Powered by Techcity

Tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo

Giá gạo xuất khẩu đang tăng nhanh, cùng với những điều chỉnh của thị trường tiêu thụ ở các nước nhập khẩu đã và đang tác động không nhỏ đến tình hình cung ứng và tiêu thụ lúa – gạo trong nước.

Xuất khẩu gạo hiện đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng cũng không ít rủi ro, nhất là đối với các doanh nghiệp không có lượng gạo dự trữ.

NÔNG DÂN HƯỞNG LỢI

Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức khá cao, đặc biệt là đối với gạo 5% tấm đã chạm ngưỡng 590 USD/tấn.

Đây cũng là mức giá gạo xuất khẩu cao nhất kể từ lúc chạm mốc lịch sử vào năm 2008. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao gần đây một phần bắt nguồn từ chủ trương cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và một số nước cũng tạm ngưng xuất khẩu gạo.

Ngoài Việt Nam, gạo Thái Lan cũng có mức giá cao liên quan đến những thay đổi của thị trường tiêu thụ. Trước diễn biến thị trường lúa – gạo gần đây, mới đây tại TP. Cần Thơ, Bộ Công thương cũng đã tổ chức hội nghị quan trọng nhằm đánh giá tình hình và định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.





Dây chuyền sản xuất gạo tại Công ty TNHH Vinh Hiển.
Dây chuyền sản xuất gạo tại Công ty TNHH Vinh Hiển.

Giá gạo xuất khẩu tăng cao góp phần đẩy giá nguyên liệu trong nước cũng trên đà tăng do nguồn cung gạo hiện nay bị giới hạn. Thông tin liên quan đến vấn đề này, ông Huỳnh Văn Danh, Giám đốc Công ty TNHH Vinh Hiển (huyện Gò Công Tây) cho biết, gạo hiện nay đã tăng giá khoảng 30% so với cách nay khoảng 2 tháng.

Theo đó, giá lúa Nàng Hoa và Đài Thơm 8 tại ruộng hiện nay ở khu vực Gò Công dao động khoảng 8.000 đồng/kg, lúa 5451 cũng đã chạm 7.800 đồng/kg; còn gạo thơm bán ra không dưới 15.000 đồng/kg. Cách đây ít ngày, thị trường mua bán lúa – gạo sôi động lên, nhất là sau thông tin tăng cường xuất khẩu gạo.

“Tuy nhiên, những ngày gần đây thị trường lúa – gạo tương đối ổn định lại, do lúc giá thấp đại lý đã nhập hàng nhiều, hiện nay giá gạo nguyên liệu tăng cao nên cân nhắc lại. Vùng Gò Công còn ít ngày nữa lúa sẽ thu hoạch rộ, kéo dài khoảng 20 ngày. Dự báo, khả năng giá lúa cũng khó tăng thêm, nhưng cũng khó hạ giá do các đơn vị thu mua lớn đã đưa ra giá thu mua “chuẩn”, đồng thời một phần cũng do giá gạo xuất đã tăng khá cao. Chẳng hạn, gạo thơm có giá xuất hiện nay đạt mức 650 USD/tấn, nên gạo chợ cũng khó thấp hơn 15.000 đồng/kg”- ông Huỳnh Văn Danh cho biết.




Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 4,27 triệu tấn, với giá trị khoảng 2,3 tỷ USD, tăng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ. Hiện nay, trên địa bàn Tiền Giang có 7 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo, tuy nhiên chỉ 4 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, chủ yếu là 2 công ty: Công ty Lương thực Tiền Giang và Công ty TNHH Việt Hưng; còn lại 2 doanh nghiệp mới được cấp phép vào cuối năm 2022 cũng tham gia xuất khẩu trong năm 2023 là Công ty TNHH Lương thực Đắc Thành và Công ty TNHH TMDV Đạt Đức Thịnh. Về mặt tỷ trọng, sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh chiếm bình quân khoảng 3% so với cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh thực hiện được 110.192 tấn, trị giá xấp xỉ 65 triệu USD, tăng hơn 69% về lượng và gấp 2 lần về trị giá so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm hơn 75% tổng kim ngạch, kế đến là châu Phi chiếm hơn 10%, Hồng Kông 6,6%, Singapore 2,7%, Philippines 1,5%, Indonesia 0,5%… Ngoài ra, gạo xuất khẩu của Tiền Giang còn có mặt ở những thị trường khó tính như: Châu Âu, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, nhận thức của người dân đã dần thay đổi, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang làm kinh tế nông nghiệp, nên phần lớn người dân (chiếm đến gần 90%) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao và lúa thơm để phục vụ xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao thị trường trong nước. Giá gạo trên thị trường thế giới đang ở mức cao, thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng được ưa chuộng, nguồn cung lương thực toàn cầu sụt giảm do cuộc xung đột Nga – Ukraine, do Ấn Độ ngưng xuất khẩu gạo, các nước đang tăng dự trữ lương thực quốc gia nên lượng cầu lương thực gia tăng… là những cơ hội tốt cho hạt gạo Việt Nam.

Tất nhiên, giá lúa – gạo tăng gần đây đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân. Bởi theo tính toán, mỗi ha trồng lúa có thể thu hoạch bình quân 6 tấn lúa, với mức tăng thêm gần đây xấp xỉ 1.000 đồng/kg lúa, nông dân có thể thu thêm khoảng 6 triệu đồng/ha.

Nhìn trên bình diện tổng thể hơn, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, kể từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, giá lúa bán ra của nông dân thời gian gần đây tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, nên nông dân rất phấn khởi. “Trên địa bàn tỉnh, tổng diện tích xuống giống đạt 117.665 ha, đã thu hoạch được 71.628 ha, hiện trên đồng còn 46.037 ha lúa đang thu hoạch và chuẩn bị thu hoạch, với sản lượng dự kiến khoảng 300.000 tấn” – đồng chí Nguyễn Văn Mẫn cho biết.

NẮM CHẮC DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Nhìn từ góc độ thị trường tiêu thụ, đặc biệt trước thông tin đẩy mạnh xuất khẩu gạo gần đây, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết, xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong 6 tháng đầu năm 2023 diễn ra khá thuận lợi, nhất là từ khi Trung Quốc mở cửa thị trường nhập khẩu gạo trở lại.

Đây là tín hiệu hết sức tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng. Một trong những nguyên nhân là do nguồn cung lương thực toàn cầu sụt giảm từ tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine, trong khi tình hình sản xuất lương thực tại một số quốc gia trọng điểm ở khu vực châu Á sụt giảm do tác động của hiện tượng El Nino.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mở cửa thị trường nhập khẩu trở lại đã góp phần thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu gạo và làm giá lúa trong nước nhích lên trong những tháng gần đây. Mặt khác, trong những năm gần đây nhờ đầu tư của Nhà nước, người dân và các doanh nghiệp vào lai tạo giống lúa, xây dựng thương hiệu, chuyển đổi sang mô hình sản xuất hữu cơ, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất xanh, sạch, đặc biệt là việc thay đổi dần tập quán sản xuất của nông dân trong việc giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật góp phần giảm chi phí sản xuất… nên một số thương hiệu gạo Việt Nam đã được thế giới ngày càng ưa chuộng và giá bán cao hơn cả gạo Thái Lan, điển hình như: Jamine 85, Japonica, ST 25, gạo nếp, gạo thơm Hương Lài…





 

Khi bàn về câu chuyện doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo trong thời gian tới, đồng chí Lưu Văn Phi cho rằng, qua trao đổi với các doanh nghiệp, việc xuất khẩu gạo hiện nay đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng cũng không ít rủi ro, nhất là đối với các doanh nghiệp không có vùng sản xuất nguyên liệu và không có lượng gạo dự trữ trong kho phục vụ xuất khẩu vì giá lúa – gạo trong nước có thể biến động tăng cao theo cung – cầu của thế giới.

“Do vậy, để việc xuất khẩu được thuận lợi và tận dụng được cơ hội này, có 2 yếu tố các doanh nghiệp phải nắm chắc: Chủ động về nguồn nguyện liệu đầu vào ổn định với mức giá hợp lý, đảm bảo có lợi khi xuất khẩu (tốt nhất là có gạo dự trữ trong kho); khi ký hợp đồng xuất khẩu phải lưu ý sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào, tránh rủi ro khi ký xong hợp đồng, giá trong nước tăng đột biến và không có nguồn gạo để giao cho đối tác nước ngoài”- đồng chí Lưu Văn Phi cho biết.

Về lâu dài, để giảm bớt các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu gạo, đồng chí Lưu Văn Phi cũng lưu ý, nhất thiết phải hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên nguyên tắc các bên cùng có lợi. Mới đây, trong xuất khẩu sầu riêng của tỉnh, giữa người dân và doanh nghiệp đã hình thành phương thức liên kết mở theo hướng chốt giá trong khoảng 2 tháng trước khi xuất khẩu với mức tăng giảm không quá 10% theo giá cả thị trường.

Bằng cách này, doanh nghiệp có đủ thời gian để đàm phán giá với phía nước ngoài và nếu có biến động chỉ trong phạm vi khoảng 10%, doanh nghiệp có thể quản lý được rủi ro. Mặt khác, vấn đề vốn lưu động phục vụ mua hàng dự trữ trong kho là hết sức cần cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn này do yêu cầu thế chấp tài sản. Thiết nghĩ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải theo sát diễn biến của tình hình cung ứng lương thực trong nước và thế giới, nhanh nhạy và thận trọng khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài.

ANH PHƯƠNG

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, mà...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Cảng du thuyền Mỹ Tho được công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 – Du lịch

Tại Thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức trao quyết định công nhận và tái công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2024. Trong các điểm du lịch được công nhận lần này có Cảng Du thuyền Mỹ Tho (Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).   Bà Lương Thị Diễm Trang - Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Mỹ Tho nhận quyết định...

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Pháp

Ngay sau khi đến Pháp, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.  Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc tại Tập đoàn Sotelanche Freysinet.   Tại buổi tiếp, Ông Manuel Peltier, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet giới...

Cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Nhân rộng tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Ngày 08/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Mỹ Tho ban hành Công văn về việc phối hợp thực hiện nhân rộng mô hình tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND thành phố Mỹ Tho giao các phòng, ban, ngành thành phố, UBND các phường, xã và đề nghị các đoàn...

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn ba tháng

Ông Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã thu ngân sách được trên 8.710 tỷ đồng, đạt 102,10% dự toán năm 2024 và tăng hơn 23,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng phấn khởi thể hiện những nỗ lực vượt khó của tỉnh, giúp địa phương hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách cả năm trước thời...

Sản phẩm OCOP Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Diễn đàn) diễn ra tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 29/9 đến ngày 03/10, nhiều đặc sản của tỉnh Tiền Giang đã được góp mặt tại đây. Nhiều loại trái cây đặc sản Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn. Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển...

Thanh long cuối vụ đạt giá cao

Hiện nay, thanh long tại vùng chuyên canh lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo đang được các thương lái thu mua với giá cao gấp 3 lần so với giá mua ở các tháng trước đây. Phân loại thanh long tại một cơ sở thu mua. Các vựa thu mua thanh long với giá dao động từ 14.000 - 24.000 đồng/kg tùy loại. Các nhà...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp vùng phía Đông

Sáng ngày 18/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp (DN) vùng phía Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc...

Doanh nghiệp cùng người dân sản xuất gạo chất lượng cao

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chú trọng liên kết với nông dân trên địa bàn để sản xuất gạo chất lượng cao. Từ sự quyết tâm trên, đến nay, việc liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao đã mang lại những kết quả bước đầu. Lãnh...

Sở Công Thương tổ chức bàn giao 2 Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây

Ngày 29/8, Sở Công Thương tổ chức bàn giao Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024 cho 2 cửa hàng trên địa bàn huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Tại huyện Gò Công Đông, Điểm bán hàng Việt Nam tại Cửa hàng tạp hóa Cô Hà, địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền...

Trái dừa khô tăng giá, người trồng phấn khởi chăm sóc vườn dừa

​Giá trái dừa khô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những tháng đầu năm đã tăng trở lại giúp người trồng dừa có lãi cao, phấn khởi đầu tư, chăm sóc vườn dừa. Tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 60.000 - 85.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp đôi (40.000 đồng/chục) so với thời điểm cách đây vài tháng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất