Powered by Techcity

Cách mạng Tháng Tám – một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc…

XÁC ĐỊNH ĐÚNG THỜI CƠ VÀ CHỚP THỜI CƠ

Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám đưa dân tộc Việt Nam “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” đã khắc sâu dấu ấn vào sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và đổi mới đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử. Và đến nay, Cách mạng Tháng Tám vẫn còn giá trị hiện thực sâu sắc.





Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

Về mặt khách quan trong thực tiễn lịch sử năm 1945 cho thấy, sự thắng lợi liên tiếp của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ hai đã mở ra thời cơ vàng cho cách mạng Việt Nam. Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Điều đó làm cho quân đội Nhật đóng tại Việt Nam và Chính phủ thân Nhật – Trần Trọng Kim hoang mang, rệu rã về tinh thần, đúng lúc các lực lượng Đồng minh chưa vào đến nước ta, đã mở ra thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân ta nhất tề đứng lên đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nhưng nếu chỉ dựa vào điều kiện khách quan thì vẫn chưa là yếu đố quyết định thành công của một cuộc cách mạng, mà đó còn là sự kết tinh, hòa hợp giữa các yếu tố chủ quan (yếu tố quyết định trực tiếp) về nghệ thuật chuẩn bị lực lượng, xác định đúng thời cơ và chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám của Đảng ta.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Ðông Dương. Đến ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng tổ chức Hội nghị mở rộng ở Ðình Bảng (Bắc Ninh) kịp thời ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Nhận thấy thời cơ đã đến, từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Ðảng Cộng sản Ðông Dương chính thức khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang) và quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền trong cả nước chỉ trong vài tuần.

Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám còn là sự tập dượt và trưởng thành của Đảng ta cùng với nhân dân thông qua các cao trào cách mạng rộng lớn từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đến cao trào Dân chủ 1936 – 1939 và cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 8-1945) của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của một Đảng với độ tuổi còn rất trẻ. Giai đoạn ấy chứng tỏ Đảng ta đã dày công trong 15 năm trải qua một chặng đường lịch sử biết bao gian khó, hy sinh và rèn luyện, đấu tranh gian khổ. Từ đó đúc kết ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho thời khắc “cứu nguy” dân tộc đã đến, sẵn sàng “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Trong 3 năm liên tiếp từ năm 1939 đến năm 1941, Đảng ta liên tiếp tổ chức 3 cuộc Hội nghị Trung ương (lần thứ 6, tháng 11-1939; lần thứ 7, tháng 11-1940 và lần thứ 8, tháng 5-1941) bàn việc thay đổi quyết sách, chuyển hướng chiến lược phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước, đưa nhiệm vụ thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Do đó, chính sự thay đổi chiến lược do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Đảng ta tiến hành đã phản ánh độ trưởng thành tư duy biện chứng trong việc xử lý đúng đắn các mâu thuẫn xã hội, năng lực lãnh đạo của Đảng đã đạt tới trình độ trưởng thành, ngang tầm nhiệm vụ chính trị và đảm đương sứ mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào khỏi xiềng xích nô lệ, để sống trong độc lập, tự do.

Đồng thời, nhân dân Việt Nam đã chuẩn bị đội ngũ, tích lũy kinh nghiệm đấu tranh theo những chiến lược, chiến thuật cách mạng sáng tạo của Đảng, chủ động tạo ra thời cơ để tiến hành Tổng khởi nghĩa đúng lúc, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi. Vì lẽ đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là hệ quả của quá trình chuẩn bị lâu dài về mọi mặt: Tổ chức, chính trị, tư tưởng, nghệ thuật nắm bắt đúng thời cơ của Đảng ta. Cùng sự bền bỉ đấu tranh, chấp nhận hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Xuyên suốt 78 năm lãnh đạo đất nước từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, trải qua các thời kỳ đầy biến động của lịch sử, Đảng luôn thực hiện đúng sứ mệnh cao cả là “Đảng của nhân dân” vì “ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”, từng bước đưa Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Trong cả hành trình dài, Đảng luôn dựa vào nhân dân, nhân dân dành trọn niềm tin sắt son với Đảng, đã trở thành mối quan hệ không thể tách rời mà ngày càng mật thiết, gần gũi, nhân dân được sống trong tự do, hạnh phúc và cùng nhau phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

TIẾP NỐI VÀ PHÁT HUY TINH THẦN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Từ tháng Tám năm 1945 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng cùng sự cụ thể hóa phù hợp với thực tế địa phương của các cấp ủy Đảng theo tinh thần “Trên dưới đồng lòng” “dọc ngang thông suốt”, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã đi vào cuộc sống như một lẽ tự nhiên; bởi tính đúng đắn, mục tiêu được xác định phù hợp với điều kiện thực tế, với “ý Đảng hợp với lòng dân” mà đất nước ta đã có những bước phát triển toàn diện trên hầu hết những lĩnh vực.

Hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện và có bước phát triển; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội cũng từ đó có những chuyển biến rõ rệt, đáp ứng đời sống vật chất, tinh thần của người dân… Cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra trong từng nhiệm kỳ đại hội.

Trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, với sự đoàn kết, quyết tâm chính trị rất cao, Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và đạt nhiều thành tựu nổi bật.

Trong công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy luôn chú trọng thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Công tác tuyên truyền được tập trung hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn và có sức thuyết phục cao; thực hiện thường xuyên và liên tục Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó chú trọng phát hiện, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới trên từng lĩnh vực để tạo sức lan tỏa trong xã hội.

Lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang cũng có bước chuyển tích cực. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) không ngừng gia tăng: Năm 2020 là 98.861 tỷ đồng, đến năm 2022 tăng lên 112.462 tỷ đồng và ước thực hiện năm 2023 đạt khoảng 123.600 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Các công trình, dự án được đầu tư thi công đang đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra…

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu của nửa nhiệm kỳ còn lại, cả hệ thống chính trị trong tỉnh cùng với người dân đang nỗ lực, quyết tâm để đạt và vượt các chỉ tiêu của nghị quyết nhiệm kỳ đã đề ra.

LÊ NGUYÊN

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Tạm giữ nhiều đối tượng đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1

Ngày 11-1, Công an tỉnh Tiền Giang đang tạm giữ hình sự 6 đối tượng gây rối trật tự công cộng và đang làm rõ một số đối tượng khác liên quan đến vụ đốt pháo hoa trên Quốc lộ 1. Hiện trường vụ việc. Trước đó, vào lúc 18 giờ ngày 9-1, Lê Thanh Khoa (SN 1990; ngụ xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tổ chức sinh nhật tại quán phở do Khoa làm chủ ở...

Tiếp tục xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa tươi chững giá so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1: Gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa chững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều, một số mặt hàng gạo giảm, trong khi đó lúa tiếp tương đối ổn định so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm, lúa vững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR...

Học sinh tại Tiền Giang được nghỉ Tết 11 ngày

Tết Nguyên đán 2025, học sinh Tiền Giang nghỉ Tết 11 ngày – Ảnh: HOÀI THƯƠNG Ngày 9-1, ông Lê Quang Trí – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang – cho biết đã có công văn hướng dẫn các đơn vị, trường học nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với ngành giáo dục của tỉnh này. Theo đó, đối với trẻ và học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1: Gạo tăng, lúa giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm trái chiều, gạo các loại tăng nhẹ trong khi đó một số mặt hàng lúa tiếp đà giảm so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1: Gạo tăng nhẹ, lúa tiếp đà giảm. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR...

Cùng chuyên mục

Tạm giữ nhiều đối tượng đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1

Ngày 11-1, Công an tỉnh Tiền Giang đang tạm giữ hình sự 6 đối tượng gây rối trật tự công cộng và đang làm rõ một số đối tượng khác liên quan đến vụ đốt pháo hoa trên Quốc lộ 1. Hiện trường vụ việc. Trước đó, vào lúc 18 giờ ngày 9-1, Lê Thanh Khoa (SN 1990; ngụ xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tổ chức sinh nhật tại quán phở do Khoa làm chủ ở...

Tiếp tục xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa tươi chững giá so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1: Gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa chững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều, một số mặt hàng gạo giảm, trong khi đó lúa tiếp tương đối ổn định so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm, lúa vững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR...

Học sinh tại Tiền Giang được nghỉ Tết 11 ngày

Tết Nguyên đán 2025, học sinh Tiền Giang nghỉ Tết 11 ngày – Ảnh: HOÀI THƯƠNG Ngày 9-1, ông Lê Quang Trí – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang – cho biết đã có công văn hướng dẫn các đơn vị, trường học nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với ngành giáo dục của tỉnh này. Theo đó, đối với trẻ và học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1: Gạo tăng, lúa giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm trái chiều, gạo các loại tăng nhẹ trong khi đó một số mặt hàng lúa tiếp đà giảm so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/1: Gạo tăng nhẹ, lúa tiếp đà giảm. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR...

Doanh nghiệp BOT ‘treo’ giải đặc biệt 500 triệu thu hút cổ đông dự đại hội

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn qua tỉnh Tiền Giang – Ảnh: QUANG ĐỊNH Hội đồng quản trị CII vừa công bố thông tin điều chỉnh về chương trình quay số trúng thưởng tại đại hội đồng cổ đông bất thường 2024. Theo đó, công ty này nâng mức giải thưởng đặc biệt từ 300 triệu đồng lên 500 triệu đồng. Đồng thời thể lệ chương trình cũng thay đổi. Cứ 1.000 cổ phần đang sở hữu, cổ đông...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Gạo tiếp đà giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh với gạo, lúa có xu hướng giảm so với ngày hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/1: Gạo tiếp đà giảm mạnh, lúa quay đầu. Ảnh: Thanh Minh. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR 504 giảm 1.200 đồng dao động ở mức 7.500-7.600 đồng/kg; gạo thành phẩm...

Sinh viên xếp hàng cả tiếng để xin chữ thư pháp

Những mong muốn của sinh viên gửi đến “thầy đồ” để viết chữ thư pháp – Ảnh: VŨ TUẤN Ngày hội Học sinh, sinh viên toàn quốc – Connect Fest 2025 được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành tổ chức ngày 5-1 tại Hà Nội. Gửi ước mơ trở thành thầy giáo mẫu mực qua chữ thư pháp Nguyễn Quốc Đạt – sinh viên khoa ngữ...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1 và tuần qua giảm sâu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả gạo và lúa. Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/1 và tuần qua giảm sâu. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, trong tuần giá lúa tươi vững giá neo cao vào đầu tuần và quay đầu tăng nhẹ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất