Powered by Techcity

Nhật ký chị Thùy Trâm: Lan tỏa mạnh mẽ lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

“Có cái chết hóa thành bất tử/ Có con người như chân lý sinh ra…” Liệt sĩ – Bác sĩ (LS-BS) Đặng Thùy Trâm đã sống, cống hiến trọn đời cho lý tưởng cách mạng vì một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Điều đó, được tô điểm đậm nét qua từng trang nhật ký chị Thùy Trâm viết tại chiến trường trong thời hoa lửa, tuy khốc liệt, đau thương nhưng vẫn sáng ngời ngọn lửa khát khao, cháy bỏng vì nền hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

LÝ TƯỞNG CỦA MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN

Đi vào chiến trường ở lứa tuổi thanh niên, BS Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1966. Khi Mỹ – ngụy tiến hành các chiến lược chiến tranh tàn phá dữ dội tại miền Nam Việt Nam, chị đã gác lại mọi ước mơ, hoài bão và tình yêu lứa đôi để xung phong vào chiến trường B (chiến trường miền Nam), tự nguyện dấn thân cùng kề vai sát cánh với quân và nhân dân ta chiến đấu một cách kiên trung, anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

Với chị, “dù còn hay mất cũng là những ngày vui bất tận khi hòa bình chân chính trở lại trên đất nước chúng ta… Nước mắt chúng ta đã chảy nhiều rồi, xương máu cũng đổ nhiều rồi. Chúng ta có tiếc gì đâu để đổi lấy độc lập tự do”.





Là một bác sĩ quân y hay nói đúng hơn là một “chiến sĩ” cứu người, chị Thùy Trâm được điều vào công tác tại huyện Đức Phổ (nay là TX. Đức Phổ), tỉnh Quảng Ngãi. Tại nơi chiến trường mịt mù đạn bom, chị Thùy Trâm đã có những phút giây lắng động, gửi gắm lòng mình vào những trang nhật ký – “một thế giới thu nhỏ” của chính mình.

Một trong những ấn tượng mạnh mẽ nhất khi đọc nhật ký của BS Đặng Thùy Trâm chính là những câu văn trích lại của một nhà văn Nga ở trang đầu quyển sách: Cái cao quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: “Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”, thể hiện rõ nét vẻ đẹp của lòng yêu nước, là lý tưởng cách mạng, lý tưởng của một người cộng sản cống hiến trọn đời cho quê hương.

PHẨM CHẤT CAO QUÝ CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC

Trong những ngày tham gia công tác, cứu chữa thương, bệnh binh tại một bệnh viện thuộc huyện Đức Phổ, BS Đặng Thùy Trâm đã chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, nhìn những người bạn, người chị, em thân thiết của mình lần lượt mãi nằm lại trên mảnh đất quê hương, “Hường ơi! Hường đã chết rồi sao? Mình nghe tin mà bàng hoàng như trong cơn ác mộng… Xương máu đã chất cao như ngọn núi căm thù sừng sững trước mắt chúng ta… Bao giờ mới đuổi hết lũ quân uống máu người không tanh ấy khỏi đất nước chúng ta”.




Cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được xếp vào 1 trong 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2005 tại Việt Nam.Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào ngày Thương binh – Liệt sĩ năm 2005 và một năm sau đã bán hơn 400.000 bản. Năm 2007, tác phẩm được phát hành tại Mỹ và nhiều quốc gia khác với tên tiếng Anh là “Last night, I dreamed of peace”. Hiện nay, “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng.

Nắn nót qua từng con chữ, chị Thùy Trâm đã ghi lại những năm tháng chiến đấu kiên cường của quân và dân ta, sự hy sinh cao cả của một thế hệ anh hùng. Hình ảnh của những người lính bị thương, sự đau đớn mà họ phải chịu trong điều kiện thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, nhưng ở đó, tình người vẫn đong đầy, tình đồng đội luôn san sẻ và yêu thương nhau trong những ngày sống và chiến đấu gian khổ. Chị Thùy Trâm luôn dõi theo bệnh nhân bằng đôi mắt và tấm lòng của mình, chứa đựng đủ cung bậc cảm xúc khi nhìn thấy thương binh – người chiến sĩ, đồng đội của mình mồ hôi lấm tấm trên gương mặt còn xanh mướt, ráng sức bước từng bước một, qua hết đèo lại dốc.

Chị chia sẻ về “nỗi băn khoăn của một người thầy thuốc và nỗi thương xót, mến phục người thương binh ấy làm mình không thể yên bụng… Với những người như anh mà tôi không cứu chữa được thì đó sẽ là nỗi đau xót khó mà phai đi trong cuộc đời phục vụ của một người thầy thuốc”.

Đối với một cô gái chỉ tuổi đôi mươi, xa nhà, xa gia đình là một nỗi niềm riêng mà chị phải gác lại. Có những đêm, chị nhớ về Hà Nội, nhớ từng hàng cây bên đường phố, những cây bàng, cây sấu lá xanh bóng sau những cơn mưa,… cùng những kỷ niệm ấm áp bên gia đình, gửi lời hỏi thăm người thân vào từng trang viết. “Mẹ ơi, nếu con của mẹ phải ngã xuống vì ngày mai thắng lợi, thì mẹ khóc ít thôi, hãy tự hào vì con của mẹ đã sống xứng đáng. Đời người ai cũng phải chết một lần”.

Tuy ngôn từ mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng xuất phát từ tâm tư của một cô gái bé nhỏ nhưng thẩm thấu một nỗi niềm và ý chí vô hạn, niềm tin sắt đá vào lý tưởng cách mạng, gạt đi nỗi nhớ để nuôi dưỡng lý tưởng “nguyện suốt đời dấn thân cho Đảng, cho non sông”, tiếp tục cố gắng, tin rằng ngày mai đất nước hòa bình thì bản thân sẽ được sống những ngày tháng tươi đẹp như trước đây.

Cảm nhận về cuốn nhật ký của chị Thùy Trâm, Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn chia sẻ rằng: “Lao vào chiến tranh lúc ấy không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là vinh dự mà anh, chị, em chúng tôi cảm thấy phải giành lấy cho bằng được, để giành lại nền độc lập, hòa bình cho dân tộc Việt Nam, nơi mà “mỗi người dân đều là dũng sĩ diệt Mỹ, mỗi mảnh đất đều thấm máu kẻ thù, mỗi gia đình đều mang nặng khăn tang mà vẫn kiên cường chiến đấu với niềm tin lạc quan kỳ lạ”.

“Có một người con gái tuổi hai mươi/ Đã nằm lại trên mảnh đất quê hương/ Máu thắm đỏ từng trang nhật kí/ Chị đã ra đi, cả đất nước nghiêng mình”. Chiến tranh tuy đã lùi xa, những đau thương, mất mát của quân và dân ta trong chiến tranh có thể sẽ phai nhòa, nhưng lý tưởng sống, ý thức giác ngộ và cống hiến của thế hệ thanh niên một thời khói lửa được lưu lại trong cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” – đại diện cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ vẫn mãi ngời sáng, là ánh dương tiếp tục soi rọi lý tưởng cách mạng cho thế hệ thanh niên ngày nay.

HẢI ĐĂNG

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc Tết doanh nghiệp

Sáng ngày 04/02, Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội...

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu xuân mới – Văn hóa

Sáng 3-2, tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng. Đây là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong không khí đầu xuân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Việc tưởng nhớ Vua Hùng, với truyền thống...

Biến lá khóm thành tơ sợi

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã nghiên cứu thực hiện mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Bước đầu, việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng chừng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị. Dự án "Sản...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Cùng chuyên mục

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng nhân dịp đầu xuân mới – Văn hóa

Sáng 3-2, tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đến dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Vua Hùng. Đây là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong không khí đầu xuân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Việc tưởng nhớ Vua Hùng, với truyền thống...

Kết nối quảng bá du lịch qua lễ hội Hủ tiếu Mỹ Tho

UBND TP Mỹ Tho kỳ vọng rằng thông qua lễ hội “Hủ tiếu Mỹ Tho”, sẽ kết nối quảng bá du lịch của thành phố. Ngày 29.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Lê Thị Bé Phượng - Phó Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) - cho biết, trong nỗ lực thúc đẩy du lịch địa phương và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam, thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền...

Tăng cường hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Văn hóa cấp xã – Văn hóa

Tỉnh Tiền Giang hiện có 170/172 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn. Thời gian qua, các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân, tạo được môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn, tạo được hiệu quả xã hội tích cực. Các thiết chế văn hóa, thể...

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất