Powered by Techcity

Đồng chí Trần Văn Vi: Bí thư Xứ ủy Nam kỳ trung kiên của Đảng

Là một người chiến sĩ cộng sản dày dặn kinh nghiệm trong đấu tranh và tổ chức các hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Văn Vi, nguyên Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam kỳ đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc nói chung và của tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói riêng. Với những chiến công đó, đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc.

TẤM GƯƠNG KIÊN TRUNG, BẤT KHUẤT CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN TRONG NHÀ TÙ THỰC DÂN

Đồng chí Trần Văn Vi, bí danh Dân Tôn Tử, sinh ngày 2-5-1905 tại làng Song Thuận, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Là một người có lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh cách mạng chống áp bức, bóc lột dưới sự cai trị của thực dân Pháp, đến tuổi trưởng thành, đồng chí Trần Văn Vi giác ngộ cách mạng, tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Mỹ Tho, sau đó là Chi ủy viên Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phụ trách Đoàn Thanh niên.





Đến tháng 9-1929, đồng chí được kết nạp vào An Nam Cộng sản Đảng (một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam). Sau đó, từ tháng 12-1929 đến tháng 5-1930, đồng chí là Bí thư Huyện ủy Châu Thành (tỉnh Mỹ Tho). Năm 1931, đồng chí được điều động về Tỉnh ủy Mỹ Tho và tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho.

Trong quá trình tham gia cách mạng, đồng chí nhiều lần bị thực dân Pháp bắt. Lần thứ nhất, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tù giam tại Khám Lớn (Sài Gòn), rồi bị đày đi Hà Tiên. Tháng 10-1932, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai, bị đày đi Ô Cấp (Vũng Tàu) và được thả vào tháng 10-1934.

Với bản lĩnh chính trị vững vàng, từ tháng 11-1934 –  4-1935, đồng chí tiếp tục công tác tại Xứ ủy lâm thời Nam kỳ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Xứ ủy viên Xứ ủy lâm thời, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy lâm thời kiêm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho và bị thực dân Pháp bắt lần thứ ba, đày đi Bà Rá (nay thuộc phường Sơn Giang, TX. Phước Long, tỉnh Bình Phước).

Trong những lần bị địch bắt, mặc dù bị tra tấn dã man và chế độ đày ải cực kỳ khắc nghiệt khi phải đối mặt với bệnh sốt rét, chế độ ăn uống thiếu thốn…, đồng chí Trần Văn Vi vẫn ngời sáng tư tưởng cách mạng, tấm lòng kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, một lòng trung thành với Đảng, cương quyết giữ bí mật của tổ chức.

Đồng chí Trần Văn Vi cùng các tù nhân cộng sản khác đã vượt qua nỗi đau về thể xác, kiên cường, chịu đựng và “biến nhà tù thành trường học cách mạng” để học tập và tu dưỡng bản thân, trau dồi lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, lý tưởng và đường lối cách mạng của Đảng với một niềm tin mãnh liệt trở về với quê hương, với cách mạng, với nhân dân để cùng nhau sát cánh, tiếp bước trên con đường giải phóng dân tộc.

Sau ngày phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp (9-3-1945), đồng chí Trần Văn Vi cùng với một số đồng chí khác vượt ngục Bà Rá trở về hoạt động cách mạng. Ngày 20-3-1945, những người cộng sản thuộc nhóm Giải phóng như Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Văn Chim… họp tại Xoài Hột (xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho) lập Xứ ủy lâm thời Nam kỳ, bầu đồng chí Trần Văn Vi làm Bí thư Xứ ủy (3-1945 – 5-1945). Được biết, Xứ ủy này thường được gọi là Xứ ủy Giải Phóng. Đến tháng 1-1948, đồng chí là Phó Trưởng Ban Chính trị Khu 8, phụ trách dân quân.

DẤU ẤN NỔI BẬT TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG

Mang trong mình trách nhiệm, tư chất của một cán bộ lãnh đạo năng động, sáng tạo, đồng chí Trần Văn Vi đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình tham gia cách mạng tại tỉnh Mỹ Tho và sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.

Ngay từ khi giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Châu Thành, đồng chí Trần Văn Vi đã ra sức xây dựng tổ chức cơ sở Đảng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3-2-1930). Từ đó, chi bộ Đảng ở các xã Vĩnh Kim, Song Thuận, Kim Sơn, Bình Trung… lần lượt được thành lập, làm hạt nhân nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân.

Cùng với Tỉnh ủy Mỹ Tho, đồng chí tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân, tiêu biểu là hai cuộc đấu tranh nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1931) và nhân Ngày Chống chiến tranh đế quốc (1-8-1931) cùng sự tham gia tích cực của hàng ngàn người dân, diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt, kết hợp nhiều hình thức như: Mít tinh, biểu tình thị uy, rải truyền đơn, treo băng khẩu hiệu, treo cờ đỏ búa liềm… đấu tranh chống cúp phạt, đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm tô, tăng tiền công cấy… làm rúng động bộ máy thống trị của chính quyền thực dân từ tỉnh xuống cơ sở.

Ở những bước chuyển của cách mạng, đặc biệt là giai đoạn sửa soạn, chuẩn bị các bước cho việc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Xứ ủy lâm thời Nam kỳ do đồng chí Trần Văn Vi làm Bí thư đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác vận động quần chúng cách mạng.

Cụ thể là lấy Báo Giải phóng làm cơ quan ngôn luận của Xứ ủy, tờ báo có nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, hướng dẫn phong trào đấu tranh cho toàn Đảng bộ và nhân dân Nam kỳ. Đồng thời, Xứ ủy còn ra thêm Báo Độc lập để phục vụ công tác vận động cách mạng.

Với phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực lãnh đạo của đồng chí Trần Văn Vi, đồng chí đã chỉ đạo thành lập hệ thống tổ chức Đảng ở các địa phương. Từ đó, Xứ ủy lâm thời Nam kỳ đã tổ chức được 10 Tỉnh ủy lâm thời và 6 Ban cán sự Đảng lâm thời ở các tỉnh trên địa bàn Nam kỳ. Đây là bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Giải Phóng.

Bên cạnh đó, đồng chí Trần Văn Vi đã phân công các đồng chí Xứ ủy viên phụ trách công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang, sắm sửa vũ khí, huấn luyện quân sự… nhằm chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công.

Tháng 2-1951, đồng chí tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Việt Bắc, sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Trung đoàn trưởng, Bí thư Liên chi, Ban Tiếp vận miền Nam. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ tháng 7-1954 – 4-1974, đồng chí lần lượt giữ các chức vụ: Đội trưởng Đội Giảm tô, Đội trưởng Đội Cải cách ruộng đất ở Bắc Giang, Cù Vân (tỉnh Thái Nguyên), Vụ trưởng Vụ Địa phương miền Nam thuộc Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương.

Sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), đồng chí nghỉ hưu ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngày 2-8-1989, đồng chí Trần Văn Vi từ trần.

Tấm lòng kiên trung với Đảng, với dân, đồng chí Trần Văn Vi mãi mãi là tấm gương cho thế hệ cách mạng noi theo. Qua đó, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua học tập, lao động, công tác và chiến đấu, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

LÊ NGUYÊN

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập… Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Điểm khởi hành của những chuyến hàng xuyên biên giới 2 giờ sáng, khi phần lớn người...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Giá gạo các loại bình ổn-thơm nhích nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.800 – 8.000; lúa OM 380 dao động ở mốc 7.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) ở...

Gạo thơm đẹp giá cao, gạo xuất khẩu ổn định

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11: Gạo thơm – dẻo đẹp giá cao, nông dân neo giá lúa cao. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Cùng chuyên mục

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập… Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Điểm khởi hành của những chuyến hàng xuyên biên giới 2 giờ sáng, khi phần lớn người...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Giá gạo các loại bình ổn-thơm nhích nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.800 – 8.000; lúa OM 380 dao động ở mốc 7.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) ở...

Gạo thơm đẹp giá cao, gạo xuất khẩu ổn định

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11: Gạo thơm – dẻo đẹp giá cao, nông dân neo giá lúa cao. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Công bố Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long

   Ảnh minh họa. Nguồn: Báo TN&MT Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chiều ngày 27/11 cho biết: Bộ vừa ban hành Quyết định về việc công bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long. Kịch bản được công bố với 4 nội dung chính Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long được công bố với 4 nội dung chính: Hiện trạng nguồn nước trên lưu vực sông...

Giá gạo giảm nhẹ, lúa ít biến động

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/11: Giá gạo giảm nhẹ, lúa ít biến động. Ảnh: Thanh Minh. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.600 – 7.800;...

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/11/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận có 6 tỉnh như Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và TP. Hà Nội đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá heo hơi hôm nay tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương, cùng về 62.000 đồng/kg. Cùng ghi nhận mức giảm này, các tỉnh Yên Bái, Hà Nam và Nam Định thu mua heo hơi tại giá 61.000...

Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận biến động và giá ổn định so với ngày hôm qua. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này đang được thu mua trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và TP. Hà Nội vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo...

Nuôi nghìn con rắn quấn nhau trong bể xi măng, thanh niên lãi nửa tỷ 1 năm

XEM CLIP:  video-embed-169"> Xuất thân trong gia đình nông dân, ngay từ nhỏ anh Nguyễn Văn Nhựt Khanh (33 tuổi, ở thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) quen với loài động vật hoang dã như rắn, rùa, ếch… Học xong THPT, Khanh tham gia nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ năm 2011. Lúc này, Khanh được người dượng cho hơn chục con rắn ri voi giống để nuôi và chúng lớn nhanh, sinh sản. Chàng trai Tiền Giang tìm hiểu và nhận thấy rắn ri...

Tin nổi bật

Tin mới nhất