Powered by Techcity

Mở rộng cánh cửa tín dụng chính thức để siết chặt ‘tín dụng đen’

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Một trong những nhiệm vụ được nêu ra là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải tập trung nghiên cứu, khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân.





“Tín dụng đen” đang là vấn đề xã hội nhức nhối với nhiều hệ lụy đối với trật tự, trị an. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
“Tín dụng đen” đang là vấn đề xã hội nhức nhối với nhiều hệ lụy đối với trật tự, trị an. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

“Tín dụng đen” – vấn đề nhức nhối

“Tín dụng đen” đang là vấn đề xã hội nhức nhối với nhiều hệ lụy đối với trật tự, trị an. Bộ Công an cho biết, trong 3 năm qua đã có 2.740 vụ với 4.941 đối tượng liên quan đến “tín dụng đen” bị phát hiện, 1.575 vụ với 3.399 bị can đã bị khởi tố điều tra. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023 lực lượng công an đã phát hiện, xử lý hơn 700 vụ, 1.200 đối tượng, khởi tố trên 400 vụ và 800 bị can.

Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận người dân có nhu cầu vay vốn không cần thế chấp tài sản.

“Tín dụng đen” được hiểu là hình thức tín dụng phi chính thức, không đăng ký hoạt động và không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào.

“Tín dụng đen” hiện nay có những cách lách luật tinh vi như cho vay tiền nhưng người cho vay và người vay ký hợp đồng giả cách dưới dạng mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… với lãi suất lên đến 300%/năm, thậm chí cao hơn.

Các tổ chức, cá nhân làm “tín dụng đen” sử dụng tiền của bản thân hoặc của bên cung ứng vốn để cấp cho những người có nhu cầu. Họ có thể không hiểu biết hoặc vì tham lợi nhuận mà sẵn sàng vi phạm pháp luật.

Bên đi vay “tín dụng đen” có thể là các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân cần tiền gấp để xử lý các vấn đề trước mắt, nhưng cũng có thể là các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp.

Mặc dù đưa ra mức lãi suất cắt cổ, bị pháp luật nghiêm cấm và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ xấu rất tàn bạo, các tổ chức “tín dụng đen” vẫn “đắt khách” nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng, thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp, linh hoạt về thời điểm, số tiền, kỳ hạn…

“Tín dụng đen” nhắm đến các các đối tượng chính là lao động nghèo, những người có nhu cầu cấp bách về tiền vốn nhưng không có khả năng tự lực, buộc phải tìm đến “tín dụng đen” mà không nghĩ tới hậu quả, hoặc có nghĩ tới nhưng bất chấp.

Các kênh tín dụng chính thức và “tín dụng đen” có mối quan hệ đối nghịch nhau dù cả hai đều đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân. Tín dụng chính thức huy động vốn và cho vay một cách công khai, minh bạch, còn “tín dụng đen” tồn tại không thông qua hệ thống tín dụng chính thức. Khi khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức thì họ tìm đến kênh không chính thức. Nếu tín dụng chính thức phát triển thì “tín dụng đen” sẽ bị thu hẹp.

Tăng cường tiếp cận tín dụng chính thức

Ngày 25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.

Từ đó đến nay, theo Hiệp hội Ngân hàng, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội. Các tổ chức tín dụng, tài chính vi mô, Quỹ Tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội, các công ty tài chính tiêu dùng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư. Điều này góp phần tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người lao động ở các khu công nghiệp, những người có thu nhập thấp.

Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tài chính, tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng, khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp…

Mạng lưới ngân hàng được mở rộng nhằm gia tăng sự tiếp cận đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tiếp đó, ngày 11/3/2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức hoạt động để cấp vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Với việc triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố trên toàn quốc, nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã mang lại sinh kế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời góp phần ngăn chặn các tệ nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, giúp đảm bảo an sinh, trật tự và an toàn xã hội tại các địa phương, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngân hàng Chính sách xã hội đang áp dụng phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Đó là việc xây dựng, quản lý 168.464 Tổ Tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Hoạt động giao dịch tại 10.438 Điểm Giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nền nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà; thu nợ, giải ngân tại xã”.

Đến ngày 31/7/2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 325 nghìn tỷ đồng.

Một chính sách nhân văn nữa và có tác dụng kiềm chế “tín dụng đen” là việc cấp vốn cho người vừa chấp hành xong án phạt tù.

Ngày 17/08/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa để đào tạo nghề là 4 triệu đồng/tháng/người; để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm là 100 triệu đồng/người. Thời hạn đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm khá dài – tối đa là 120 tháng. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

Phát triển tín dụng vi mô

Để hạn chế “tín dụng đen”, một số chuyên gia tài chính đề xuất biện pháp khả thi là phát triển sâu rộng tín dụng vi mô trên cơ sở tổ chức lại hoạt động họ/hụi/phường tại các địa phương.

Họ (cách gọi ở miền Bắc), hụi (ở miền Nam), biêu/phường (ở miền Trung) là một hình thức tín dụng phi chính thức đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Nếu được hợp thức hóa và quản lý tốt thì đây có thể là biện pháp căn cơ nhất để đẩy lùi nạn “tín dụng đen” vì loại hình tín dụng vi mô này thích hợp với người nghèo, người có thu nhập thấp, đặc biệt là ở nông thôn.

Theo Tiến sỹ Bùi Diệu Anh (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh), để đẩy lùi nạn “tín dụng đen”, cần phát triển tín dụng vi mô trên cơ sở hợp thức hóa các hoạt động họ/hụi/phường đang tồn tại ở các địa phương. Cơ sở pháp lý cho đề xuất này là do pháp luật đã công nhận sự tồn tại hợp pháp của họ/hụi/phường trong Bộ luật Dân sự và Nghị định số 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, để áp dụng trong thực tiễn, cần cụ thể hóa các điều luật này bằng các văn bản dưới luật thông qua việc chính thức cho phép họ/hụi/phường đăng ký hoạt động tại địa bàn cụ thể theo các quy định của pháp luật.

Đồng thời, để dễ dàng kiểm soát thì các đường dây họ/hụi/phường nên được tổ chức thành các vệ tinh/đại lý của tổ chức tài chính vi mô địa phương. Làm như vậy một mặt tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mô tận dụng mạng lưới khách hàng sẵn có, giải quyết bài toán hạn hẹp về nguồn quỹ hoạt động, mặt khác đưa các hoạt động họ/hụi/phường đang tồn tại ở địa phương vào khuôn khổ, tránh các biến tướng xấu như trong thời gian qua.

Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân đang tham gia vào các đường dây này hiểu rằng, Nhà nước công nhận sự tồn tại hợp pháp của họ/hụi/phường nhưng mọi người phải tuân thủ quy định pháp luật, để tránh rủi ro, tự bảo vệ quyền lợi của bản thân. Bên cạnh đó, cần vận động các chủ hụi tự nguyện tham gia với vai trò thành viên hoặc cộng tác viên cho tổ chức tài chính vi mô địa phương. Tổ chức tài chính vi mô địa phương cần nghiên cứu kỹ các hình thức tổ chức họ/hụi/phường được quy định trong Nghị định 144/2006/NĐ-CP, kết hợp với tìm hiểu cách thức tổ chức các loại họ/hụi/phường trong thực tế địa phương để vận dụng cho thích hợp. Trong đó, cần quan tâm đến mức lãi suất vì đây là yếu tố chính thu hút người dân tham gia.

(Theo https://baotintuc.vn/thoi-su/mo-rong-canh-cua-tin-dung-chinh-thuc-de-siet-chat-tin-dung-den-20230904100331944.htm)

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia

NDO – Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến hết...

Nhiều học sinh trường huyện đoạt giải cao học sinh giỏi quốc gia

Học sinh Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Năm nay trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia – Ảnh: N.T. Thống kê từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025 cho thấy rất nhiều học sinh trường THPT không chuyên đoạt giải. Trong số này có rất nhiều trường huyện, thậm chí huyện vùng sâu vùng xa của các tỉnh. Trường huyện nhiều học sinh giỏi Trong...

Bao giờ Hà Nội công bố môn thi thứ ba vào lớp 10?

Giữ ổn định kỳ thi vào lớp 10 Ngay sau khi Bộ GDĐT công bố Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, áp dụng từ năm 2025, TP.HCM là địa phương đầu tiên đã chốt phương thức thi tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 với 3 môn, gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Sau TP.HCM, Hải Dương là địa phương thứ hai thông báo về môn thi thứ ba là môn Tiếng...

Cùng chuyên mục

Tiền Giang: Kinh tế tập thể và hợp tác xã tiếp tục phát triển trong năm 2024

Chiều ngày 16/01, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. ...

Năm 2024: Ban Chỉ đạo 389/TG phát hiện, xử lý trên 2.000 vụ vi phạm

Ngày 17/01, Ban Chỉ đạo 389/TG tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389/TG. Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Ban Chỉ đạo 389/TG đã thực hiện...

TP. Gò Công: Ra quân tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sáng ngày 13/01, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Gò Công tổ chức Lễ phát động và ra quân tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn TP. Gò Công. Quang cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có ông Giản Bá Huỳnh, Chủ tịch UBND TP. Gò Công; ông Nguyễn Văn Nhựt, Phó Giám đốc...

Tiền Giang: Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội của tỉnh năm 2024

Sáng ngày 03/01, bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang chủ trì buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Tham dự buổi họp báo có đại diện các sở, ban, ngành tỉnh. Quang cảnh buổi họp báo. Trong năm 2024, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt...

Tiền Giang: Hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực

Vừa qua, ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tiền Giang chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần...

Tập huấn nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong phòng, chống bệnh phong

Ngày 04/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang tổ chức lớp tập huấn kiến thức cơ bản về bệnh phong cho hơn 170 viên chức, nhân viên y tế tuyến cơ sở thuộc các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm duy trì thành quả loại trừ bệnh phong mà tỉnh Tiền Giang đã đạt được từ năm 2023, đồng thời nâng...

Tiền Giang: Tăng cường năng lực xuất khẩu sang thị trường EU cho doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường năng lực xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường Châu Âu (EU) thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam. Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm. Đến dự có ông Lưu Văn Phi,...

Huyện Cái Bè tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Cái Bè vừa tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp (DN) năm 2024 trên địa bàn huyện Cái Bè. Quang cảnh hội nghị. Theo đại diện UBND huyện Cái Bè, thời gian qua, tình hình phát triển DN trên địa bàn huyện cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu tỉnh...

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất