Powered by Techcity

Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Định Tường thời nhà Nguyễn độc lập

Trước thế kỷ XVII, đất Tiền Giang thuộc Chân Lạp.Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp, để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó. Khi Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn), người Việt được phép đến định cư ở các vùng đất thuộc lãnh thổ nước này.

Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt – từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng – đến khai hoang và định cư. Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phước Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chánh mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Đứng đầu đạo Trường Đồn có một quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành).

 

Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp Quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (toàn các quan văn) cai trị. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên không có “phủ” mà chỉ có một “huyện”, đó là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc Kiến Hưng, Kiến Hòa và Kiến Đăng.

Tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Từ đó, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, văn hoá và kinh tế của một vùng. Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Lúc bấy giờ ở Nam kỳ có 5 trấn: Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên; lại đặt thêm thành Gia Định thống lĩnh 5 trấn này. Đất Tiền Giang bấy giờ thuộc trấn Định Tường. Trấn Định Tường có phủ Kiến An gồm ba huyện Kiến Hưng, Kiến Hoà và Kiến Đăng.

Một góc TP Mỹ Tho bên sông Tiền

Năm Đinh Mão (1831), Minh Mạng đổi đơn vị “trấn” thành đơn vị “tỉnh” và bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến theo mô hình trung ương tập quyền, xóa bỏ cấp “thành”, đặt ba tỉnh kiêm nhiếp, ba tỉnh phân hạt: tỉnh Gia Định kiêm nhiếp tỉnh Biên Hoà (phân hạt), tỉnh Vĩnh Long kiêm nhiếp tỉnh Định Tường (phân hạt), tỉnh An Giang kiêm nhiếp tỉnh Hà Tiên (phân hạt). Tỉnh Định Tường (chữ Hán: 定祥(省)) được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh).

Năm 1859, Pháp xâm chiếm thành Gia Định. Năm 1861, Pháp đánh chiếm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp đô hộ. Năm 1863, thực dân Pháp đặt viên chức cai trị, song vẫn giữ phân ranh hành chính cũ của tỉnh Định Tường.

Năm 1869, sau 2 năm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), Pháp còn giữ 6 tỉnh nhưng chia cắt lại các phủ huyện lệ thuộc. Như tỉnh Định Tường đổi là tỉnh Mỹ Tho và coi 4 hạt (inspection): Mỹ Tho (huyện Kiến Hưng cũ), Chợ Gạo (huyện Kiến Hòa cũ), Bến Tre (phủ Hoằng Trị trực thuộc tỉnh Vĩnh Long cũ), Cai Lậy (huyện Kiến Đăng cũ). Còn hạt Cần Lố (huyện Kiến Phong cũ) thì lại chuyển sang cho tỉnh Vĩnh Long cai quản. Lúc đầu địa bàn tỉnh Định Tường được chia làm 4 hạt Thanh tra, tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Đó là:

  • Hạt Thanh tra Kiến An hay Kiến Hưng, sau đổi là hạt Thanh tra Mỹ Tho.
  • Hạt Thanh tra Kiến Hòa sau đổi là hạt Thanh tra Chợ Gạo.
  • Hạt Thanh tra Kiến Đăng sau đổi là hạt Thanh tra Cai Lậy.
  • Hạt Thanh tra Kiến Tường sau đổi là hạt Thanh tra Cần Lố.

Ngày 5 tháng 12 năm 1868, giải thể hạt Thanh tra Cai Lậy nhập vào hạt Thanh tra Mỹ Tho, kể từ ngày 15 tháng 12 năm 1868. Tiếp theo, ngày 23 tháng 12 năm 1868, giải thể hạt Thanh tra Chợ Gạo nhập vào hạt Thanh tra Mỹ Tho. Nhưng đến ngày 20 tháng 10 năm 1869 hạt Thanh tra Cai Lậy được lập lại theo địa bàn cũ và đến ngày 8 tháng 9 năm 1870 dời trụ sở về Cái Bè, nên gọi là hạt Thanh tra Cái Bè. Ngày 20 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt Thanh tra Cần Lố, đưa hai tổng Phong Hòa và Phong Phú vào hạt Thanh tra Cái Bè, đồng thời đưa hai tổng Phong Nẫm và Phong Thạnh qua hạt Thanh tra Sa Đéc. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, giải thể hạt Thanh tra Cái Bè nhập vào địa bàn hạt Thanh tra Mỹ Tho. Như vậy 4 hạt Thanh tra trên lần lượt bị giải thể và hợp nhất lại thành Hạt Thanh tra Mỹ Tho.

Song song với đất Định Tường, tại Gia Định, thực dân Pháp cũng lập các hạt Thanh tra. Hạt Thanh tra Tân An bao gồm địa bàn huyện Tân Hòa (tức Gò Công). Năm 1865 phần đất Tân Hòa tách khỏi hạt Thanh tra Tân An để lập Hạt Thanh tra Tân Hòa, trụ sở đặt tại Gò Công. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, Hạt thanh tra Tân Hòa được đổi tên thành hạt Thanh tra Gò Công.

Từ năm 1872, thực dân Pháp bỏ hẳn cả hệ thống hành chính lục tỉnh và phủ huyện cũ. Nam Kỳ được chia thành 18 hạt và 2 thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn). Địa bàn tỉnh Định Tường chia ra cho 5 hạt: toàn hạt Mỹ Tho (nằm trên 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng cũ), một nửa Đồng Tháp Mười cho hạt Tân An (lấy đất tổng Hưng Long của huyện Kiến Hưng cũ), nửa còn lại (huyện Kiến Phong cũ) chia nhau cho 3 hạt Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các hạt Thanh tra được thay bằng hạt Tham biện. Năm 1876, tỉnh Định Tường chính thức bị Pháp giải thể.

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh Định Tường cũ chia ra thành 5 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Tân An, tỉnh Châu Đốc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Sa Đéc. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1956.

Tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công thời Pháp thuộc

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, các hạt tham biện Mỹ Tho và Gò Công lần lượt trở thành tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công. Tỉnh Mỹ Tho ban đầu có 3 trung tâm hành chính là Châu Thành, Cai Lậy và Chợ Gạo.

Sau thời gian thực hiện chính sách trực trị không thành công, thực dân Pháp bắt buộc phải lập cấp quận làm trung gian giữa tỉnh và tổng, làng. Năm 1904, thực dân Pháp thành lập quận Cai Lậy thuộc tỉnh My Tho. Ngày 22 tháng 3 năm 1912, thực dân Pháp cho thành lập mới nhiều quận trực thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao gồm: Châu Thành, Cái Bè, Chợ Gạo và An Hóa.

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, chính quyền thực dân Pháp thành lập quận Bến Tranh thuộc tỉnh Mỹ Tho trên cơ sở tách đất từ quận Châu Thành và quận Chợ Gạo cùng tỉnh. Ngày 1 tháng 1 năm 1928, giải thể quận Bến Tranh, địa bàn sáp nhập trở lại vào các quận Châu Thành và Chợ Gạo như cũ.

Còn ở tỉnh Gò Công, thực dân Pháp lại không thành lập các quận, mà thay vào đó các tổng trực thuộc tỉnh.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Mỹ Tho bao gồm cả tỉnh Gò Công nhập vào, thành quận Gò Công thuộc tỉnh Mỹ Tho. Từ năm 1924 đến năm 1956, Gò Công lại trở thành một tỉnh độc lập.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Năm 1948, chính quyền kháng chiến đưa quận An Hóa giao về tỉnh Bến Tre cho tiện quản lý. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975.

Năm 1951 Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ ra Quyết định sáp nhập 3 tỉnh: Mỹ Tho, Tân An, Gò Công thành một tỉnh có tên là tỉnh Mỹ Tho. Sau năm 1954 lại trả về 3 tỉnh như cũ.

Tỉnh Định Tường (tỉnh Mỹ Tho) và tỉnh Gò Công giai đoạn 1956-1976

Việt Nam Cộng hòa

 

 

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công như thời Pháp thuộc.

Ngày 2 tháng 4 năm 1955 chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho lập ở tỉnh Gò Công 2 quận trực thuộc: quận Châu Thành và quận Hòa Đồng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập phần đất vốn thuộc tỉnh Mỹ Tho ở phía tây kênh số 4 tới vàm kênh Tổng đốc Lộc và kênh Tổng đốc Lộc tới Mỹ Hiệp vào địa phận tỉnh Phong Thạnh mới được thành lập (cuối năm 1956 lại đổi tên thành tỉnh Kiến Phong, ngày nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Phần đất này bao gồm làng Mỹ An (thuộc tổng Phong Phú) và một phần làng Mỹ Trung (thuộc tổng Phong Hòa) cùng thuộc quận Cái Bè trước đó.

Ngày 28 tháng 6 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định đổi tên quận An Hóa thành quận Bình Đại, đồng thời tách quận Bình Đại ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để nhập về tỉnh Bến Tre như phía chính quyền Việt Minh đã làm vào năm 1948. Ngày 21 tháng 7 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập quận Bến Tranh thuộc tỉnh Mỹ Tho.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV để “thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là “Mỹ Tho”, về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành.

Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, bao gồm 7 quận ban đầu: Châu Thành, Chợ Gạo, Bến Tranh, Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công và Hòa Đồng. Trong đó, các quận Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Chợ Gạo trước năm 1956 cùng thuộc tỉnh Mỹ Tho cũ. Riêng 2 quận Gò Công và Hòa Đồng lại thuộc tỉnh Gò Công cũ, đặc biệt quận Gò Công lúc bấy giờ chính là quận Châu Thành của tỉnh Gò Công trước đây.

Ngày 8 tháng 11 năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định. Ngày 9 tháng 8 năm 1961, tách đất quận Cái Bè lập quận mới Giáo Đức; quận Cái Bè đổi tên thành quận Sùng Hiếu; quận Cai Lậy đổi tên thành quận Khiêm Ích.

Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường. Tỉnh lỵ có tên là “Gò Công”, về mặt hành chánh thuộc xã Long Thuận, quận Châu Thành (quận Gò Công cũ). Khi mới tái lập, tỉnh Gò Công gồm 2 quận: Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng. Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sắp xếp hành chính, chia lại tỉnh Gò Công thành 4 quận bao gồm: Hòa Đồng, Hòa Lạc, Hòa Tân, Hòa Bình.

Sau khi tái lập tỉnh Gò Công, phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Mỹ Tho trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên gọi tỉnh Định Tường cho vùng đất này đến năm 1975. Lúc này, tỉnh Định Tường còn lại 6 quận: Bến Tranh, Long Định, Chợ Gạo, Khiếm Ích, Sùng Hiếu, Giáo Đức.

Ngày 23 tháng 5 năm 1964 chia quận Long Định thành 2 quận: Châu Thành và Long Định. Ngày 10 tháng 11 năm 1964 đổi lại tên quận Sùng Hiếu thành quận Cái Bè, quận Khiếm Ích thành quận Cai Lậy như cũ. Ngày 24 tháng 3 năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Long Định (tỉnh Định Tường) thành quận Sầm Giang.

Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV cải biến xã Điều Hòa thuộc quận Châu Thành thành thị xã Mỹ Tho, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Mỹ Tho, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công là ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 12 tháng 7 năm 1974, lập quận mới Hậu Mỹ thuộc tỉnh Định Tường. Các đơn vị hành chính của quận Hậu Mỹ chưa sắp xếp xong thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Như vậy năm 1975 tỉnh Định Tường có 8 quận: Châu Thành, Chợ Gạo, Bến Tranh, Sầm Giang, Cai Lậy, Cái Bè, Giáo Đức, Hậu Mỹ.

Chính quyền Cách mạng

Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên tỉnh cũ là tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1957, chính quyền cách mạng nhập 2 tỉnh Gò Công và Mỹ Tho làm một đơn vị và gọi là tỉnh Mỹ Tho, bao gồm thị xã Mỹ Tho và các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Trong giai đoạn 1964-1968, địa bàn tỉnh Gò Công của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do huyện Gò Công thuộc tỉnh Mỹ Tho của chính quyền cách mạng quản lý. Nhưng đến tháng 8 năm 1968, huyện Gò Công lại được chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tách khỏi tỉnh Mỹ Tho để lập lại tỉnh Gò Công.

Ngày 24 tháng 8 năm 1967, Trung ương cục miền Nam đã chuẩn y tách thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, đồng thời nâng thị xã lên thành thành phố Mỹ Tho trực thuộc Khu 8, là một đơn vị hành chính ngang bằng với tỉnh Mỹ Tho. Như vậy cho đến năm 1976, tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho là 3 đơn vị hành chính ngang bằng nhau.

Năm 1969, chính quyền Cách mạng chia huyện Châu Thành thành hai huyện là Châu Thành Bắc và Châu Thành Nam cùng thuộc tỉnh Mỹ Tho. Đến năm 1971, lại chia huyện Cai Lậy thành hai huyện là Cai Lậy Bắc và Cai Lậy Nam. Năm 1975, các huyện Châu Thành Bắc, Châu Thành Nam, Cai Lậy Bắc và Cai Lậy Nam đều bị giải thể, sáp nhập trở lại thành các huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy như trước đó.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng “huyện” (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Bên cạnh đó, chính quyền Cách mạng cũng tách một phần đất đai thuộc tỉnh Kiến Tường để sáp nhập vào địa bàn tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ.

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc “nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước”. Theo Nghị quyết này, tỉnh Long An, tỉnh Bến Tre, tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.

Tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay

Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang (trừ huyện Bình Đại nằm phía nam sông Tiền Giang đã nhập vào tỉnh Bến Tre từ trước). Tỉnh Tiền Giang gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 5 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho, vốn được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang vào năm 1976.

Ngày 26 tháng 03 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP20 về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công thuộc huyện Gò Công cùng tỉnh.

Ngày 13 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 155-CP21 về việc chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37-HĐBT22 về việc thành lập thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở một phần diện tích, dân số của huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây.

Trước năm 1994, tỉnh Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây.

Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68-CP19 về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích 32.991,44 hécta; nhân khẩu 42.031.

Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh của huyện Gò Công Tây và toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân của huyện Gò Công Đông. Huyện Tân Phú Đông có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh.23

Ngày 7 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg24 về việc công nhận thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II.

Ngày 21 tháng 01 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP18 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây; 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông.

Ngày 29 tháng 06 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP26 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 130/NQ-CP15 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy và Cai Lậy còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 05 tháng 02 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg27 về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang.

Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và các huyện: Cái Bè, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành, Tân Phước, Cai Lậy và Tân Phú Đông.

Cùng chủ đề

Hành trình khẳng định vị thế

Từ khi thành lập vào năm 2009, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp hàng đầu, Tập đoàn Ngân Tín đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tập đoàn đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như bất động sản, năng lượng xanh, kho cảng biển và kinh doanh xăng dầu. Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tỷ đô và niêm yết trên các...

Không khí khẩn trương ở các công trình trọng điểm ngày đầu năm

Sáng 1/1, ngày đầu năm 2025, trong khi nhiều người dân cả nước hân hoan vui chơi đón Tết Dương lịch thì các công nhân, kỹ sư trên các công trình trọng điểm quốc gia ở miền Tây tất bật thi công xuyên lễ để đẩy nhanh tiến độ dự án. Nhóm công nhân đang lắp đặt kích thủy lực để căng kéo cáp dự ứng lực dầm K8. Tranh thủ giờ giải lao, anh Dương Văn Nguyên, cán bộ kỹ thuật...

Hối hả trên công trường cao tốc Cao Lãnh

Trong khi nhiều gia đình cùng nhau đi chơi lễ hoặc về quê nghỉ tết Dương lịch, những công nhân thi công trên công trình Cao Lãnh – An Hữu vẫn miệt mài làm việc ngày đêm để đảm bảo tiến độ. Nhà thầu tập kết vật tư, thiết bị trên công trình đảm bảo thi công “3 ca, 4 kíp”. Ghi nhận tại công trường, các đơn vị đang triển khai ồ ạt các mũi thi công, tập trung tối...

Gạo thành phẩm nhích nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/1/2025: Gạo thành phẩm nhích nhẹ, lúa tươi vững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, giao dịch ngưng trệ, giá lúa đi ngang so với hôm. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá...

Một anh nông dân Bạc Liêu trồng xoài cát Hòa Lộc-xoài đặc sản, cây thấp tè trái ra quá trời

Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Dự Em (ấp Mỹ I, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng lúa sang trồng xoài. Qua đó đem lại nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu. Anh Nguyễn Dự Em, nông dân trồng xoài đặc sản thành công ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, (tỉnh Bạc Liêu) bao...

Cùng tác giả

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

 Chiều 2-8, Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2023 do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp làm và làm việc với Đoàn có đồng chí Phạm...

Tiền Giang: Bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo

Sáng 2-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Quang cảnh buổi khai giảng. Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang ghi nhận và biểu dương Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện, tương đương cùng các đồng chí có mặt...

Nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Những đóng góp to lớn của Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy Tiền Giang thời gian qua đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. NÒNG CỐT TRONG TRIỂN KHAI HỌC TẬP, LÀM THEO BÁC Thời gian...

Xuất khẩu gạo: Tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới

Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Chỉ thị nhằm khẳng định vai trò quan trọng, giữ vững vị thế và uy tín của ngành hàng gạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới theo các...

Xuất khẩu gạo đang “nóng” lên từng ngày

Sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (HNQT). Tham dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà… Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu chủ trì...

Cùng chuyên mục

Kết nối quảng bá du lịch qua lễ hội Hủ tiếu Mỹ Tho

UBND TP Mỹ Tho kỳ vọng rằng thông qua lễ hội “Hủ tiếu Mỹ Tho”, sẽ kết nối quảng bá du lịch của thành phố. Ngày 29.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Lê Thị Bé Phượng - Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) - cho biết, trong nỗ lực thúc đẩy du lịch địa phương và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền...

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

 Chiều 2-8, Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2023 do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp làm và làm việc với Đoàn có đồng chí Phạm...

Tiền Giang: Bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo

Sáng 2-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Quang cảnh buổi khai giảng. Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang ghi nhận và biểu dương Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện, tương đương cùng các đồng chí có mặt...

Nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Những đóng góp to lớn của Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy Tiền Giang thời gian qua đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. NÒNG CỐT TRONG TRIỂN KHAI HỌC TẬP, LÀM THEO BÁC Thời gian...

Xuất khẩu gạo: Tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới

Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Chỉ thị nhằm khẳng định vai trò quan trọng, giữ vững vị thế và uy tín của ngành hàng gạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới theo các...

Xuất khẩu gạo đang “nóng” lên từng ngày

Sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (HNQT). Tham dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà… Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu chủ trì...

Tiền Giang: Khẩn trương triển khai thi công các gói thầu thuộc đường tỉnh 864

 Để đảm bảo tiến độ Dự án Đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền - Dự án), bên cạnh việc tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), các gói thầu thuộc Dự án đang được khẩn trương triển khai thi công. Triển khai thi công hạng mục cầu Chợ Gạo. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang (Ban QLDA Giao thông), hiện công tác GPMB Dự án đang...

Huyện Gò Công Tây: Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền lưu động

Xác định “Tuyên truyền lưu động là cầu nối của Đảng - Nhà nước với nhân dân”, thời gian qua, hoạt động tuyên truyền lưu động (TTLĐ) tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang được lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, góp phần tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà...

Đồng chí Nguyễn Thành Diệu kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định

Ngày 1-8, đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang có buổi kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ tưởng niệm 159 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Đồng chí Nguyễn Thành Diệu kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định. Đoàn đã đến kiểm tra hiện...

Chuyện về Di tích Ao Dinh và 2 ngôi mộ của nghĩa quân Trương Định

Di tích Ao Dinh và mộ nghĩa quân Trương Định thuộc loại hình di tích lịch sử. Đây là nơi Trương Định tuẫn tiết ngày 20/8/1864 tại Ao Dinh và 2 nghĩa quân của ông. Theo các vị cao niên làng Tân Phước, trước đây khi Trương Định tử tiết, khu vực ao còn là rừng hoang, nhà cửa dân làng còn thưa thớt, thú hoang rất nhiều, đa số gia đình của nghĩa quân và người các nơi do...

Tin nổi bật

Tin mới nhất