Powered by Techcity

BÀI 4: Tạo sức bật mới

BÀI TOÁN KINH TẾ TUẦN HOÀN – KIẾN TẠO NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

BÀI 3: “Bước đệm” khởi sắc

BÀI 2: Bắt kịp với xu thế

BÀI 1: Vấn đề cũ, thách thức mới

Thời gian qua, Tiền Giang đã triển khai các chương trình hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất từ việc tái sử dụng nguồn phụ phẩm, chất thải như một nguồn nguyên liệu tiếp theo của chu trình sản xuất kinh tế tuần hoàn (KTTH).

Để tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị, việc khai thác tiềm năng nguồn phụ phẩm là cơ hội chuẩn hóa vai trò “mắt xích” trong phát triển nông nghiệp bền vững.

HƯỚNG TỚI QUY TRÌNH KHÉP KÍN

Tại ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, hiện có Công ty TNHH Phát triển trang trại sạch đang vận hàng theo hướng mô hình liên kết nuôi trùn quế theo nguyên lý KTTH. Ông Nguyễn Công Vinh, đại diện công ty chia sẻ, mô hình mà công ty đang hướng đến với mong muốn được góp sức cho quê hương xây dựng một nền nông nghiệp sạch, tái sử dụng các phụ, phế phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt theo mô hình khép kín, giúp tạo ra giá trị gia tăng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chủ thể tham gia liên kết sản xuất của công ty là nuôi, cung cấp trùn quế giống, phân trùn, dịch trùn và giá thể phân các loại… Trong đó, công ty thu mua phân bò tươi, phân trùn, phân heo của các trang trại, hộ chăn nuôi để làm nguồn thức ăn cho trùn quế. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, nông dân và cơ sở sản xuất để thu mua phụ, phế phẩm trong nông nghiệp như xơ dừa, rơm, trấu, vỏ đậu phộng, cây lục bình…





Đánh giá hiệu quả của mô hình Nuôi sâu canxi theo hướng KTTH ở cấp độ hộ nông dân.
Đánh giá hiệu quả của mô hình Nuôi sâu canxi theo hướng KTTH ở cấp độ hộ nông dân.

Qua thời gian hoạt động, công ty đã ký hợp đồng liên kết với trên 50 doanh nghiệp, trang trại ở trong và ngoài tỉnh. Nhằm đảm bảo liên kết bền vững, công ty đã cung cấp trùn giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Ông Nguyễn Công Vinh cho biết thêm, công ty luôn hướng đối tác đến áp dụng quy trình sản xuất khép kín. Cụ thể, trang trại nuôi bò sử dụng phân để nuôi trùn, phân trùn thu hoạch bán cho công ty, số còn lại dùng bón cây và trồng cỏ để nuôi bò; còn trùn thịt sử dụng để chăn nuôi thủy sản; trang trại nuôi heo ép phân lấy xác bán cho công ty, còn nước phân dùng sản xuất biogas để chạy máy phát điện…

Đối với các trang trại, hộ chăn nuôi không kết hợp nuôi trùn thì bán phân chuồng cho công ty làm thức ăn cho trùn. Được biết, mỗi ngày công ty tiêu thụ các loại phân chăn nuôi và phân trùn quế từ đơn vị liên kết khoảng 400 – 450 tấn.

Đồng thời, hằng tháng công ty còn thu mua trên 7.000 bao xơ dừa, tận thu khoảng 6.500 bao rơm phế phẩm từ mô hình trồng nấm, sử dụng gần 2.000 bao trấu từ các cơ sở xay xát lúa; tiêu thụ trên 100 tấn lục bình tươi từ khu vực Đồng Tháp Mười; thông qua hoạt động logistics để tiêu thụ 2.500 bao vỏ đậu phộng mỗi tháng từ các tỉnh miền Trung…




Hằng năm, Tiền Giang có lượng vỏ dứa khoảng 136.740 tấn; vỏ sầu riêng là 88.400 tấn và hàng ngàn tấn vỏ và phụ phẩm từ cây dừa.

Theo đánh giá ở cấp độ hộ nông dân tham gia mô hình, anh Võ Văn Thanh (xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo) chia sẻ, qua thời gian nuôi thử nghiệm sâu canxi bằng hình thức nuôi bể xi măng 3 m2, số lượng trứng là 25 g (có giá 150.000 đồng), thời gian nuôi là 45 ngày, lượng sâu canxi thu được khoảng 20 kg, giá dao động cao điểm từ 100.000 – 180.000 đồng/kg, cho lợi nhuận 1,8 – 3,4 triệu đồng.

Do trong sâu canxi có chứa 40 – 46% protein, 34% chất béo, 9,34 mg canxi nên được đánh giá là nguồn thức ăn lý tưởng trong chăn nuôi gia cầm, thủy, hải sản… Đồng thời, trong quá trình nuôi, tổng lượng phân heo cho sâu canxi ăn là 350 kg, lượng phân sâu canxi thải ra thu được khoảng 270 kg; lượng phân thu được sẽ tái sử dụng cho hoạt động trồng trọt hoặc trở thành nguồn thức ăn nuôi trùn quế. Với lượng trứng 25 g nuôi trong thời gian 45 ngày mà cho hiệu quả và lợi ích vượt trội cho thấy, việc nuôi ở quy mô lớn hơn sẽ rất có tiềm năng phát triển thành trang trại khép kín dưới dạng liên kết hộ cá nhân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Sâu canxi là loại ăn tạp, trong quá trình nuôi nhận thấy chỉ với 1 m2 sâu canxi cần 14 giờ để xử lý 14 kg rác thải sinh hoạt hữu cơ và từ 24 – 48 giờ để xử lý các phụ phẩm nông nghiệp. Đặc biệt khi nuôi, sâu canxi thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào và cũng không tạo ra nguồn nước thải. Vì thế, sâu canxi có thể làm giảm từ 80% – 90% lượng chất thải, giảm thiểu tình trạng các mầm bệnh phát sinh từ chất thải trực tiếp ra môi trường. Từ đó chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ được giảm thiểu rất đáng kể so với các phương pháp khác.

TẬP TRUNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG

TS. Nguyễn Thành Hiếu và các cộng sự tại Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, năm 2021, Việt Nam có tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 27,9 triệu ha, ngành trồng trọt và chăn nuôi đã tạo ra hàng trăm triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Song song với sản phẩm chính, hằng năm hoạt động trồng trọt tạo ra khoảng hơn 150 triệu tấn phụ phẩm bao gồm cả phụ phẩm trong sản xuất và chế biến.

Trong khi một lượng lớn phế, phụ phẩm trong trồng trọt đã được thu gom và sử dụng hiệu quả như rơm, trấu, cám, lõi ngô… phục vụ cho các hoạt động kinh tế như làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm giá thể trồng cây, sản xuất năng lượng sinh khối, sản xuất phân hữu cơ, sử dụng làm vật liệu phủ đất mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân; một phần phụ phẩm trong sản xuất, chế biến còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả, không chỉ gây lãng phí, mà còn gây ô nhiễm môi trường.





Hằng năm, Tiền Giang có lượng phế, phụ phẩm từ cây dứa khoảng 136.740 tấn và đang bị lãng phí khi chưa được tận dụng đúng cách.
Hằng năm, Tiền Giang có lượng phế, phụ phẩm từ cây dứa khoảng 136.740 tấn và đang bị lãng phí khi chưa được tận dụng đúng cách.

Đối với cây ăn trái, nguồn phế, phụ phẩm cũng khá lớn, tuy nhiên việc thu gom, sử dụng phụ phẩm còn rất hạn chế và kém hiệu quả. Trong đó, cây chuối có diện tích canh tác 151.000 ha, hằng năm tạo ra 2,25 triệu tấn trái và khoảng 2,2 triệu tấn thân, lá.

Cây chuối chứa 90% – 92% là nước, vì vậy khi cho bò, lợn, gà, vịt, ngỗng ăn rất tốt, bổ sung chất xơ, tăng cường sức đề kháng nhờ kali, giảm lượng axit dư thừa ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa cho vật nuôi. Tuy nhiên, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường đốn bỏ thân chuối ngay tại vườn, chỉ một lượng nhỏ được dùng ủ làm phân hữu cơ.

Công nghiệp chế biến từ nguồn phụ phẩm, chủ yếu là lá, dùng làm vật liệu bao gói rau, củ, quả; bẹ chuối đánh sợi để buộc; thân và lá cây chuối dùng làm nguyên liệu để làm thành sản phẩm bao bì, gói quà và đồ thủ công mỹ nghệ… Hiện nay, có nơi nông dân được doanh nghiệp chế biến mua thân, lá chuối giá 500 – 700 đồng/kg, nhưng số lượng còn ít. Nhìn chung, nông dân chưa có nguồn thu đáng kể từ thân, lá cây chuối sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, cây dứa với diện tích canh tác trên 48.600 ha, sản lượng trái tươi hằng năm trên 711.000 tấn và khoảng 876.000 tấn phụ phẩm (gồm 518.000 tấn thân, lá và 358.000 tấn vỏ trái).

Nguồn phát thải từ thân, lá dứa chưa được chú trọng; thân, lá dứa thường vứt bỏ dưới mương, kinh hoặc đất để vệ sinh đồng ruộng; vỏ trái dứa phát thải từ các nhà máy chế biến được bán cho nông dân ủ chua làm thức ăn cho gia súc hoặc do các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực môi trường thu gom, xử lý cùng với các loại chất thải khác để làm phân bón hữu cơ. Một số nhà máy chế biến dứa đã tổ chức thu gom vỏ trái và bã ép dứa bán cho các trang trại chăn nuôi hoặc bán cho công ty chế biến thức ăn gia súc.

Cây thanh long có diện tích trồng trên 55.000 ha, hằng năm sản xuất ra trên 547.000 tấn trái và tạo ra khoảng 168 triệu tấn phụ phẩm (gồm 67.000 tấn thân, cành và 111.000 tấn vỏ trái). Cành non được các nông hộ có chăn nuôi thường tận dụng làm thức ăn cho gia súc; các hộ khác sử dụng để ủ thành phân hữu cơ.

Tuy nhiên, lượng cành được tận dụng để làm thức ăn gia súc hiện rất thấp, dưới 10%. Lượng cành sử dụng để sản xuất phân hữu cơ cũng chưa được thu gom và ủ đúng quy trình. Vẫn còn trên 50% lượng cành bị bỏ trên đồng ruộng, để khô và đốt bỏ.

Vỏ trái hiện chưa được thu gom và sử dụng hiệu quả, phần lớn các nhà máy chế biến trả tiền cho công ty môi trường thu gom và xử lý rác thải này. Các công ty môi trường thường không phân loại vỏ trái rác để sử dụng, mà chỉ phân loại rác thải không nguy hại và đưa đến điểm tập kết để xử lý bằng cách bổ sung vi sinh, ủ nóng để làm phân bón hữu cơ. Trong khi vỏ trái thanh long chứa nhiều đường, dễ ủ chua làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, nhưng hiện nay tỷ lệ sử dụng cho mục đích này còn rất thấp…

Có thể nói, nếu như được sử dụng, tái sử dụng một cách có hiệu quả, các nguồn phát thải trong trồng trọt hứa hẹn tiềm năng rất lớn. Các ngành chế biến phân hữu cơ, chế phẩm sinh học và các ngành kinh tế khác cũng có thể sử dụng các nguồn phát thải của ngành trồng trọt một cách hiệu quả.

LÊ MINH

(Còn tiếp)

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Những ý kiến tâm huyết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế: Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế Qua 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 (Luật Thuế 71) cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, mà...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Cảng du thuyền Mỹ Tho được công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 – Du lịch

Tại Thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức trao quyết định công nhận và tái công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2024. Trong các điểm du lịch được công nhận lần này có Cảng Du thuyền Mỹ Tho (Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).   Bà Lương Thị Diễm Trang - Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Mỹ Tho nhận quyết định...

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Pháp

Ngay sau khi đến Pháp, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.  Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc tại Tập đoàn Sotelanche Freysinet.   Tại buổi tiếp, Ông Manuel Peltier, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet giới...

Cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Nhân rộng tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Ngày 08/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Mỹ Tho ban hành Công văn về việc phối hợp thực hiện nhân rộng mô hình tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND thành phố Mỹ Tho giao các phòng, ban, ngành thành phố, UBND các phường, xã và đề nghị các đoàn...

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn ba tháng

Ông Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã thu ngân sách được trên 8.710 tỷ đồng, đạt 102,10% dự toán năm 2024 và tăng hơn 23,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng phấn khởi thể hiện những nỗ lực vượt khó của tỉnh, giúp địa phương hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách cả năm trước thời...

Sản phẩm OCOP Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Diễn đàn) diễn ra tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 29/9 đến ngày 03/10, nhiều đặc sản của tỉnh Tiền Giang đã được góp mặt tại đây. Nhiều loại trái cây đặc sản Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn. Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển...

Thanh long cuối vụ đạt giá cao

Hiện nay, thanh long tại vùng chuyên canh lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo đang được các thương lái thu mua với giá cao gấp 3 lần so với giá mua ở các tháng trước đây. Phân loại thanh long tại một cơ sở thu mua. Các vựa thu mua thanh long với giá dao động từ 14.000 - 24.000 đồng/kg tùy loại. Các nhà...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp vùng phía Đông

Sáng ngày 18/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp (DN) vùng phía Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc...

Doanh nghiệp cùng người dân sản xuất gạo chất lượng cao

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chú trọng liên kết với nông dân trên địa bàn để sản xuất gạo chất lượng cao. Từ sự quyết tâm trên, đến nay, việc liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao đã mang lại những kết quả bước đầu. Lãnh...

Sở Công Thương tổ chức bàn giao 2 Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây

Ngày 29/8, Sở Công Thương tổ chức bàn giao Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024 cho 2 cửa hàng trên địa bàn huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Tại huyện Gò Công Đông, Điểm bán hàng Việt Nam tại Cửa hàng tạp hóa Cô Hà, địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền...

Trái dừa khô tăng giá, người trồng phấn khởi chăm sóc vườn dừa

​Giá trái dừa khô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những tháng đầu năm đã tăng trở lại giúp người trồng dừa có lãi cao, phấn khởi đầu tư, chăm sóc vườn dừa. Tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 60.000 - 85.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp đôi (40.000 đồng/chục) so với thời điểm cách đây vài tháng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất