Powered by Techcity

Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh: Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho sự phát triển bền vững (*)

(ABO) Chiều 28-8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Báo Ấp Bắc điện tử trân trọng đăng toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang tại hội nghị:





Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Qua báo cáo tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và qua ý kiến phát biểu của các đồng chí đã phân tích rất rõ, rất đầy đủ về những kết quả đã đạt được; những khó khăn, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân; những đề xuất, kiến nghị và nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Văn phòng Tỉnh ủy tổng hợp đầy đủ các ý kiến đề xuất, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các sở, ngành tỉnh và các địa phương báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

 

Hiện tượng biến đổi khí hậu là một thách thức rất lớn đối với nhân loại, thách thức này gia tăng sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tự nhiên và đối với con người. Theo phân tích, đánh giá của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, vùng hạ lưu sông Mê Kông, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba vùng châu thổ được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là vùng đất mẫn cảm với sự thay đổi của tự nhiên. Thực tế đã cho thấy, trong khoảng 10 năm gần đây, chỉ riêng trên địa bàn tỉnh chúng ta mỗi năm có từ 10 – 12 cơn bão, lốc xoáy; có hơn 23 điểm sạt lở bờ biển với chiều dài khoảng 11,28 km và 1.151 điểm sạt lở bờ sông với chiều dài khoảng 87,67 km; riêng năm 2016 và năm 2020, hạn, mặn diễn ra gay gắt, kéo dài và xâm nhập sâu vào nội đồng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đời sống, sinh hoạt của người dân.

 





Đồng chí Nguyễn Văn Danh phát biểu tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Danh phát biểu tại hội nghị.

Những tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cùng với việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là Nghị quyết đặc biệt quan trọng để đáp ứng yêu cầu bức thiết đó, là định hướng chính trị để quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh. 

 

Ở tỉnh ta, qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 24, xem đây là điều kiện nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Điều đáng ghi nhận, đó là nhận thức và tư duy của cán bộ và các sở, ngành, địa phương về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến căn bản; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, đồng thời lên án việc sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên ngày càng mạnh mẽ hơn. 

 

Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và của người dân, từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát; năng lực dự báo thiên tai được nâng lên, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về sản xuất, về tài sản và tính mạng của người dân. Chất lượng môi trường ở các đô thị, khu vực đông dân cư, khu vực nông thôn từng bước được cải thiện; các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động hầu hết đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi trường; hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước, mỏ cát được thực hiện theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy luật tự nhiên; đất đai được quản lý chặt chẽ, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất…

 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương và chúc mừng 12 tập thể có thành tích tốt được nhận Bằng khen tại hội nghị chiều nay.

 





Từ thực tiễn qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, chúng ta rút ra được một số điểm nổi bật về nhận thức và tư duy; về quan điểm, chủ trương và cơ chế, chính sách trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường:

 

Đó là: Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo gắn với ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu; áp dụng mạnh các biện pháp chế tài theo quy định để thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sau khi có hồ sơ môi trường được phê duyệt.

 

Đó là: Hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương; định kỳ đánh giá việc tổ chức thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã để có kiến nghị, điều chỉnh kịp thời.

 

Đó là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn với thực hiện hồ sơ môi trường đầu vào trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành dự án nhằm giúp cho chủ dự án hiểu rõ, tuân thủ pháp luật và thực hiện nghiêm trách nhiệm bảo vệ môi trường trong thực hiện dự án.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tôi xin nêu 5 vấn đề cụ thể:

 

Vấn đề thứ nhất: Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường vẫn đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp hơn so với dự báo, nhất là thiên tai, nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở, sụp lún… Mặt khác, tài nguyên chưa được khai thác hợp lý, khai thác tràn lan, sử dụng kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; tình trạng khai thác cát trái phép chậm được ngăn chặn; tình trạng thiếu nước ngọt còn xảy ra ở khá nhiều nơi nhưng chậm được khắc phục.

 

Vấn đề thứ hai: Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu chưa cao; các chế tài để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe và kém hiệu quả; ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học vẫn tiếp tục gia tăng, có lúc, có nơi đã đến mức báo động, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe nhân dân và cản trở sự phát triển bền vững; việc thích ứng với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng.

 

Vấn đề thứ ba: Việc cập nhật, theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhất là trong tình hình gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, sạt lở bờ biển, bờ sông, kinh, rạch xảy ra ngày càng nhiều; việc thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế – xã hội chưa đồng bộ và thiếu thường xuyên.

 

Vấn đề thứ tư: Việc thẩm định hồ sơ cấp phép về tài nguyên nước, xây dựng các cơ chế điều tiết, điều hòa, phân bổ nguồn nước, thực hiện các biện pháp khai thác sử dụng nguồn nước còn gặp nhiều khó khăn; phương thức khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông chưa hiệu quả, mất cân đối nguồn nước giữa các mùa, các vùng và các lưu vực sông.

 

Vấn đề thứ năm: Vẫn còn tình trạng dự án đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thực hiện đầy đủ quy định về lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định về xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường. Các đô thị trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; việc triển khai thực hiện các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn chậm.

 

Những khó khăn, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân (có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan), tôi chỉ lưu ý một số nguyên nhân: Một là, chúng ta còn quá tập trung nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, quá coi trọng kết quả trước mắt mà chưa quan tâm đầy đủ, hài hòa đến lợi ích lâu dài và mục tiêu phát triển bền vững; hai là, chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường còn thiếu tính tổng thể, thiếu hệ thống, chưa sát với thực tế, tính khả thi thấp; ba là, nhiều giải pháp chưa định rõ bước đi, cách làm, thiếu nguồn lực thực hiện; thứ tư là, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với liên ngành, liên vùng, thiếu sự quản lý thống nhất; năm là, các chế tài chưa đủ sức răn đe, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc còn chưa nghiêm…

 





Đại biểu dự hội nghị.
Đại biểu dự hội nghị.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW, tôi xin nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo như sau:

 

 Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xác định bảo vệ môi trường là điều kiện, là nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững, không được đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường công tác bảo tồn hệ sinh thái, phát triển rừng phòng hộ; phát huy tính kế thừa các thành quả và duy trì ổn định hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học hiện có; huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo tồn sinh học.

 

Thứ hai: Cần đặc biệt quan tâm đầu tư cho hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và nâng cao năng lực dự báo, ứng phó với thiên tai; nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai của từng địa phương, đặc biệt là các nơi dễ bị tổn thương (Vùng phía Tây ảnh hưởng của lốc xoáy, triều cường, sạt lở, sụp lún; vùng phía Đông thì nhiều dông, bão…). Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê biển, các công trình chống sạt lở ven sông, ven biển; phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao khả năng tưới tiêu cho các vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn. Thực hiện đúng quy định các quy hoạch về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường, về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên cát lòng sông; kiểm tra, rà soát, hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi các vùng có nguy cơ cao xảy ra bão, lốc xoáy, sạt lở và các nguy cơ thiên tai khác. 

 

Thứ ba: Thực hiện tốt việc kiểm kê, phân bổ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng hạn chế khai thác nước dưới lòng đất; có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các công trình, hệ thống sử dụng nước để đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhất là các hộ dân ở vùng sâu, không ở tập trung. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát trái phép (Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây xói mòn, sạt lở, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, đến môi trường sinh thái, mà còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây khó khăn cho công tác phòng, chống thiên tai. UBND tỉnh cần có sự tính toán hợp lý để quyết định việc cấp phép khai thác mỏ cát phục vụ cho các dự án đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo không lãng phí, không gây ách tắc dòng chảy, không gây ô nhiễm môi trường, sụt lún, sạt lở trong quá trình khai thác).

 





Thứ tư: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giám sát chặt chẽ các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có quy mô xả thải lớn; yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, kết nối, truyền số liệu trực tiếp cho cơ quan quản lý môi trường. Kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt ở các làng nghề; thực hiện nghiêm các tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải đồng bộ; kiểm soát và quản lý hiệu quả chất thải nguy hại, chất thải y tế. Thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải; đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải.

 

Thứ năm: Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với công tác bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua khác. Huy động sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường gắn với đẩy mạnh các đợt phát động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động cộng đồng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động cụ thể trong nhân dân.

 

Thứ sáu: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục định hướng thông tin, tuyên truyền trên Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, hệ thống truyền thanh cấp huyện và cơ sở, các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh truyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

Thứ bảy: Phải xác định rõ quan điểm, mục tiêu chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong tiến trình xây dựng và phát triển, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; là cơ sở, là tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; là những yếu tố, nhân tố quyết định sự phát triển bền vững; là trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân và cộng đồng, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia giám sát của toàn xã hội. 

 

Tóm lại, chúng ta phải nhất quán quan điểm: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững cần phải được lồng ghép trong chiến lược, trong quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, từng ngành và từng lĩnh vực. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

 

NGUYỄN VĂN DANH

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,

Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang

 

(*) Đầu đề do Báo Ấp Bắc đặt

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Đỉnh triều cường vượt báo động 3, TPHCM nguy cơ ngập sâu nhiều nơi

Sáng 16/11, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, khu vực Nam bộ đang bước vào giai đoạn triều cường rằm tháng 10 âm lịch đạt đỉnh. Trong 24 giờ qua, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ít biến đổi và duy trì ở mức cao. Tính đến 7h sáng, mực nước cao nhất ngày thực đo tại một số trạm đều vượt báo...

Quần đảo hoang sơ từng là ‘sào huyệt’ khét tiếng của hải tặc

Do nằm trên tuyến thông thương quan trọng nên từ nhiều thế kỷ trước, quần đảo này đã trở thành nơi cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. 1. Quần đảo Hải Tặc thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta? ...

Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Chuyến công tác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của tỉnh Long An với các đối tác tại châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư các dự án chuyển đổi xanh, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch nguồn vốn FDI vào tỉnh. Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến thương mại và đầu tư tại châu Âu từ ngày 11 – 21/11/2024 do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Khóc ròng với sầu riêng nghịch vụ

Vườn sầu riêng của anh Tùng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong số ít vườn sầu riêng xử lý nghịch vụ thành công tại khu vực này – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Nhiều khu vực tại tỉnh Tiền Giang, các vườn sầu riêng đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nhưng trái rất ít, thậm chí không có trái. Theo ông Lê Văn Thơm – chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, trong tổng...

Cùng chuyên mục

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Đỉnh triều cường vượt báo động 3, TPHCM nguy cơ ngập sâu nhiều nơi

Sáng 16/11, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, khu vực Nam bộ đang bước vào giai đoạn triều cường rằm tháng 10 âm lịch đạt đỉnh. Trong 24 giờ qua, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ít biến đổi và duy trì ở mức cao. Tính đến 7h sáng, mực nước cao nhất ngày thực đo tại một số trạm đều vượt báo...

Quần đảo hoang sơ từng là ‘sào huyệt’ khét tiếng của hải tặc

Do nằm trên tuyến thông thương quan trọng nên từ nhiều thế kỷ trước, quần đảo này đã trở thành nơi cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. 1. Quần đảo Hải Tặc thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta? ...

Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Chuyến công tác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của tỉnh Long An với các đối tác tại châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư các dự án chuyển đổi xanh, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch nguồn vốn FDI vào tỉnh. Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến thương mại và đầu tư tại châu Âu từ ngày 11 – 21/11/2024 do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Khóc ròng với sầu riêng nghịch vụ

Vườn sầu riêng của anh Tùng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong số ít vườn sầu riêng xử lý nghịch vụ thành công tại khu vực này – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Nhiều khu vực tại tỉnh Tiền Giang, các vườn sầu riêng đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nhưng trái rất ít, thậm chí không có trái. Theo ông Lê Văn Thơm – chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, trong tổng...

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, mà...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Pháp

Ngay sau khi đến Pháp, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.  Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc tại Tập đoàn Sotelanche Freysinet.   Tại buổi tiếp, Ông Manuel Peltier, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet giới...

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 13/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất