Powered by Techcity

BÀI 1: Làm theo Bác để nhân lên những điều tử tế

Sau 7 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cả hệ thống chính trị của tỉnh Tiền Giang đã nỗ lực triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ “học tập” sang “làm theo”. Từ đó, Chỉ thị 05 đã “ăn sâu, bám rễ” vào cuộc sống, đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành hoạt động thường xuyên, hằng ngày của cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Thời gian qua, việc học tập và làm theo Bác ở Tiền Giang ngày càng lan tỏa sâu rộng, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tận tụy phục vụ nhân dân, hy sinh quên mình để giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Sự tận tụy gắn với những việc làm thiện nguyện đầy nghĩa tình được nhân dân tin yêu, cảm phục, gọi là việc làm “tử tế”…

CHẮP CÁNH CHO NHỮNG ƯỚC MƠ

Đầu năm 2015, sau khi về hưu, đồng chí Phạm Văn Bé, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, lại tiếp tục trên cương vị mới là Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Gò Công Đông. Đồng chí Phạm Văn Bé tiếp tục “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” bằng việc cống hiến sức mình cho xã hội, cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Đồng chí luôn đồng hành với những chuyến đi thiện nguyện, làm việc tử tế cho đời, cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ phải bỏ học. Đôi chân cùng trái tim nhiệt huyết của đồng chí đã chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của học sinh nghèo của huyện Gò Công Đông.





Đồng chí Phạm Văn Bé (hàng trên, thứ 3 từ phải qua) đã vận động xây dựng “Mái ấm khuyến học” giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Đồng chí Phạm Văn Bé (hàng trên, thứ 3 từ phải qua) đã vận động xây dựng “Mái ấm khuyến học” giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Với chức trách, nhiệm vụ được giao, đồng chí cùng với các thành viên trong Ban Chấp hành Hội Khuyến học huyện xây dựng kế hoạch đẩy mạnh phong trào khuyến học và hoạt động khuyến học của huyện, nhất là bám sát các nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Từ đó, nội dung thi đua khuyến học, khuyến tài của huyện ngày càng gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua của ngành Giáo dục và các phong trào của địa phương.

Thông qua các mối quan hệ công tác và quan hệ xã hội, đồng chí Bé vận động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào khuyến học địa phương. Tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công tác khuyến học và vì tương lai của các em học sinh là động lực để đồng chí Bé tích cực đề ra các giải pháp để công tác khuyến học của huyện ngày càng phát triển, với mong muốn làm sao có thể hỗ trợ cho nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hội Khuyến học huyện thường xuyên phối hợp với ngành Giáo dục, Hội Khuyến học cấp xã quan tâm, rà soát những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo… không có điều kiện đến trường, có nguy cơ bỏ học để kịp thời hỗ trợ cho các học sinh này tiếp tục được đến trường.

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Hội Khuyến học huyện đã vận động các nguồn lực được hơn 24,4 tỷ đồng, vận động xây dựng 12 “Mái ấm khuyến học” trị giá 640 triệu đồng, tạo nguồn lực động viên, giúp đỡ những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi… để các em học sinh đều được đến trường, thúc đẩy truyền thống hiếu học của quê hương, góp phần vào thành tích chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Gò Công Đông.

Riêng từ năm 2021 đến năm 2022, Hội Khuyến học huyện đã vận động các nguồn lực trong và ngoài huyện để thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Qua đó, Hội đã vận động tiền và hiện vật gần 2 tỷ đồng. Với những nỗ lực của đồng chí Bé và tập thể Hội Khuyến học huyện, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Gò Công Đông đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tích chung của huyện.

Đồng chí Phạm Văn Bé cho biết, học tập và làm theo Bác không phải là bằng những điều cao siêu, mà cần bắt đầu từ những việc làm giản dị, từ lời nói, việc làm, bằng thái độ, cách xử lý và giải quyết công việc, cuộc sống hằng ngày. Việc học tập và làm theo Bác đã giúp cho bản thân có những kinh nghiệm, bài học quý báu. Qua đó, bản thân nhìn nhận, soi xét trong nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Bản thân sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu học tập và làm theo Bác để công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.

 NỮ “CHIẾN SĨ ÁO ĐỎ” GIÀU LÒNG NHÂN ÁI

Là người đứng đầu trong một Hội mang tính chất nhân đạo của phường, chị Nguyễn Bích Luyến, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 5 (TP. Mỹ Tho) luôn khắc ghi lời dạy của Bác: “… Cán bộ, hội viên Chữ thập đỏ phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.





Chị Nguyễn Bích Luyến, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường 5 (TP. Mỹ Tho) trao quà cho đối tượng khó khăn trên địa bàn phường.                                                                                                                           Ảnh: văn thảo
Chị Nguyễn Bích Luyến, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 5 (TP. Mỹ Tho) trao quà cho đối tượng khó khăn trên địa bàn phường. Ảnh: Văn Thảo

Thấm nhuần lời dạy đó, chị Luyến cố gắng thực hiện tốt vai trò cầu nối, huy động nguồn lực trong xã hội để chăm lo hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn cơ nhỡ góp phần cùng phường thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội từ những việc làm cụ thể, thiết thực trong cuộc sống đời thường, làm việc hết lòng, hết sức không ngại gian khổ, khó khăn, nói đi đôi với làm.

Ở những nơi chị Luyến tìm đến, mỗi người mỗi số phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung sự khó khăn, cần được giúp đỡ. Từ nhận thức cho tới từng hành động tận tâm, chia sẻ của chị đã góp phần giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn thêm động lực vượt qua khó khăn.

Trong 2 năm qua, mô hình “Tương thân tương ái” đã nhận được sự chung tay đóng góp của mọi người và Hội đã phát hơn 2.000 phần quà trị giá trên 800 triệu đồng, hơn 100 lượt tình nguyện viên tham gia hiến máu nhân đạo, hơn 6.000 suất cơm nhân ái đã được trao cho những người cơ nhỡ trong địa bàn phường và địa phương khác, vận động nhà hảo tâm xây 2 căn nhà Chữ thập đỏ trị giá 100 triệu đồng.

Với mô hình “Chăm sóc sức khỏe ban đầu”, hằng năm, chị Luyến chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp Trạm Y tế phường và các đoàn khám thiện nguyện tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo cho người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng dễ bị tổn thương khác. Trung bình mỗi năm có ít nhất 1 đợt khám, chữa bệnh nhân đạo với hơn 300 bệnh nhân nghèo được khám bệnh miễn phí.

Ngoài ra, chị Luyến đôn đốc, nhắc nhở các tổ sơ cấp cứu luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân khi có yêu cầu. Đặc biệt, với mô hình “Dòng họ nhân đạo”, chị Luyến đã vận động chính gia đình của mình trích lương tháng hỗ trợ cho hộ nghèo mượn vốn không lãi suất và trả dần hằng tháng. Qua đó đã giúp cho người cần đồng vốn xoay xở để bán vé số hoặc mua bán nhỏ. Tuy nguồn vốn ít, nhưng đã làm ấm lòng cho những hoàn cảnh bất hạnh.

Tuy chị Luyến chưa được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng, nhưng chị luôn chấp hành mọi sự chỉ đạo của Đảng, luôn học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Chị Luyến đã gắn nhiệm vụ của Hội và triển khai đến các chi hội tổ chức có hiệu quả việc học tập và làm theo Bác.

Tuyên truyền đúng lúc và đúng thời điểm với phương châm “mưa dầm thấm sâu” của chị đã giúp cán bộ, hội viên đăng ký và làm theo. Chị làm cầu nối và tạo mối quan hệ mật thiết giữa cán bộ với hội viên trong toàn Hội; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và cùng chung tay hoạt động nhân đạo bằng chữ “Tâm” và chữ “Tình”.

Những việc làm đó đã đưa Hội Chữ thập đỏ phường 5 cũng như chị Luyến đạt nhiều thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền. Phần thưởng lớn nhất của chị Luyến chính là tình cảm yêu mến của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nói riêng và người dân trong phường 5 nói chung dành cho chị.

Chị Luyến chia sẻ: “Bản thân luôn xác định việc học tập và làm theo Bác là việc làm cần thiết và quan trọng không chỉ ở mỗi cán bộ, đảng viên, mà còn đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp nhân dân. Học Bác để hoàn thiện bản thân và nhân lên những điều tử tế, tốt đẹp đến với mọi người. Với ý nghĩa đó, tôi luôn mong muốn kết nối được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh để cùng chung tay, góp sức sưởi ấm những mảnh đời kém may mắn trong xã hội…”.

VĂN THẢO

(Còn tiếp)

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc Tết doanh nghiệp

Sáng ngày 04/02, Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội...

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu xuân mới – Văn hóa

Sáng 3-2, tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng. Đây là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong không khí đầu xuân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Việc tưởng nhớ Vua Hùng, với truyền thống...

Biến lá khóm thành tơ sợi

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã nghiên cứu thực hiện mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Bước đầu, việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng chừng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị. Dự án "Sản...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Cùng chuyên mục

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia

NDO – Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến hết...

Nhiều học sinh trường huyện đoạt giải cao học sinh giỏi quốc gia

Học sinh Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Năm nay trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia – Ảnh: N.T. Thống kê từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025 cho thấy rất nhiều học sinh trường THPT không chuyên đoạt giải. Trong số này có rất nhiều trường huyện, thậm chí huyện vùng sâu vùng xa của các tỉnh. Trường huyện nhiều học sinh giỏi Trong...

Bao giờ Hà Nội công bố môn thi thứ ba vào lớp 10?

Giữ ổn định kỳ thi vào lớp 10 Ngay sau khi Bộ GDĐT công bố Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, áp dụng từ năm 2025, TP.HCM là địa phương đầu tiên đã chốt phương thức thi tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 với 3 môn, gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Sau TP.HCM, Hải Dương là địa phương thứ hai thông báo về môn thi thứ ba là môn Tiếng...

ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký đánh giá năng lực 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024 Hôm nay (20.1) ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025, tại địa chỉ: Năm 2025. ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực tại 25 tỉnh, thành phố vào ngày 30.3. Để tham dự đợt thi này, thí sinh có 1 tháng để đăng ký dự thi, từ 20.1...

Danh sách các tỉnh, thành dự kiến môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025

Các tỉnh, thành đều đang dự kiến kỳ thi lớp 10 với ba môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. Danh sách như sau: Tỉnh, thành Môn thứ ba Thời gian thi lớp 10 Quảng Nam Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Tiền Giang Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Khánh Hòa Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật TPHCM Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Nghệ An Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật  Hải Dương Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Bà Rịa – Vũng Tàu Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Đồng Nai  Tiếng Anh Tiếp tục cập nhật Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/1 và tuần qua giảm sâu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/1 và tuần qua giảm mạnh. Ảnh: Thanh Minh. Trong đó, với mặt hàng lúa, trong tuần giá lúa tươi một số loại tiếp tục giảm mạnh vào đầu tuần và đi...

Người dân miền Tây ùn ùn đi mua gạo về dự trữ vì giá gạo rẻ

Dọc các tuyến đường có nhà máy xay xát lúa gạo, những ngày này người dân tập trung về rất đông để mua gạo dự trữ ăn dần – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Theo ghi nhận ngày 17-1, các nhà máy xay xát lúa gạo trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vẫn đông đúc xe cộ, người dân tập trung đến để mua gạo.  video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2025/1/17/mua-gao-17371127471692080992406.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="804672019459301376" ims-video-id="174226"> Nguyên nhân nhiều người dân miền Tây ùn ùn...

Nhộn nhịp vụ hoa xuân

Với địa thế nằm ở vùng hạ lưu sông Tiền thuộc hệ thống sông Cửu Long, mảnh đất Tiền Giang quanh năm được phù sa bồi đắp, từ xa xưa đã hình thành nên những miệt vườn trù phú và màu mỡ. Nơi đây không chỉ nức tiếng với nhiều loại trái cây thơm ngon như mít, nhãn, sầu riêng, vú sữa… mà còn nổi danh là một trong 3 vựa hoa lớn nhất miền Tây Nam Bộ, đặc biệt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất