Powered by Techcity

Sức sống mới trên “Vành đai Bình Đức”

“Vành đai Bình Đức” – một điển hình cụ thể thực hiện phương châm toàn dân, toàn diện đánh Mỹ của thế trận chiến tranh nhân dân chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ, trở thành niềm tự hào lớn lao của quân và dân tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ngay sau khi hòa bình lập lại, phát huy truyền thống anh hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các xã vành đai trước đây đoàn kết một lòng, lập nên những kỳ tích mới trong dựng xây quê hương ngày càng phát triển.

BÁM TRỤ  “MỘT TẤC KHÔNG ĐI, MỘT LI KHÔNG RỜI”

Vào năm 1966, để thực hiện kế hoạch “tìm diệt” và “bình định” nhằm cứu vãn tình thế do thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã nhanh chóng chiếm lĩnh những vị trí then chốt có ý nghĩa chiến lược để làm bàn đạp và xây dựng những khu vực đó thành những căn cứ quân sự lớn.





UBND tỉnh trao Bằng công nhận xã Bình Đức đạt chuẩn NTM.                                                                  Ảnh: PHƯƠNG MAI
UBND tỉnh trao Bằng công nhận xã Bình Đức đạt chuẩn NTM. Ảnh: PHƯƠNG MAI

Đồng thời, sử dụng một khối lượng lớn bom, đạn đánh phá dữ dội vùng giải phóng của ta xung quanh các căn cứ của chúng, kết hợp với ngụy quân mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân nhằm thiết lập vành đai an toàn cho cả một hệ thống căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Lúc bấy giờ tại khu vực Bình Đức thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, Mỹ chọn làm căn cứ quân sự lớn – “Căn cứ Đồng Tâm”, thuộc 4 xã: Bình Đức, Thạnh Phú, Song Thuận và Long Hưng. Đây là vùng có địa hình khá lý tưởng để quân đội Mỹ – ngụy sử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại, có tầm khống chế lớn trong việc đóng chốt, đổ bộ, chuyển quân, tiến hành càn quét, khống chế quân đội ta đột nhập từ bên ngoài vào. Sư đoàn 9 Mỹ, Sư đoàn 7 ngụy đã tiến hành lùng sục, đánh hơi, bắt bớ, khống chế quân, dân ta và rêu rao rằng “Người Mỹ sẽ không cho phép một ngọn cỏ mọc được ở đất này”.

Để đập tan những âm mưu ấy, vào tháng 7-1966, Tỉnh ủy Mỹ Tho chỉ đạo thành lập “Vành đai diệt Mỹ” – “Vành đai Bình Đức”. Ban Chỉ huy vành đai dưới sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 8, Quân khu 8, trực tiếp là Tỉnh ủy, Tỉnh đội Mỹ Tho đã tiến hành mở các đợt học tập cho cán bộ và người dân nhận thức đúng đắn âm mưu trước mắt và lâu dài của Mỹ ngụy; lập kế hoạch chuẩn bị bố trí lực lượng quân sự, binh vận với các hình thức đấu tranh, chủ yếu là đấu tranh chính trị, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, dùng phương thức thích hợp để bám trụ, “đánh địch tại vùng sát địch” để khống chế vùng hoạt động của địch.

Bằng sự gan dạ, chịu đựng mọi sự ác liệt, mất mát, hy sinh của quân và dân ta ở “Vành đai Bình Đức”, quân và dân địa phương không hề nao núng, vẫn bám trụ “một tấc không đi, một li không rời” – một phương thức đánh địch mới, độc đáo thể hiện tư tưởng làm chủ và tiến công trong chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Tại các xã trong vùng vành đai, khi có cuộc chiến nổ ra là ở đó có sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, không phân biệt già trẻ, trai gái, đều nhất tề đứng lên bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Và ở đó, có không ít người đã trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ.

Sau gần 3 năm (1966 – 1969) đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ, quân và dân vành đai đã làm nên những chiến công hiển hách, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.000 quân Mỹ, hơn 2.500 tên ngụy, bắn cháy hơn 100 máy bay và đánh chìm hàng loạt tàu các loại, phá hủy hơn 50 đồn bót, 2 lữ của Sư đoàn 9 Mỹ phải 3 lần thay quân.

Có thể thấy, sự hình thành và phát triển của “Vành đai diệt Mỹ”, quân Mỹ đi đến đâu, đóng quân ở đâu cũng bị các Lực lượng vũ trang ta bám đánh, tiêu hao, tiêu diệt. “Vành đai diệt Mỹ” trở thành một áp lực lớn và là nỗi kinh hoàng của quân đội Mỹ trong quá trình tham chiến ở Việt Nam, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo bước phát triển mới để quân và dân tỉnh Mỹ Tho thực hiện thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30-4-1975.

TỰ HÀO VÀ TIẾP BƯỚC

Phát huy truyền thống vẻ vang trên vùng đất anh hùng, dưới sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các xã “Vành đai Bình Đức” năm xưa đã và đang tiếp tục viết tiếp những trang sử sáng ngời, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng khang trang và hiện đại.

Xã Bình Đức (huyện Châu Thành) là một trong những xã điển hình trong các xã thuộc “Vành đai Bình Đức” đang đi lên cùng nhịp đập phát triển của huyện, của tỉnh Tiền Giang. Sau những nỗ lực, phấn đấu, Đảng ủy, chính quyền cùng nhân dân xã Bình Đức từng bước xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) đạt chất lượng và tiến độ.





 Quân giải phóng làm chủ “Căn cứ Đồng Tâm” ngày 30-4-1975.                                                                                 Ảnh: Tư liệu
Quân giải phóng làm chủ “Căn cứ Đồng Tâm” ngày 30-4-1975. Ảnh: Tư liệu

Mặc dù là xã cuối cùng đạt chuẩn NTM của huyện Châu Thành vào tháng 12-2023, nhưng đã góp phần hoàn chỉnh các tiêu chí xây dựng huyện NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.

Trong quý I-2024, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển ổn định. Theo đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp được tiếp tục đẩy mạnh. Xã đẩy mạnh áp dụng các ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi thông qua các chương trình khuyến nông, hội thảo, nhất là giống cây trồng, vật nuôi từng bước cải tiến.

Nhờ thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng” trong triển khai mô hình “Dân vận khéo”, thông qua các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường…, các cấp Hội, đoàn thể xã tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện, đảm bảo sự hài hòa, ổn định đời sống người dân.

Bên cạnh đó, Đảng ủy và chính quyền xã đã thực hiện tốt việc nâng chất đối với các danh hiệu văn hóa như: Ấp văn hóa, cơ sở thờ tự văn hóa, cơ quan văn hóa, con đường văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Đến nay, xã có 1.950/2.078 hộ đạt Gia đình văn hóa, 5 cơ sở thờ tự được tái công nhận danh hiệu Văn hóa, 3/3 ấp đạt danh hiệu Ấp văn hóa…

Bình Đức – là một trong những xã có truyền thống anh hùng, kiên gan trong kháng chiến, không ngừng nỗ lực vươn lên trong xây dựng quê hương, những kết quả đạt được thời gian qua là tiền đề để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Đức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Phước cho biết: “Mặc dù hiện nay xã vẫn còn không ít khó khăn, nhưng với truyền thống của quê hương và những thành quả đạt được trong thời gian qua chính là nền tảng để Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân xã Bình Đức kế thừa, tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương xã Bình Đức ngày càng phát triển.

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong những năm tiếp theo là giữ vững danh hiệu xã NTM và tiếp tục nâng cao, củng cố, nâng chất các tiêu chí và phấn đấu đạt xã NTM nâng cao trong thời gian tới”.

LÊ NGUYÊN

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Gạo thơm chào giá cao, lúa tươi giá tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/12 và tuần qua: Gạo thơm chào giá cao, lúa tươi giá tăng mạnh và neo ở mức cao. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, ghi nhận...

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập… Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Điểm khởi hành của những chuyến hàng xuyên biên giới 2 giờ sáng, khi phần lớn người...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Giá gạo các loại bình ổn-thơm nhích nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.800 – 8.000; lúa OM 380 dao động ở mốc 7.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) ở...

Gạo thơm đẹp giá cao, gạo xuất khẩu ổn định

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11: Gạo thơm – dẻo đẹp giá cao, nông dân neo giá lúa cao. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451...

Cùng chuyên mục

Gạo thơm chào giá cao, lúa tươi giá tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/12 và tuần qua: Gạo thơm chào giá cao, lúa tươi giá tăng mạnh và neo ở mức cao. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, ghi nhận...

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập… Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Điểm khởi hành của những chuyến hàng xuyên biên giới 2 giờ sáng, khi phần lớn người...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Giá gạo các loại bình ổn-thơm nhích nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.800 – 8.000; lúa OM 380 dao động ở mốc 7.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) ở...

Gạo thơm đẹp giá cao, gạo xuất khẩu ổn định

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11: Gạo thơm – dẻo đẹp giá cao, nông dân neo giá lúa cao. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Công bố Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long

   Ảnh minh họa. Nguồn: Báo TN&MT Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chiều ngày 27/11 cho biết: Bộ vừa ban hành Quyết định về việc công bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long. Kịch bản được công bố với 4 nội dung chính Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long được công bố với 4 nội dung chính: Hiện trạng nguồn nước trên lưu vực sông...

Giá gạo giảm nhẹ, lúa ít biến động

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/11: Giá gạo giảm nhẹ, lúa ít biến động. Ảnh: Thanh Minh. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.600 – 7.800;...

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/11/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận có 6 tỉnh như Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và TP. Hà Nội đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá heo hơi hôm nay tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương, cùng về 62.000 đồng/kg. Cùng ghi nhận mức giảm này, các tỉnh Yên Bái, Hà Nam và Nam Định thu mua heo hơi tại giá 61.000...

Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận biến động và giá ổn định so với ngày hôm qua. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này đang được thu mua trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và TP. Hà Nội vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất