Powered by Techcity

Lán Hang Bòng – Nơi Bác Hồ ba lần chọn để ở và làm việc trong kháng chiến

Lán Hang Bòng ở thôn Bòng, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), là nơi Bác Hồ đã chọn để ở và làm việc ba lần trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10-1949 đến tháng 12-1952).





a
Bác Hồ ở và làm việc tại Lán Hang Bòng. (Ảnh tư liệu).

Trong thời gian ở và làm việc tại lán Hang Bòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều quyết định quan trọng để củng cố hệ thống chính quyền nhân dân, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới đưa vị thế chính trị của Việt Nam lên một tầm cao mới. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều quyết sách về kinh tế, tài chính, quân sự, quốc phòng.

Chị Hoàng Thị Hương Ly, hướng dẫn viên Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cho biết, Hang Bòng là một hang đá nhỏ nằm lừng chừng núi Bòng, các đồng chí cảnh vệ đã dựng một căn lán nhỏ sát với cửa hang, lán được làm theo kiểu nhà sàn miền núi, có một gian, diện tích khoảng 12m2, lán tựa vào núi và nhìn xuống được cánh đồng thôn Cả, xã Tân Trào.

Hang Bòng là một hang đá nhỏ nằm lừng chừng núi Bòng, các đồng chí cảnh vệ đã dựng một căn lán nhỏ sát với cửa hang, lán được làm theo kiểu nhà sàn miền núi, có một gian, diện tích khoảng 12m2, lán tựa vào núi và nhìn xuống được cánh đồng thôn Cả, xã Tân Trào.

Trong thời gian ở Hang Bòng, Bác đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng, dự và chủ trì nhiều cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, viết báo, làm thơ, viết thư thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận, các cháu thiếu nhi, đồng bào vùng bị địch tạm chiếm.

Cũng từ căn lán này, mọi mệnh lệnh, chỉ thị được truyền đi toàn quốc dẫn dắt cách mạng Việt Nam vững bước giành thắng lợi, đánh dấu một thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc hào hùng của cả dân tộc.





a
Di tích lán Hang Bòng.

Nhà văn Phù Ninh, nguyên Giám đốc sở Văn hóa-Thông tin, Nguyên Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang, là người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử để viết những cuốn tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết lịch sử.

Ông Ninh cho biết: Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ đã ở, làm việc tại nhiều địa điểm thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương và Bác đã ở lán Hang Bòng nhiều lần với thời gian một năm bảy tháng. Bác có đề ra tiêu chuẩn để chọn nơi ở đó là “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vôi, thuận đường sang bộ tổng, tiện lối đến trung ương, gần dân không gần đường, nhà cao rào thoáng mát”. Do vậy, địa điểm dựng lán Hang Bòng hoàn toàn đạt được tiêu chí mà Bác đặt ra, vì ở đây có vị trí rất thuận lợi cho việc quan sát và sinh hoạt khi nhìn thấy được toàn cảnh của xã Tân Trào và dòng sông Phó Đáy.





a
Nhà văn Phù Ninh kể chuyện về những năm tháng Bác Hồ ở và làm việc tại lán Hang Bòng cho thế hệ trẻ.

Lần thứ nhất khi ở và làm việc tại lán Hang Bòng thời gian từ 17-10-1949 đến tháng 9-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh: Sắc lệnh số 121, ấn định cấp bậc, phù hiệu, cấp hiệu và quân phục cho quân đội quốc gia (ngày 20-10-1949); Sắc lệnh số 126, quy định nghĩa vụ quân sự (ngày 4-11-1949); Sắc lệnh số 138b, về việc thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Phủ Thủ tướng và Sắc lệnh số 138c, về việc cử các thành viên vào Ban Thanh tra Chính phủ (hai sắc lệnh 138b và 138c cùng được ký vào ngày 18-12-1949).

Tháng 2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật đến Thủ đô Mátxcơva của Liên Xô. Tại đây, Người đã có cuộc hội kiến với Stalin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Tháng 4-1950, Bác trở lại Hang Bòng, ngày 10-4-1950, Bác triệu tập họp Hội đồng Chính phủ tại Thác Rẫng, thôn Lập Binh, xã Bình Yên để thảo luận một số vấn đề về tình hình thế giới, tình hình quân sự và ra nghị quyết về công tác ngoại giao…

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ đã ở, làm việc tại nhiều địa điểm thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương và Bác đã ở lán Hang Bòng nhiều lần với thời gian một năm bảy tháng. Bác có đề ra tiêu chuẩn để chọn nơi ở đó là “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vôi, thuận đường sang bộ tổng, tiện lối đến trung ương, gần dân không gần đường, nhà cao rào thoáng mát”. Do vậy, địa điểm dựng lán Hang Bòng hoàn toàn đạt được tiêu chí mà Bác đặt ra, vì ở đây có vị trí rất thuận lợi cho việc quan sát và sinh hoạt khi nhìn thấy được toàn cảnh của xã Tân Trào và dòng sông Phó Đáy.

Ngày 27-7-1950, Bác gửi thư nhắc nhở Ban Tổ chức Trung ương nhớ và quan tâm đến anh em thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Đầu tháng 9-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi chỉ đạo Chiến dịch Biên giới.

Ngày 10-10-1950, sau khi chỉ huy chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, Bác Hồ trở về Hang Bòng lần thứ hai (lần này Bác ở và làm việc từ ngày 10-10-1950 đến 4-2-1951) để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến trong cả nước. Đây cũng là thời gian Bác cùng Trung ương Đảng đưa ra nhiều quyết nghị quan trọng về nội chính và kinh tế. Ngày 14-10-1950, Bác Hồ gửi thư cho đồng bào Cao – Bắc – Lạng nhân dịp chiến thắng trên chiến trường Biên giới.

Trong tháng 11-1950, Người đến dự và nói chuyện tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch Biên giới. Cuối tháng 12-1950 Bác đến thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn thăm Chính phủ kháng chiến Lào. Sau đó đi Kim Bình, huyện Chiêm Hóa dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (từ ngày 11 đến 19-2-1951).





a
Lán Hang Bòng đơn sơ nhưng là di tích rất quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Trong lần thứ ba Bác trở lại Hang Bòng (từ ngày 20-2-1951 đến 30-12-1952), ngày 3-3-1951 Bác tới dự và phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt và thành lập Mặt trận Liên Việt. Thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh: Sắc lệnh số 15 thành lập và quy định nhiệm vụ tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (ngày 6-5-1951); sắc lệnh số 40 ban hành bản Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp (ngày 15-7-1951).

Tháng 12-1951 Bác gửi thư cho các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa. Người khẳng định vai trò của văn hóa nghệ thuật nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng. Đầu tháng 9-1952, Bác ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân dịp kỷ niệm lần thứ 7 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Người đề ra những nhiệm vụ quan trọng đó là chuẩn bị đầy đủ điều kiện chuyển sang tổng phản công…

Lán Hang Bòng là nơi lưu niệm các sự kiện cách mạng, kháng chiến, là di tích nối liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của cách mạng Việt Nam có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, cho việc nghiên cứu nhiều vấn đề về: Lịch sử chiến tranh, lịch sử Đảng, đặc biệt là về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích còn giúp khách tham quan có cái nhìn toàn cảnh về một quần thể di tích từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Theo nhandan.vn

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Khóc ròng với sầu riêng nghịch vụ

Vườn sầu riêng của anh Tùng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong số ít vườn sầu riêng xử lý nghịch vụ thành công tại khu vực này – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Nhiều khu vực tại tỉnh Tiền Giang, các vườn sầu riêng đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nhưng trái rất ít, thậm chí không có trái. Theo ông Lê Văn Thơm – chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, trong tổng...

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, mà...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Cảng du thuyền Mỹ Tho được công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 – Du lịch

Tại Thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức trao quyết định công nhận và tái công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2024. Trong các điểm du lịch được công nhận lần này có Cảng Du thuyền Mỹ Tho (Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).   Bà Lương Thị Diễm Trang - Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Mỹ Tho nhận quyết định...

Cùng chuyên mục

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây – 45 năm xây dựng và phát triển”

(ABO) Tối ngày 29-4, tại sân khấu ngoài trời Khu luyện tập thể thao huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Gò Công Tây tổ chức tổng kết, phát thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây - 45 năm xây dựng và phát triển”; biểu diễn nghệ thuật tổng hợp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), kỷ niệm 45 năm tái thành lập huyện Gò Công Tây...

Chương trình ý nghĩa của Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho”

(ABO) Vở Rối Nước "Trước ngọn sóng" (tác giả: Mai Thắm, đạo diễn: Trần Được) là câu chuyện truyền tải đến người xem tình yêu biển đảo quê hương. Vở được diễn trong 2 đêm 29.0 - 30.4 vào lúc 19g00, Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến...

Lung linh sắc màu mừng các ngày lễ lớn của đất nước

(ABO) Từ ngày 27-4 đến ngày 1-5, tại Công viên Tết Mậu Thân, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho” năm 2024, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do UBND TP. Mỹ Tho tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất