nhiều thay đổi. Bên cạnh khó khăn do đào tạo từ các nước có quan hệ truyền thống bị hạn chế, thì lại mở ra mối quan hệ đào tạo với nhiều nước khác, giúp cho chúng ta có thêm những cách tiếp cận mới, kỹ năng mới trong sáng tạo, biểu diễn và cả tổ chức, kinh doanh văn hóa, nghệ thuật. Đây cũng là thời điểm chúng ta quyết tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống được sưu tầm, bảo tồn và phát huy.

Ông đánh giá như thế nào về các chính sách, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa trong những năm gần đây?

Tôi đánh giá cao nỗ lực của ngành văn hóa trong việc vượt khó để đào tạo nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Bối cảnh xã hội hiện nay có khá nhiều khó khăn đối với việc đào tạo lực lượng văn nghệ sĩ, bởi thị trường văn hóa, nghệ thuật có quy mô khiêm tốn, chủ yếu bị chi phối bởi các sản phẩm nghệ thuật nước ngoài, khiến cho cơ hội việc làm và thu nhập cho nghệ sĩ còn thấp so với các lĩnh vực trong xã hội.

Ngoài ra, do đặc thù của ngành nghệ thuật là trọng tài năng và đào tạo theo kiểu “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, đào tạo năng khiếu có khi từ rất nhỏ, tuổi nghề lại rất ngắn, nên vừa khó thu hút người học, vừa khó nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nghệ thuật. Chính vì thế, chúng ta cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ nhiều hơn cho đào tạo nguồn nhân lực văn hóa.





PGS. TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi với phóng viên báo Tin tức. Ảnh: L.S
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi với phóng viên báo Tin tức. Ảnh: L.S

Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực văn hóa. Những chính sách về miễn, giảm học phí, thậm chí là hỗ trợ học bổng đối với một đối tượng, cũng đã được áp dụng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa còn yếu và thiếu các kỹ năng chuyên môn và quản lý văn hóa trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo, các kỹ năng quản trị kinh doanh. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa ở các cấp không theo kịp sự phát triển phong phú, đa dạng, xuất hiện nhiều hiện tượng mới và phức tạp của hoạt động văn hóa, dẫn tới lúng túng trong hoạch định chính sách, trong hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong xử lý các vụ việc vi phạm luật pháp và các chính sách về văn hóa.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu, còn hẫng hụt cán bộ văn hoá ở các vị trí quan trọng, nguồn nhân lực chất lượng cao trong văn hóa còn nhiều hạn chế, bất cập. Mức độ đầu tư, chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ… đối với các nghệ nhân, với các tài năng nghệ thuật nói riêng và văn nghệ sĩ, tầng lớp trí thức nói chung còn chưa phù hợp. Lực lượng sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn yếu và thiếu.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật chưa theo kịp với yêu cầu của đời sống văn hóa ngày càng mới mẻ, phức tạp. Cán bộ làm công tác văn hoá ở các cấp còn tình trạng chắp vá, trình độ chuyên môn còn hạn chế.

Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc triển khai những chương trình, đề án, cũng cần quan tâm thực hiện một số giải pháp như: Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị của văn hóa nghệ thuật trong đời sống xã hội; đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp về phát triển nhân lực là khâu đột phá trong phát triển nhân lực, dần hình thành một hệ thống cơ chế, chính sách chính phát triển nhân lực được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ; tăng cường đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực xã hội vào việc nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực hiện có để cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ quản lý và nghệ sĩ; nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, của công chúng trong việc đánh giá cán bộ của ngành. Việc tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực phát triển đội ngũ cán bộ cũng phải được chú trọng; đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nghệ sĩ phù hợp với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Khoa học công nghệ cũng cần được xem là một trong những khâu đột phá trong phát triển hoạt động của ngành văn hóa nói chung, nhân lực cán bộ quản lý và nghệ sĩ của ngành nói riêng.

Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn 2030 mà Chính phủ đã ban hành ngày 12/11/2021, cần có những giải pháp nào để gỡ khó khăn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, thưa ông?

Đúng là để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, chúng ta nên bắt đầu bằng con người trong lĩnh vực ấy. Muốn tháo gỡ những điểm nghẽn của nguồn nhân lực công nghiệp văn hóa, theo tôi, nên tập trung vào mấy điểm chính.

Đầu tiên, chúng ta cần quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực sáng tạo văn hóa nghệ thuật ở các cấp giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo ở Việt Nam. Giải pháp này bao gồm việc thay đổi chương trình đào tạo trong các trường và cơ sở đào tạo ngành nghề sáng tạo văn hóa nghệ thuật như âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, kiến trúc…





Theo đánh giá của chuyên gia, nhân tài cũng cần được tạo môi trường để sử dụng một cách hiệu quả. Ảnh: L.S
Theo đánh giá của chuyên gia, nhân tài cũng cần được tạo môi trường để sử dụng một cách hiệu quả. Ảnh: L.S

Tiếp đó, phải xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo, các đối tác xã hội và những nhà cung cấp đào tạo và giáo dục, thông qua cả đào tạo khởi đầu và phát triển chuyên môn tiếp tục.

Mặt khác, các trường văn hóa nghệ thuật cần đầu tư hơn nữa vào các thiết bị và phần mềm chuẩn, và tuyển dụng, sử dụng những người thực hành trong nghề, các nghệ sĩ để tăng cường chất lượng nghệ thuật. Xây dựng các chương trình giáo dục đa ngành, ví dụ như thủ công truyền thống và thiết kế. Trong đào tạo nhận thức được sức mạnh của sự hội nhập truyền thông, ví dụ như lĩnh vực phim có thể hợp tác với các ngành công nghiệp truyền thông đa phương tiện (multimedia industries) như hoạt hình, truyện tranh.

Thêm vào đó là khai thác và nâng cao năng lực sáng tạo của các cá nhân, nhóm, cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại Việt Nam; phát huy tối đa sự đa dạng của các sáng tạo văn hóa và tạo điều kiện cho sức sáng tạo trở thành một đặc trưng văn hóa vừa có tính bản sắc, độc đáo và vừa có tính phù hợp với xu thế sáng tạo của thế giới.





Những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống được sưu tầm, bảo tồn và phát huy. Ảnh: L.S
Những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống được sưu tầm, bảo tồn và phát huy. Ảnh: L.S

Ngoài ra, cần sớm phát hiện, nuôi dưỡng và phát huy năng lực của các tài năng, làm cho các tác năng phát triển đúng hướng, cùng với sự hỗ trợ cho các tổ chức văn háo nghệ thuật, giúp cho quá trình phát triển của các nghệ sĩ, những người thực hành sáng tạo, nhà sản xuất và nhà quản lý sáng tạo. Cần tạo môi trường làm cho nhân tài được sử dụng một cách hiệu quả. Hỗ trợ tài chính để thúc đẩy sự tham dự của các tài năng sáng tạo và những tác phẩm sáng tạo trong các cuộc thi quốc tế nổi tiếng, vì vậy các tài năng có thể được tiếp cận và được công nhận trên quốc tế, từ nâng cao hình ảnh về công nghiệp văn hóa Việt Nam như một nguồn lực sáng tạo trên trường quốc tế.

Trân trọng cảm ơn ông!

(Theo https://baotintuc.vn/van-hoa/tao-dot-pha-trong-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-van-hoa-20230824095109526.htm)

 

 

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Hoàng thái hậu nào được lấy tên đặt cho một bệnh viện lớn ở miền Nam?

Bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, nổi tiếng về đức độ, phẩm hạnh, “nghiêm nhưng không nghiệt ác, hiền nhưng không xuề xòa”. 1. Tên Hoàng thái hậu này được đặt cho tên một bệnh viện lớn ở miền Nam. Bà là Hoàng thái hậu: ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021

Theo Kế hoạch, tỉnh Tiền Giang sẽ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo sức lan tỏa, nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ.  Đồng thời, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm, động lực của tỉnh: kinh tế biển, công nghiệp và đô thị trong...

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1 và tuần qua lao dốc

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1 và tuần qua giảm sâu. Ảnh: Thanh Minh. Với mặt hàng gạo, trong tuần giá gạo biến động, một số mặt hàng gạo giảm sâu vào đầu tuần và tăng giảm...

Thi vào lớp 10 theo chương trình mới: Sốt ruột chờ công bố môn thi thứ ba

Do đây là năm học đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới nên mong muốn của học sinh, phụ huynh và các nhà trường trên cả nước thời điểm này là các địa phương cần sớm công bố môn thi thứ ba, không chờ đến thời điểm ngày 31/3 để các em có kế hoạch ôn tập phù hợp. Nhiều địa phương chọn Tiếng Anh là môn thi thứ ba Ngay sau khi Bộ...

Cùng chuyên mục

Kết nối quảng bá du lịch qua lễ hội Hủ tiếu Mỹ Tho

UBND TP Mỹ Tho kỳ vọng rằng thông qua lễ hội “Hủ tiếu Mỹ Tho”, sẽ kết nối quảng bá du lịch của thành phố. Ngày 29.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Lê Thị Bé Phượng - Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) - cho biết, trong nỗ lực thúc đẩy du lịch địa phương và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền...

Tăng cường hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Văn hóa cấp xã – Văn hóa

Tỉnh Tiền Giang hiện có 170/172 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn. Thời gian qua, các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân, tạo được môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn, tạo được hiệu quả xã hội tích cực. Các thiết chế văn hóa, thể...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây – 45 năm xây dựng và phát triển”

(ABO) Tối ngày 29-4, tại sân khấu ngoài trời Khu luyện tập thể thao huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Gò Công Tây tổ chức tổng kết, phát thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây - 45 năm xây dựng và phát triển”; biểu diễn nghệ thuật tổng hợp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), kỷ niệm 45 năm tái thành lập huyện Gò Công Tây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất