Powered by Techcity

BÀI 2: Tìm về dấu tích nhà xưa

TX. GÒ CÔNG – TỪ “LÀNG THÀNH PHỐ” ĐẾN THÀNH PHỐ

BÀI 1: Đất “địa linh, nhân kiệt”

Đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, “cơn lốc” nhà cao tầng đang quét qua đô thị cổ, chưa kể tác động của tự nhiên dẫn đến những dấu ấn lịch sử, những nét đặc sắc của kiến trúc đô thị cổ ẩn chứa trong từng ngôi nhà, phố cổ ở TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang đang bị mai một dần.

Năm 2006, tổ chức JICA của Nhật Bản khảo sát toàn tỉnh Tiền Giang có 350 ngôi nhà cổ, riêng Gò Công chiếm 2/3 nhà cổ có giá trị… Nhưng qua năm tháng thăng trầm của lịch sử, dấu tích nhà xưa của làng “Thành Phố” ngày càng thưa dần.

NHẮC NHỚ MỘT THỜI

Chúng tôi tìm về những ngôi nhà xưa ở vùng đất Gò Công cũng là để nhắc nhớ lại một thời của đô thị sầm uất phía Đông của tỉnh. Có một thực tế đang hiện hữu là những ngôi nhà mang dáng dấp xưa nếu được Nhà nước quản lý, khai thác như nhà Đốc Phủ Hải, nhà Truyền thống… vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng. Điển hình như nhà Đốc Phủ Hải, đây không chỉ là nơi thu hút đông đảo người dân khắp cả nước đến tham quan, du khảo, nghiên cứu, mà còn là nơi lý tưởng cho giới điện ảnh tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, cuộc sống người dân vùng Nam bộ.





Một góc nhà của bà Nguyễn Thị Nhiễu trên đường Nguyễn Huệ, phường 1, TX. Gò Công.
Một góc nhà của bà Nguyễn Thị Nhiễu trên đường Nguyễn Huệ, phường 1, TX. Gò Công.

Bởi trên thực tế, nhà Đốc Phủ Hải thường được chọn để dựng lại một số phân cảnh của phim, phần lớn được chuyển thể từ tác phẩm của Nhà văn Hồ Biểu Chánh như: Nợ đời, Con nhà nghèo, Lòng dạ đàn bà… “Nhà Đốc Phủ Hải vẫn thường xuyên đón khách từ các nơi đến tham quan, nghiên cứu, một đoàn phim “đóng quân” cả tháng cũng mới vừa rút đi”- ông Trần Văn Năm, người đang trông nom ngôi nhà này cho biết.

Những ngôi nhà cổ thuộc sở hữu của người dân ở TX. Gò Công chủ yếu nằm trong nội ô trên dọc các tuyến đường chính như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Côn, Trương Định…  và một số ít nằm ở vùng ven như xã Long Thuận, xã Long Hòa. Thế nhưng, để tiếp cận với những ngôi nhà trăm tuổi này, buộc lòng chúng tôi phải nhờ “thổ địa” dẫn đường nhưng không phải ngôi nhà cổ nào cũng có thể tiếp cận được.

Một trong những ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi tìm hiểu được cách đây ít lâu ở ấp Gò Tre, xã Long Thuận. Đây là ngôi nhà được đánh giá còn giữ gần như nguyên trạng; các vật dụng trong nhà như bàn ghế, đèn, ván… xưa đều vẫn còn. Ông Thanh, chủ nhà hiện nay cho biết, ông là đời thứ 4 gìn giữ ngôi nhà. Cách đây vài năm ông đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để sửa chữa, thay mái ngói nhằm cố giữ gìn ngôi nhà mà ông cha đã để lại. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hiện một số cột, khung cửa chính bằng gỗ đã bị mối ăn, dấu hiệu xuống cấp cũng dần rõ nét hơn.




Nghiên cứu cho thấy rằng, quá trình tụ cư diễn ra ngày càng nhanh hơn với sự quy hoạch đô thị của chính quyền thuộc địa từ sau năm 1862, nhiều quan chức, địa chủ từ các địa phương trong huyện Tân Hòa về 2 làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi mua đất cất nhà, hoặc về 2 làng này cưới vợ, đặc biệt là về làng Thuận Tắc nơi có chợ Gò Công, tạo nên một làn sóng mua đất cất nhà, phô trương sự giàu có của làng Thành Phố.

Sự thay đổi về tập quán sinh hoạt, về nơi ở để phù hợp với sự phát triển một đô thị được quy hoạch khá hoàn thiện theo phong cách châu Âu cổ đã tạo ra tâm lý cần đổi mới về kiến trúc nhà ở… Rõ rệt nhất là nhà Đốc Phủ Hải, nhà của bá hộ Mưu, của cả Trượng, của hội đồng Anna, của bà Lâm Tố Liêng…, mà nhà ở ban đầu là truyền thống Nam bộ sau được thay đổi hoặc sửa chữa mang dáng dấp nhà Pháp, mà vật liệu chủ yếu vẫn là gỗ, ngói, xi măng, gạch.

Trên đường Nguyễn Huệ, phường 1, TX. Gò Công, hiện cũng còn ngôi nhà cổ có giá trị vì được chủ nhà giữ gìn tương đối kỹ lưỡng. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà này là bà Nguyễn Thị Nhiễu (sinh năm 1809). Đây là nhà ở truyền thống Nam bộ, được khoác lên chiếc áo tân thời của kiến trúc Pháp, khánh thành vào khoảng năm 1925. Kiến trúc ban đầu là nhà chữ Đinh, với 14 cột gỗ tròn, vật liệu chủ yếu của công trình là gạch, xi măng, gỗ và ngói. Sau đó, ngôi nhà được bổ sung phần tường che và mặt tiền cho phù hợp với “trào lưu” nhà Tây đang thịnh hành ở làng Thành Phố.

Nét riêng biệt của ngôi nhà này là hiện còn lưu giữ rất nhiều vật dụng sinh hoạt hằng ngày như: Bàn ghế, tủ thờ, lư hương, nhiều lu đựng nước… Một điều đặc biệt là ngay bên trái cửa chính của ngôi nhà hiện còn treo các bức ảnh về bác sĩ Lê Văn Cưu – bác sĩ và là thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được chụp chung với Bác và phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phontenblo (Pháp). Bên cạnh gian chính, vẫn còn nhà bếp, cột gỗ, mái ngói. Đây là một ngôi nhà cổ truyền thống được bổ sung kiến trúc phương Tây và được chăm sóc kỹ lưỡng, trở thành ngôi nhà cổ thuộc loại đẹp nằm trong lòng TX. Gò Công.

KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG

Nếu soi rọi vào lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Gò Công, chắc chắn một điều ai cũng thừa nhận, TX. Gò Công từng là một đô thị sầm uất. Nó không chỉ được thể hiện sự sung túc của chợ Gò Công, đường sá, dãy phố, mà còn ở sự đa dạng, đặc trưng của kiến trúc nhà ở.





Ngôi nhà của bà Tư Nói - nay là nhà Truyền thống tại TX. Gò Công trên đường Nguyễn Huệ.
Ngôi nhà của bà Tư Nói – nay là nhà Truyền thống tại TX. Gò Công trên đường Nguyễn Huệ.

Trong “Đề tài Xây dựng hồ sơ khoa học phố cổ TX. Gò Công, đề xuất giải pháp bảo tồn phố cổ phục vụ phát triển văn hóa và du lịch” của Ths. Lê Ái Siêm đã chỉ ra rằng, từ giữa thế kỷ XIX, với sự phát triển của chợ Gò Công, nhất là từ năm 1862, 2 làng Thuận Tắc và Thuận Ngãi trở thành trung tâm của tỉnh Gò Công, phong trào cất nhà tại 2 làng này, đặc biệt là ở làng Thuận Tắc trở nên rầm rộ.

Thời điểm này, đất còn rộng, người còn thưa nên nhà cửa thường có khuôn viên. Khuôn viên mỗi nhà thường rào chắn bằng nhiều loại cây bụi thấp như: Dâm bụt, quýt dại, bùm sụm, trang… và thường có cổng gỗ hoặc cổng xây, nay một số ít cổng vẫn còn tồn tại. Tuy có hàng rào và cổng, nhưng khuôn viên nhà vẫn là không gian mở, thoáng đãng, không khép kín như ở Bắc bộ. Quy mô khuôn viên thường từ 1 – 5 công đất, có số ít khuôn viên chiếm đến 8 công hoặc 1 mẫu đất.

Cũng theo nghiên cứu của Ths. Lê Ái Siêm, quan niệm xây nhà theo phong thủy đã có từ trước đó. Nhiều chủ nhà cho biết, những gia chủ trước đây đã nhờ thầy địa lý chọn hướng cho phù hợp với thế đất và tuổi tác của chủ nhà. Vì vậy, nhiều nhà cổ có từ trước năm 1900 không theo một quy định nào, hướng nhà quay về nhiều phía, tùy theo tuổi gia chủ. Ngày nay, nhìn lại các nhà cổ thấy có sự lộn xộn về hướng nhà. Thông thường, từ ngoài vào là cổng – vườn cây – sân phơi (hoặc sân cảnh) – nhà chính – nhà phụ – sân sau – nhà kho – vườn cây. Một số nhà từ cổng vào là lối đi vào nhà. Lối đi giữa những hàng cây trái (hoặc cây kiểng), có nhà vườn cây tràn vào sát nhà, đôi khi che khuất toàn bộ mặt nhà…

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở Gò Công có nhiều kiểu nhà khác nhau. Chẳng hạn, nhà chữ Nhất (gồm 3 gian hoặc 3 gian 2 chái thành một hàng ngang giống chữ Nhất); nhà chữ Nhị (hay còn gọi là nhà sắp đọi), tức giống úp 2 chén trong chạn chén, thành hình chữ Nhị; nhà chữ Tam (cũng gọi là nhà sắp đọi nhưng giống úp 3 chén, hình giống chữ Tam); nhà chữ Đinh (gồm 1 nhà ngang (nhà chính) và 1 nhà dọc (nhà phụ) kề nhau giống chữ Đinh…

Thực tế cho thấy, ở Gò Công, nhà chữ Đinh là phổ biến nhất do sự tiện dụng của nó. Xuất xứ loại nhà này là từ miền Trung. Nhà chính của loại nhà này thường 3 gian 2 chái. Gian giữa để thờ Phật, thần, tổ tiên; 2 gian 2 bên thờ ông bà cha mẹ. Phòng khách chiếm phân nửa không gian phía trước của nhà chính. 2 gian chái phía sau là 2 buồng ngủ.

Những ngôi nhà xưa nằm trong lòng TX. Gò Công được bảo tồn, gìn giữ tốt hiện không còn nhiều. Một phần là do tác động theo năm tháng của tự nhiên, một phần là do chủ nhân của những ngôi nhà không đủ khả năng để bảo tồn, tôn tạo lại. Dấu tích nhà xưa của một làng “Thành Phố” cũng dần được thay mới nhưng “chuyện xưa, tích cũ” của vùng đất “địa linh, nhân kiệt” này vẫn còn lưu truyền.

ANH PHƯƠNG

(Còn tiếp)

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1 và tuần qua lao dốc

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/1 và tuần qua giảm sâu. Ảnh: Thanh Minh. Với mặt hàng gạo, trong tuần giá gạo biến động, một số mặt hàng gạo giảm sâu vào đầu tuần và tăng giảm...

Thi vào lớp 10 theo chương trình mới: Sốt ruột chờ công bố môn thi thứ ba

Do đây là năm học đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới nên mong muốn của học sinh, phụ huynh và các nhà trường trên cả nước thời điểm này là các địa phương cần sớm công bố môn thi thứ ba, không chờ đến thời điểm ngày 31/3 để các em có kế hoạch ôn tập phù hợp. Nhiều địa phương chọn Tiếng Anh là môn thi thứ ba Ngay sau khi Bộ...

Tạm giữ nhiều đối tượng đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1

Ngày 11-1, Công an tỉnh Tiền Giang đang tạm giữ hình sự 6 đối tượng gây rối trật tự công cộng và đang làm rõ một số đối tượng khác liên quan đến vụ đốt pháo hoa trên Quốc lộ 1. Hiện trường vụ việc. Trước đó, vào lúc 18 giờ ngày 9-1, Lê Thanh Khoa (SN 1990; ngụ xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tổ chức sinh nhật tại quán phở do Khoa làm chủ ở...

Tiếp tục xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa tươi chững giá so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1: Gạo có xu hướng giảm tiếp, lúa chững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều, một số mặt hàng gạo giảm, trong khi đó lúa tiếp tương đối ổn định so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/1: Gạo đảo chiều giảm, lúa vững giá. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR...

Cùng chuyên mục

Tiền Giang: Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội của tỉnh năm 2024

Sáng ngày 03/01, bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang chủ trì buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Tham dự buổi họp báo có đại diện các sở, ban, ngành tỉnh. Quang cảnh buổi họp báo. Trong năm 2024, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt...

Tiền Giang: Hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực

Vừa qua, ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tiền Giang chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần...

Tập huấn nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong phòng, chống bệnh phong

Ngày 04/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang tổ chức lớp tập huấn kiến thức cơ bản về bệnh phong cho hơn 170 viên chức, nhân viên y tế tuyến cơ sở thuộc các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm duy trì thành quả loại trừ bệnh phong mà tỉnh Tiền Giang đã đạt được từ năm 2023, đồng thời nâng...

Tiền Giang: Tăng cường năng lực xuất khẩu sang thị trường EU cho doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường năng lực xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường Châu Âu (EU) thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam. Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm. Đến dự có ông Lưu Văn Phi,...

Huyện Cái Bè tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Cái Bè vừa tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp (DN) năm 2024 trên địa bàn huyện Cái Bè. Quang cảnh hội nghị. Theo đại diện UBND huyện Cái Bè, thời gian qua, tình hình phát triển DN trên địa bàn huyện cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu tỉnh...

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Nhân rộng tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Ngày 08/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Mỹ Tho ban hành Công văn về việc phối hợp thực hiện nhân rộng mô hình tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND thành phố Mỹ Tho giao các phòng, ban, ngành thành phố, UBND các phường, xã và đề nghị các đoàn...

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn ba tháng

Ông Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã thu ngân sách được trên 8.710 tỷ đồng, đạt 102,10% dự toán năm 2024 và tăng hơn 23,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng phấn khởi thể hiện những nỗ lực vượt khó của tỉnh, giúp địa phương hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách cả năm trước thời...

Sản phẩm OCOP Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Diễn đàn) diễn ra tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 29/9 đến ngày 03/10, nhiều đặc sản của tỉnh Tiền Giang đã được góp mặt tại đây. Nhiều loại trái cây đặc sản Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn. Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất