Powered by Techcity

Nhà văn Sơn Nam: 15 năm chưa bao giờ xa vắng

Tròn 15 năm nhà văn Sơn Nam đi xa, nhưng dường như hình ảnh “ông già Nam bộ” chưa bao giờ vắng bóng trong tâm trí những người ở lại. Sách của ông vẫn đều đặn đến với bạn đọc, vẫn được nhắc nhớ trong những cuộc gặp gỡ văn chương.





a
Người thân, bạn bè, người viết và người đọc yêu mến Sơn Nam đã tới tham dự chương trình tưởng nhớ 15 năm ngày mất của “ông già Nam bộ”

Có một Sơn Nam đời thường

Tưởng nhớ 15 năm nhà văn Sơn Nam đi xa, NXB Trẻ vừa ra mắt hai tác phẩm mới. Trong đó, tập Đi và ghi nhớ là những bài viết của Sơn Nam từng in trên Tạp chí Xưa & Nay, được tái bản từ ấn phẩm ra đời gần 10 năm trước, do NXB Hồng Đức ấn hành. Còn tập Nhà văn Sơn Nam – Những góc đời riêng lạ là những bài viết của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp viết về ông.

Lâu nay, ngoài những tác phẩm, bạn đọc ít biết đến nhà văn Sơn Nam trong cuộc sống đời thường. Nhà văn Sơn Nam – Những góc đời riêng lạ phần nào đó giải đáp thắc mắc này. Bởi ngoài những bài viết của bạn bè, đồng nghiệp thì lần đầu tiên có góc nhìn của con gái nhà văn Sơn Nam – chị Đào Thúy Hằng, viết về cha mình.

Theo chia sẻ của chị Đào Thúy Hằng, 16 bài viết ở phần 1 – Nhớ ba tôi là những kỷ niệm về nhà văn Sơn Nam hoặc là những người có liên quan. Tất cả đều được viết đúng với “tinh thần Sơn Nam”, rất giản dị, mộc mạc để mang đến một Sơn Nam rất đời thường đằng sau ánh hào quang văn nghiệp. Bạn đọc được biết đến cách mà nhà văn Sơn Nam tự mình đi hỏi vợ; rồi lúc thấy vợ nằm cữ mà không có than, đã cầm cái thúng đi mấy cây số từ Cái Bầu vô chợ Cả Nai để mua than về cho vợ; hay như cách mà ông đã nỗ lực kiếm tiền và nghĩ về đồng tiền như thế nào…

Dẫu 15 năm đã trôi qua, nhưng với chị Đào Thúy Hằng, nhà văn Sơn Nam chưa bao giờ đi vắng. Ông vẫn còn ở lại trong những trang sách, trong những hồi ức của chị. “Tôi may mắn là con đầu lòng nên được ba mẹ dành nhiều tình cảm nhất. Khi tôi hơn 2 tuổi một chút, ông đi đâu cũng ẵm tôi đi theo. Thậm chí, trong những cuộc họp ấp, rồi họp xã, ông cũng ẵm theo. Ông là người đàn ông duy nhất ẵm con theo khi đi họp ấp”, chị Đào Thúy Hằng rưng rưng nhớ lại kỷ niệm với cha mình.

Tấm gương cho hậu thế

Từ Đồng Nai, hay tin có chương trình tưởng nhớ 15 năm ngày mất nhà văn Sơn Nam, nhà văn Trần Thu Hằng đã chạy xe lên TPHCM để tham dự. Theo chị, những người cầm bút ở phía Nam đều ít nhiều đã đọc Sơn Nam. Và tuy ông đã ngừng đi, ngừng viết 15 năm, nhưng trang viết và nhân cách sống của ông vẫn có sức lan tỏa đặc biệt. “Trong cách viết của thế hệ mình, vốn chịu ảnh hưởng bởi đời sống công nghệ, quen nghĩ nhanh, viết nhanh, sống vội thì khi nhớ đến Sơn Nam, tôi lại tập sống chậm lại, nghiền ngẫm ý tưởng, câu chữ sao cho tác phẩm của mình có chất lượng hơn, sống được lâu hơn trong lòng người đọc”, nhà văn Trần Thu Hằng chia sẻ.

Có mối giao tình với nhà văn Sơn Nam lúc ông còn sống, từng gặp gỡ, trò chuyện với ông nhiều lần, nhà thơ Phan Hoàng cho rằng, bên cạnh là một nhà văn, Sơn Nam còn là một nhà văn hóa, một nhân cách lớn không chỉ của Nam bộ mà còn của cả nước.

Đặc biệt, theo nhà thơ Phan Hoàng, điều khiến cho văn chương Sơn Nam độc đáo và khác biệt với nhiều người chính là ở sự giản dị. Nhà thơ Phan Hoàng lý giải: “Văn chương đạt đến độ giản dị mà ai cũng đọc được là cực kỳ khó. Tôi cho rằng, sự giản dị trong văn chương Sơn Nam là một sự lựa chọn độc đáo. Ông đủ sức “làm xiếc” ngôn ngữ nhưng ông đã không làm”.

Không chỉ là tấm gương cho những người viết, nhà văn Sơn Nam còn là nguồn cảm hứng quý giá cho người đọc, bất kể người đó là ai, bao nhiêu tuổi. Bạn đọc Huỳnh Công Dự (30 tuổi, sống và làm việc tại TPHCM) là một trường hợp như vậy. Bắt đầu đọc sách của Sơn Nam từ 4 năm nay, yêu mến “ông già Nam bộ”, Huỳnh Công Dự cất công sưu tầm, đến nay anh đã có hơn 50 cuốn sách, có những cuốn có tuổi đời hơn 50 năm. “Quê tôi ở Gò Công, Tiền Giang, đọc sách của “ông già Nam bộ” giúp tôi khám phá nhiều điều thú vị về cách sống, lời ăn tiếng nói của ông bà mình ngày trước, giúp tôi yêu thêm quê hương mình”, Huỳnh Công Dự bày tỏ.




Nhân dịp ra mắt 2 cuốn sách, Quỹ Sơn Nam đã trao tặng 24 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các em nhỏ là con nuôi và con đỡ đầu của Đồn Biên phòng Lũng Cú (tỉnh Hà Giang). Trước đó, vào năm 2018, NXB Trẻ dành nhuận bút để trao học bổng cho học sinh ở Kiên Giang – quê hương của nhà văn Sơn Nam. Năm 2021, NXB Trẻ dành phần quà gần 200 triệu đồng từ số tiền nhuận bút của nhà văn Sơn Nam cùng một số nhà văn khác để tặng cho con em trong gia đình bị Covid-19 gặp khó khăn ở TPHCM.

Theo sggp.org.vn

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Tiếp tục xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa tươi chững giá so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1: Gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa chững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều, một số mặt hàng gạo giảm, trong khi đó lúa tiếp tương đối ổn định so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm, lúa vững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR...

Học sinh tại Tiền Giang được nghỉ Tết 11 ngày

Tết Nguyên đán 2025, học sinh Tiền Giang nghỉ Tết 11 ngày – Ảnh: HOÀI THƯƠNG Ngày 9-1, ông Lê Quang Trí – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang – cho biết đã có công văn hướng dẫn các đơn vị, trường học nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với ngành giáo dục của tỉnh này. Theo đó, đối với trẻ và học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1: Gạo tăng, lúa giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm trái chiều, gạo các loại tăng nhẹ trong khi đó một số mặt hàng lúa tiếp đà giảm so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1: Gạo tăng nhẹ, lúa tiếp đà giảm. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR...

Doanh nghiệp BOT ‘treo’ giải đặc biệt 500 triệu thu hút cổ đông dự đại hội

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn qua tỉnh Tiền Giang – Ảnh: QUANG ĐỊNH Hội đồng quản trị CII vừa công bố thông tin điều chỉnh về chương trình quay số trúng thưởng tại đại hội đồng cổ đông bất thường 2024. Theo đó, công ty này nâng mức giải thưởng đặc biệt từ 300 triệu đồng lên 500 triệu đồng. Đồng thời thể lệ chương trình cũng thay đổi. Cứ 1.000 cổ phần đang sở hữu, cổ đông...

Cùng chuyên mục

Kết nối quảng bá du lịch qua lễ hội Hủ tiếu Mỹ Tho

UBND TP Mỹ Tho kỳ vọng rằng thông qua lễ hội “Hủ tiếu Mỹ Tho”, sẽ kết nối quảng bá du lịch của thành phố. Ngày 29.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Lê Thị Bé Phượng - Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) - cho biết, trong nỗ lực thúc đẩy du lịch địa phương và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền...

Tăng cường hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Văn hóa cấp xã – Văn hóa

Tỉnh Tiền Giang hiện có 170/172 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn. Thời gian qua, các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân, tạo được môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn, tạo được hiệu quả xã hội tích cực. Các thiết chế văn hóa, thể...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây – 45 năm xây dựng và phát triển”

(ABO) Tối ngày 29-4, tại sân khấu ngoài trời Khu luyện tập thể thao huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Gò Công Tây tổ chức tổng kết, phát thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây - 45 năm xây dựng và phát triển”; biểu diễn nghệ thuật tổng hợp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), kỷ niệm 45 năm tái thành lập huyện Gò Công Tây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất