Powered by Techcity

Tản mạn về đất Trung An xưa

Xã Trung An nguyên là 2 thôn Trung Lương và An Đức Đông thuộc tổng Kiến Thuận, đời Gia Long. Đến đời Minh Mạng, xã Trung An thuộc tổng Thuận Trị, quận Châu Thành. Đến năm 1925, 2 làng nhập lại, lấy tên là Trung An, thuộc tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho; chính quyền Việt Nam cộng hòa đặt xã Trung An thuộc quận Châu Thành, tỉnh Định Tường.

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, xã Trung An trong những năm 30 của thế kỷ XX, một số đồng chí cán bộ cách mạng kỳ cựu như: Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Văn Giàu, Dân Tôn Tử, Nguyễn Thị Thập đến xã vận động phong trào, hoặc mượn nơi đây làm điểm gặp gỡ hội họp. Những địa danh Miễu Cây Vông và Xóm Tre vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, xã Trung An xưa là địa phương dồi dào sản vật, kinh tế, văn hóa phát triển sớm đã tạo riêng cho vùng đất này sự trù phú, gắn liền với nhiều địa danh mà đến ngày hôm nay, các bậc cao niên vẫn còn nhớ rõ như: Ga xe lửa Trung Lương, mận hồng đào Trung Lương…

SẢN VẬT DỒI DÀO

Xã Trung An nằm về phía Nam ngã ba Trung Lương, nơi có nhiều vườn cây ăn trái, là một trong những xã điển hình của “miệt vườn Nam bộ”. Mận hồng đào được trồng khá nhiều ở xã  Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho và ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè…; nhưng nổi tiếng vẫn là mận hồng đào Trung Lương. Mận hồng đào có màu hồng nhạt với những sọc trắng, trái tròn mọng nước và ngọt dịu.

Xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho thường ghé qua ga Trung Lương, mang lại không khí nhộn nhịp cho vùng đất Trung An lúc xưa.
Xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho thường ghé qua ga Trung Lương, mang lại không khí nhộn nhịp cho vùng đất Trung An lúc xưa.

Có thể ngày xưa ngã ba Trung Lương là cửa ngõ miền Tây, xe khách qua lại nườm nượp và là trạm dừng chân, nên mận được bán nhiều ở đây. Đồng thời, các loại trái cây tại đây thường được một số bạn hàng tại xã mua gom đem ra bán tại chợ Mỹ (tức chợ Mỹ Tho) hoặc đưa lên xe lửa chở về Sài Gòn bán. Thỉnh thoảng, có một số lái buôn đi ghe có mui từ Sài Gòn, Chợ Lớn xuống mua trái cây chở về bán lại các chợ của Sài Gòn và Chợ Lớn.

Xã Trung An xưa có rất nhiều sông rạch, bước ra khỏi nhà là gặp cầu. Có một con rạch chính đó là rạch Cái Ngang. Rạch Cái Ngang chảy suốt qua hai làng An Đức Đông và Trung Lương, cuối cùng ra kinh Bảo Định. Từ 2 bờ rạch Cái Ngang, mà dân địa phương quen gọi là “Sông Cái”, tua tủa ra vô số chi nhánh lớn nhỏ mang tên chung là rạch, xẻo, mương… Các chi nhánh này bắt nguồn từ các cánh đường đông và các mương vườn mang về cho “Sông Cái” nguồn phù sa và cá tôm phong phú.

Tùy theo mùa, dân trong xã còn bắt cá cạn, soi ếch, cắm câu, câu rê, đánh bung, đặt ống trúm (bắt lươn) đặt vó, đuổi cá lòng tong. Nói chung, lúc bấy giờ thực phẩm trong thiên nhiên rất dồi dào, rất dễ kiếm sống. Tuy bị đánh bắt bằng nhiều cách, bằng nhiều phương tiện nhưng nhờ khí hậu môi trường thuận lợi, các loài chim, thú, cá sinh sôi rất nhanh.

NGÃ BA TRUNG LƯƠNG – ĐỊA DANH VẪN CÒN LƯU LẠI CHO ĐẾN NGÀY NAY

Về mặt hành chính, xã Trung An chia thành 6 ấp, những năm 40, xã có khoảng 1.000 dân, phần lớn sống nghề vườn rẫy, một số làm ruộng. Xã có những địa danh đáng kể đó là: Ngã ba Trung Lương, Ga xe lửa Trung Lương, Cầu Trung Lương… Kinh tế hàng hóa ở xã phát triển rất sớm, chợ Trung Lương (hay chợ Cái Ngang) là một trong những chợ ra đời sớm nhất trong vùng, mỗi sáng, dân trong vùng (thuộc 2 xã Trung An và Đạo Thạnh) đến đây nhóm chợ.

Mận hồng đào Trung Lương, đặc sản nổi tiếng một thời.
Mận hồng đào Trung Lương, đặc sản nổi tiếng một thời.

Trong xã còn có một số người chuyên buôn bán rau cải và trái cây, mua gom từ các chủ vườn mang ra chợ Mỹ Tho hoặc mang ra ga Trung Lương đưa lên xe lửa chở về Sài Gòn bán. Giao thông vận tải từ thị xã Mỹ Tho về Trung Lương, về Bến Chùa (xã Long An) sử dụng phổ biến nhiều xe ngựa (lúc đầu là xe ngựa 4 bánh gọi là xe kiếng, sau này phát triển nhiều xe thổ mộ hai bánh). Một số dân ven rạch Cái Ngang dùng ghe xuồng (phần lớn là xuống ba lá và ghe tam bản) chở hàng vườn ra chợ Trung Lương hoặc ra chợ Mỹ Tho bán.

Nhân dân xã Trung An rất nhạy cảm đối với tình hình các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chịu ảnh hưởng nhiều chiều: Từ Sài Gòn – Chợ Lớn về, từ thị xã Mỹ Tho vào, từ miền Tây Nam bộ lên. Xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho trước năm 1940 mỗi ngày có khoảng 4 chuyến đi và 4 chuyến về, mỗi chuyến đều ghé lại ga Trung Lương. Cùng với những chuyến xe lửa, mỗi ngày có hai chuyến ô tô rẫy. Từ năm 1940, do ảnh hưởng chiến tranh, các chuyến xe lửa giảm và chạy rất chậm do phải chạy bằng than củi gỗ (trước bằng than đá).

Chuyến xe lửa sáng sớm khoảng 5 giờ, từ Mỹ Tho đi Sài Gòn ghé lại ga Trung Lương, thường phải đỗ lại rất lâu, từ 15 đến 20 phút, có khi cả nửa tiếng để hành khách trong vùng và từ miệt Hậu Giang qua, từ Cái Bè – Cai Lậy xuống, đưa lên xe các loại hàng thường là trái cây, rau cải các loại và cả heo, gà, vịt.

Ô tô vận tải hành khách Sài Gòn – Mỹ Tho hằng ngày có nhiều chuyến đi lại, ngoài ra còn có các ô tô từ Sài Gòn đi về miền Tây Nam bộ đến ngã ba Trung Lương ghé lại để hành khách nghỉ giải khát. Nhờ giao thông thuận lợi như trên, tin tức từ Sài Gòn về Mỹ Tho (qua xã Trung An) rất nhanh. Có việc gì xảy ra ở Sài Gòn, 2 tiếng sau dân chúng ở Mỹ Tho, ở xã Trung An đã biết. Báo chí ra ở Sài Gòn buổi sáng, đến trưa đã có ở Mỹ Tho. Nhiều gia đình ở xã Trung An, nhất là thợ Hãng Xáng, dân xung quanh chợ mua báo hằng ngày.

Ký ức của người dân Nam bộ thời đó về tuyến xe lửa này còn lưu lại như sau: Vé xe lửa hồi đó rẻ lắm, học sinh cũng đi được; chị chạy chợ, bác nông dân cũng ngồi thong dong; còn công chức Sài Gòn có thể đi xe lửa xuống Mỹ Tho làm hoặc ngược lại là bình thường. Nhờ có nó, người Mỹ Tho có thể lên Sài Gòn mang theo sản vật địa phương cung ứng cho các chợ.

Người Sài Gòn xuống Mỹ Tho giải quyết những công việc hằng ngày. Trên tàu có nhiều hạng ghế nhưng đông nhất là hạng ghế bình dân. Không riêng gì người nghèo, cả người giàu, trí thức cũng thích ngồi hàng ghế này để nghe các cô buôn hàng “tám” đủ thứ chuyện. Người ta đồn rằng, Hắc công tử và Bạch công tử là một trong những vị khách thường xuyên của tuyến đường sắt này. Nhà bác học Trương Vĩnh Ký cũng là vị khách thường xuyên mua vé khi về Bến Tre, lên Sài Gòn dạy học tại ngôi trường mang tên ông  – Pétrus Ký (tức Trường chuyên Lê Hồng Phong ngày nay).

Nhà lồng chợ thường có các đoàn hát bội đến diễn, nhân dân trong xã rất thích các hoạt động giải trí, văn nghệ, thể thao. Ngoài việc đi xem hát tại chỗ, dân chúng còn đi xem hát tại chợ Bến Chùa (xã Long An) và ở chợ Mỹ Tho, ở đình Đạo Ngạn (xã Đạo Thạnh). Đi xem hát thường chỉ có hai hạng: Hạng nhất có ghế ngồi 3 – 4 hàng phía trước sân khấu và hạng chót còn gọi là hạng “cá kèo” tức là hạng đứng, ai tới trước đứng trước, ai tới sau đứng sau.

Về phong trào âm nhạc, ở xã đã có lâu đời đội nhạc lễ, chuyên phục vụ các đám tang gồm có các nhạc cụ như: Trống, kèn, đờn cò… Nhạc tài tử tự phát hình thành ở một số gia đình, bà con trong xóm thường tụ họp tổ chức dân ca. Nhạc cụ phổ biến là các loại đàn: Nhị (đàn cò), độc quyền, kìm, tranh. Thông thường là hòa nhạc, chơi nhiều đàn cùng lúc, chơi nhạc có người ca, thường là phụ nữ, thiếu nhi.

Các buổi ca nhạc thường tổ chức về đêm, thỉnh thoảng lại đưa tổ nhạc xuống thuyền tam bản, hai ba chiếc tam bản chèo theo dòng nước sông Cái Ngang. Tiếng đàn ca khi trầm bỗng vang lên giữa dòng sông. Có dịp giữa các xóm, các xã lại tổ chức giao lưu ca nhạc tài tử. Nhóm của xã Trung An thường đi giao lưu với nhóm ở các xã: Thạnh Phú, Phước Thạnh, Long An nhất là xã Đạo Thạnh. Nhìn chung đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây phong phú, đa dạng.

Cùng chủ đề

Lại xuất hiện hơn 2 điểm/môn cũng đỗ

Nhiều địa phương đã công bố điểm chuẩn lớp 10 như Hà Nội, TP.HCM, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bình Thuận, Hòa Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Nam Định, Bình Định, Cần Thơ, Ninh Bình, Phú Yên…. Trước đó, tại Trường THPT Mai Châu B (Hòa Bình), với cách tính hệ số 2 môn Toán, môn Văn và môn Tiếng Anh hệ số 1, cộng điểm ưu...

Giá gạo tăng nhẹ, nguồn về nhiều giá lúa không biến động

Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/7 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 50 đồng/kg, gạo thành phẩm và gạo nguyên liệu. Giá lúa đi ngang. Thị trường gạo giao dịch chậm, giá giảm nhẹ. Với mặt hàng gạo hôm nay tăng từ 50 đồng/kg với gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 Hè thu tăng 50 đồng lên mức 10.750-10.900 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 tăng 50 đồng/kg...

Giá trị nông sản và thu nhập của nông dân gia tăng

Theo Tổng cục Thống kê, khác với tình trạng trước đây thường là “được mùa thì mất giá”, trong 6 tháng đầu 2024, nhiều sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp “được cả mùa” và “được cả giá”, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và thu nhập của người sản xuất. Sản lượng lúa vụ đông xuân 2024 đạt 20,32 triệu tấn, tăng 132,5 nghìn tấn (tăng 0,7%) so vụ đông xuân 2023  (Ảnh: PV) Tính chung...

Kim Ngân – Kim Lợi: Bậc nữ nhi thách thức đấng mày râu

2 nữ VĐV xinh đẹp tài năng Trần Thị Kim Lợi (trái) và Đặng Kim Ngân Giải Pickleball Thanh Niên 2024 – Cúp VINFAST sẽ diễn ra trong 2 ngày 6-7.7.2024, tại cụm sân LA PIKO (CLB Lan Anh, số 291 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, TP.HCM), đặc biệt chứng kiến có 2 nữ VĐV pickleball đăng ký thi đấu ở 2 nội dung Open và Siêu Cúp. Khác với phần lớn các giải khác, Báo Thanh...

Bộ Nội vụ thông tin mới về sáp nhập huyện, xã trên cả nước

28/53 tỉnh, thành gửi hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính  Thông tin trên được đề cập tại dự thảo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành nội vụ. Bộ Nội vụ cho biết, đến nay, có 53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Đến ngày 30/6, Bộ Nội vụ...

Cùng tác giả

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

 Chiều 2-8, Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2023 do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp làm và làm việc với Đoàn có đồng chí Phạm...

Tiền Giang: Bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo

Sáng 2-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Quang cảnh buổi khai giảng. Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang ghi nhận và biểu dương Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện, tương đương cùng các đồng chí có mặt...

Nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Những đóng góp to lớn của Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy Tiền Giang thời gian qua đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. NÒNG CỐT TRONG TRIỂN KHAI HỌC TẬP, LÀM THEO BÁC Thời gian...

Xuất khẩu gạo: Tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới

Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Chỉ thị nhằm khẳng định vai trò quan trọng, giữ vững vị thế và uy tín của ngành hàng gạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới theo các...

Xuất khẩu gạo đang “nóng” lên từng ngày

Sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (HNQT). Tham dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà… Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu chủ trì...

Cùng chuyên mục

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

 Chiều 2-8, Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2023 do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp làm và làm việc với Đoàn có đồng chí Phạm...

Tiền Giang: Bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo

Sáng 2-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Quang cảnh buổi khai giảng. Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang ghi nhận và biểu dương Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện, tương đương cùng các đồng chí có mặt...

Nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Những đóng góp to lớn của Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy Tiền Giang thời gian qua đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. NÒNG CỐT TRONG TRIỂN KHAI HỌC TẬP, LÀM THEO BÁC Thời gian...

Xuất khẩu gạo: Tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới

Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Chỉ thị nhằm khẳng định vai trò quan trọng, giữ vững vị thế và uy tín của ngành hàng gạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới theo các...

Xuất khẩu gạo đang “nóng” lên từng ngày

Sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (HNQT). Tham dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà… Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu chủ trì...

Tiền Giang: Khẩn trương triển khai thi công các gói thầu thuộc đường tỉnh 864

 Để đảm bảo tiến độ Dự án Đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền - Dự án), bên cạnh việc tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), các gói thầu thuộc Dự án đang được khẩn trương triển khai thi công. Triển khai thi công hạng mục cầu Chợ Gạo. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang (Ban QLDA Giao thông), hiện công tác GPMB Dự án đang...

Huyện Gò Công Tây: Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền lưu động

Xác định “Tuyên truyền lưu động là cầu nối của Đảng - Nhà nước với nhân dân”, thời gian qua, hoạt động tuyên truyền lưu động (TTLĐ) tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang được lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, góp phần tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà...

Đồng chí Nguyễn Thành Diệu kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định

Ngày 1-8, đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang có buổi kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ tưởng niệm 159 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Đồng chí Nguyễn Thành Diệu kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định. Đoàn đã đến kiểm tra hiện...

Chuyện về Di tích Ao Dinh và 2 ngôi mộ của nghĩa quân Trương Định

Di tích Ao Dinh và mộ nghĩa quân Trương Định thuộc loại hình di tích lịch sử. Đây là nơi Trương Định tuẫn tiết ngày 20/8/1864 tại Ao Dinh và 2 nghĩa quân của ông. Theo các vị cao niên làng Tân Phước, trước đây khi Trương Định tử tiết, khu vực ao còn là rừng hoang, nhà cửa dân làng còn thưa thớt, thú hoang rất nhiều, đa số gia đình của nghĩa quân và người các nơi do...

Tiền Giang: Tập trung nâng cao giá trị nông sản

Là tỉnh có lợi thế sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có diện tích trồng cây ăn trái lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên Tiền Giang đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ trái cây. ĐƯA CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất