Powered by Techcity

Nhà bà Năm Dẹm – “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Ngôi nhà của bà Năm Dẹm thuộc địa phận ấp Tân Thuận, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thị trấn Tân Hiệp khoảng 4 km. Ngôi nhà hiện nay do bà Dương Thị Kỷ, là cháu nội họ của ông Nguyễn Văn Dẹm đang sinh sống, là người trực tiếp thờ phụng, nhang khói hằng ngày cho ông bà Năm.





Nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm) - nơi Xứ ủy Nam kỳ tổ chức Hội nghị mở rộng từ ngày 21  đến ngày 27-7-1940.
Nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm) – nơi Xứ ủy Nam kỳ tổ chức Hội nghị mở rộng từ ngày 21 đến ngày 27-7-1940.

Theo sử liệu, vùng đất Tân Hương thuộc dãy đất Ba Giồng, nay vẫn còn đó những câu hò mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Ba Giồng như:

“Thương em anh xuống Ba Giồng

Qua ga ông Táo, qua đình Tân Hương

Đình Tân Hương cát lầy trước mặt

Cảm thương nàng gánh nước rát chân”.

Ban đầu, ngôi nhà được cất theo kiều nhà chữ Đinh 3 căn, đây là kiểu nhà phổ biến của Nam bộ ngày xưa. Nhà có kích thước dài 13 m, rộng 8 m, mái lợp lá đưng, cột tròn làm bằng cây gỗ, đòn tay bằng tre, nền đất, cửa đơn sơ quay về hướng Nam. Chung quanh nhà có một rặng tre gai rất rậm rạp và chỉ có một lối vào rộng khoảng 2 m, toàn bộ ngôi nhà tọa lạc trên vuông đất khoảng 400 m2

Sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, địch đã càn quét và đốt phá vùng này ác liệt, nhà ông bà Năm bị đốt cháy hoàn toàn. Sau đó, ông bà cất lại nhà cũng bằng tre và đưng rất đơn sơ. Năm 1989, UBND tỉnh Tiền Giang ra quyết định công nhận ngôi nhà ông bà Năm là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và được các cấp, các ngành đầu tư xây dựng.




Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lợi, thường gọi là bà Năm Dẹm hay mẹ Năm là người trực tiếp lo ăn, uống cho đại biểu về dự hội nghị. Mẹ có chồng và con đều là liệt sĩ. Với những đóng góp và sự mất mát của Mẹ trong cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, ngày 31-1-1997, mẹ Lê Thị Lợi được Chủ tịch nước truy tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Ngày nay, nhìn từ ngoài, căn nhà chữ Đinh truyền thống có 3 căn, khá khang trang, sạch sẽ, mái nhà lợp ngói, nền lót gạch tàu. Cửa chính quay về hướng Đông, trước nhà là con đường dal rộng khoảng 2 m. Bên phải sân nhà vẫn còn một cây vú sữa lâu năm, xung quanh sân có một số cây nhãn, vừa để ăn trái, vừa tạo cảnh quan và bóng mát cho ngôi nhà. Khoảng sân rộng khoảng 60 m2 là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm Nam kỳ khởi nghĩa vào ngày 23-11-1940 hằng năm.

Trong nhà đặt 3 bàn thờ: Gian giữa đặt bàn thờ Tổ quốc với ảnh chân dung Bác Hồ; bên phải từ ngoài vào là bàn thờ ông bà Năm; bên trái là bàn thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lợi. Trên vách tường nhà trưng bày nhiều hình ảnh như: Căn nhà cũ ngày xưa nơi diễn ra Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ từ ngày 21 đến ngày 27-7-1940, các Huân chương Kháng chiến, Huân chương Độc lập và bằng Tổ quốc ghi công của ông Năm Dẹm và Bằng truy tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng của bà Lê Thị Lợi (vợ ông Năm Dẹm)… Trong nhà có dựng bảng pano với nội dung về lịch sử truyền thống ngôi nhà.

Đầu năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, người dân Tân Hương một lòng theo Đảng. Tháng 4-1930, đồng chí Phạm Hùng, cán bộ của Tỉnh ủy Mỹ Tho trực tiếp tổ chức thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại làng Tân Hương, đồng chí Nguyễn Văn Dẹm được bầu làm Bí thư. Chi bộ Tân Hương ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho phong trào cách mạng phát triển.

Từ đó, nhà của đồng chí Năm Dẹm là nơi ăn ở, hội họp, chỉ đạo cách mạng của Chi bộ Tân Hương trong nhiều năm. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Năm Dẹm, các đảng viên được sự đùm bọc, che trở của quần chúng nhân dân, đã bảo đảm an toàn cho Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng tại nhà riêng của đồng chí Năm Dẹm ở làng Tân Hương, quận Châu Thành, chuẩn bị cuộc khởi nghĩa vào ngày 23-11-1940.

Hội Nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng có 24 đại biểu của 19/21 tỉnh ở Nam kỳ, đồng chí Phan Đăng Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng và đồng chí Phan Văn Khỏe, Bí thư Tỉnh ủy đến dự. Sau khi phân tích tình hình thế giới, trong nước, đánh giá tình hình lực lượng ta và địch, hội nghị đi đến kết luận một số nội dung quan trọng cho việc chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa.

Chọn lá cờ đỏ sao vàng do Tỉnh ủy Mỹ Tho thông qua làm cờ Mặt trận và cờ Chính phủ. Hội nghị bầu đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư Xứ ủy, đồng chí Phan Văn Khỏe và Lê Văn Khương làm Thường vụ Xứ ủy. Hội nghị cử đồng chí Phan Đăng Lưu xin ý kiến Trung ương về cuộc khởi nghĩa.

Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng là sự kiện có ý nghĩa rất lớn, hội nghị đã bàn và quyết định những vấn đề quan trọng của cuộc khởi nghĩa; đồng thời, cho thấy sự đảm bảo tuyệt đối bí mật của hội nghị diễn ra trong hơn một tuần của nhân dân ấp Tân Thuận, xã Tân Hương, mà nòng cốt là những đảng viên của chi bộ, nơi chỉ cách lộ Đông Dương (quốc lộ 1A hiện nay) và đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho chưa đầy 2 km.

Hằng năm vào ngày 23-11, tại di tích Nhà bà Năm Dẹm, UBND xã Tân Hương tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, quần chúng nhân dân trong ngoài xã đến dự. Bên cạnh đó, các đoàn học sinh, sinh viên thường xuyên đến tham quan, ôn lại truyền thống lịch sử đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước của thế hệ cha ông đi trước.     

NGUYỄN MẠNH THẮNG

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc Tết doanh nghiệp

Sáng ngày 04/02, Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội...

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu xuân mới – Văn hóa

Sáng 3-2, tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng. Đây là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong không khí đầu xuân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Việc tưởng nhớ Vua Hùng, với truyền thống...

Biến lá khóm thành tơ sợi

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã nghiên cứu thực hiện mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Bước đầu, việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng chừng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị. Dự án "Sản...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Cùng chuyên mục

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu xuân mới – Văn hóa

Sáng 3-2, tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng. Đây là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong không khí đầu xuân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Việc tưởng nhớ Vua Hùng, với truyền thống...

Kết nối quảng bá du lịch qua lễ hội Hủ tiếu Mỹ Tho

UBND TP Mỹ Tho kỳ vọng rằng thông qua lễ hội “Hủ tiếu Mỹ Tho”, sẽ kết nối quảng bá du lịch của thành phố. Ngày 29.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Lê Thị Bé Phượng - Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) - cho biết, trong nỗ lực thúc đẩy du lịch địa phương và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền...

Tăng cường hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Văn hóa cấp xã – Văn hóa

Tỉnh Tiền Giang hiện có 170/172 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn. Thời gian qua, các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân, tạo được môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn, tạo được hiệu quả xã hội tích cực. Các thiết chế văn hóa, thể...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất