Powered by Techcity

Bình Thuận thông tin về Dự án Hồ chứa nước Ka Pét

Chiều 7/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo thông tin về chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đồng chí Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cùng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp báo.





b

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An phát biểu tại buổi họp báo.

Cùng dự có đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan; phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu tại buổi họp báo, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An đã nêu khái quát về Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, mục tiêu, hiệu quả của dự án đối với dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận và các địa phương phía nam của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất Việt Nam. Trách nhiệm của tỉnh là lo nước cho dân. Với đặc điểm địa hình Bình Thuận, muốn làm hồ thủy lợi, không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến rừng. Nhưng có hồ, môi trường chắc chắn sẽ tốt lên vì tích được nước, tăng độ ẩm toàn khu vực, tạo môi trường cho cây sinh trưởng.

Giữ rừng là cho dân, giữ nước cũng là cho dân. Mất rừng sẽ làm suy giảm nước ngầm. Nhưng làm hồ cũng là một hình thức tích tụ nước mặt, làm tăng mực nước ngầm. Khi đề xuất dự án này, tỉnh và các đơn vị liên quan lựa chọn phương án ít tác động rừng nhất, nhưng đem lại hiệu quả cao nhất.





b

Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khảo sát thực tế tại vị trí dự kiến xây dựng công trình Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Báo cáo của Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2020 và Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023. Hồ Ka Pét có quy mô dung tích chứa hơn 51 triệu m3. Tổng mức đầu tư hơn 874 tỷ đồng.





b

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải giải đáp các câu hỏi về hiệu quả Dự án Hồ chứa nước Ka Pét.

Khi dự án hoàn thành, sẽ cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II với 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.





b

Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Phan Thanh Hoàng báo cáo tổng quan Dự án Hồ chứa nước Ka Pét.

Tổng diện tích đất dự án là 697,73ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72ha (đất có rừng là 619,58ha, gồm: rừng đặc dụng là 137,95ha; rừng phòng hộ là 0,51ha; rừng sản xuất là 440,4ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha và đất không có rừng 60,14ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng hệ thống công trình thủy lợi (bao gồm các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và kênh tiếp nước…), với tổng dung tích thiết kế hơn 362 triệu m3. Tuy nhiên, tổng dung tích thiết kế của các hồ mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Nhu cầu đầu tư hệ thống hồ chứa nước để giữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân cần được ưu tiên.

Dự án chứa nước Ka Pét là một trong những dự án thủy lợi được nhân dân Bình Thuận nói chung, nhân dân huyện Hàm Thuận Nam và các huyện lân cận nói riêng mong đợi từ nhiều năm qua.





b

Ông Nguyễn Công Thành,Viện Đào tạo Khoa học Ứng dụng miền trung, đơn vị tư vấn lập Dự án xây dựng Hồ thủy lợi Ka Pét trả lời về phương án chọn vị trí xây Hồ Ka Pét.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc vì sao không xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét ở vị trí khác mà phải xây ở vị trí này, ông Nguyễn Công Thành, Viện Đào tạo Khoa học Ứng dụng miền trung, đơn vị tư vấn lập Dự án xây dựng Hồ thủy lợi Ka Pét cho biết, qua tính toán cân bằng nước, căn cứ vào đặc điểm địa hình vùng dự án cho thấy chỉ có hai vị trí xây dựng công trình đầu mối hồ chứa nước Ka Pét để tạo ra hồ chứa ở thượng lưu.

Để không gây ngập khu canh tác 127ha đất mới khai hoang dọc ven sông Bà Bích nằm trong lòng hồ (chính là khu tưới của đồng bào ở xã Mỹ Thạnh hiện nay) và để tránh ngập cầu, ngập đường nối quốc lộ 1A đến xã Mỹ Thạnh nên vị trí công trình đầu mối Hồ chứa nước Ka Pét được nghiên cứu là vị trí phương án chọn hiện nay, thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.

Ông Nguyễn Công Thành, Viện Đào tạo Khoa học Ứng dụng miền trung, đơn vị tư vấn lập Dự án xây dựng Hồ thủy lợi Ka Pét cho biết, qua tính toán cân bằng nước, căn cứ vào đặc điểm địa hình vùng dự án cho thấy chỉ có hai vị trí xây dựng công trình đầu mối hồ chứa nước Ka Pét để tạo ra hồ chứa ở thượng lưu.

Để không gây ngập khu canh tác 127ha đất mới khai hoang dọc ven sông Bà Bích nằm trong lòng hồ (chính là khu tưới của đồng bào ở xã Mỹ Thạnh hiện nay) và để tránh ngập cầu, ngập đường nối quốc lộ 1A đến xã Mỹ Thạnh nên vị trí công trình đầu mối Hồ chứa nước Ka Pét được nghiên cứu là vị trí phương án chọn hiện nay, thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.

Tiến sĩ Đỗ Văn Thông, Phân viện trưởng Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ là đơn vị thực hiện kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thuộc dự án Hồ chứa nước Ka Pét cho biết, khu vực thực hiện dự án chỉ có 2 trạng thái rừng hỗn giao (gỗ+ tre nứa) và tre (nứa+gỗ) mật độ dưới 400 cây/ha. Một số loài cây như: cẩm liên, căm xe, cà chắc, sến cát, xây… không thuộc nhóm các loài cây gỗ quý, hiếm trong Sách đỏ Việt Nam. Phần lớn cây gỗ tái sinh trong khu vực điều tra có chất lượng trung bình. Đối với các trạng thái rừng hỗn giao thì cây tái sinh từ hạt chiếm ưu thế; còn đối các trạng thái rừng rụng lá thì hầu hết cây tái sinh từ chồi.





b

Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam nói về nguyện vọng của bà con mong sớm xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét.

Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, xã có 259 hộ với 1.886 khẩu là người đồng bào dân tộc Rai. Bà con sinh sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp trồng bắp, mì 1 vụ dựa vào nước trời. Trong đó, có 25 hộ có đất sản xuất nằm trong lòng hồ Ka Pét.

Khi nghe tin có chủ trương làm hồ thủy lợi Ka Pét, bà con rất phấn khởi vì có nước sinh hoạt và sản xuất ổn định. Bà con rất đồng thuận trong việc di dời để giao đất cho nhà nước làm hồ thủy lợi, đồng thời mong Nhà nước triển khai sớm việc xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét.





b

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Lê Thanh Sơn giải đáp về việc trồng rừng thay thế.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên về đặc điểm loại rừng, việc hỗ trợ cho bà con có đất sản xuất trong khu vực dự án, ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, khu vực rừng thực hiện dự án là rừng thứ sinh không phải là rừng nguyên sinh, vì rừng ở đây đã khai thác từ những năm 1983, đến năm 2000 ngừng khai thác và được bảo vệ nghiêm ngặt, đến nay rừng đã phát triển lại. Khi thực hiện dự án, các hộ đồng bào nhận khoán bảo vệ rừng ở lòng hồ sẽ được hoán đổi sang vị trí khác vẫn nhận giao khoán bảo vệ rừng và sẽ thuận lợi hơn, có điều kiện canh tác sản xuất.

Tổng diện tích phải trồng rừng thay thế là hơn 1.844,54ha (gấp 3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét), Sở đã xác định vị trí và các diện tích rừng trồng thay thế tại các lâm phận của các đơn vị chủ rừng trong tỉnh.

Theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có hiệu lực từ ngày 15/2/2023, việc thay thế sẽ được bổ sung thêm vị trí ở rừng sản xuất cùng với vị trí rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trước đây là thuận lợi cả về thời gian thực hiện và không tăng thêm chi phí.





b

Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy (đeo kính đen) khảo sát thực tế vị trí trồng rừng thay thế tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, huyện Hàm Thuận Nam.

Tại cuộc họp báo, đại diện các cơ quan, đơn vị chức năng cũng như địa phương trả lời và giải đáp đầy đủ, chính xác, không né tránh về tất cả những vấn đề mà các nhà báo quan tâm về Dự án Hồ chứa nước Ka Pét.

Kết luận buổi họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải khẳng định, tuy có một phần diện tích rừng sẽ bị mất khi thực hiện dự án, nhưng khi có hồ thì nước cũng được tích, mực nước ngầm tăng, đồng nghĩa với các vùng đất khô hạn bị hoang mạc hóa sẽ được hồi sinh, diện tích đất sản xuất tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Mục tiêu, hiệu quả của dự án mang lại là hết sức to lớn và lâu dài đối với dân sinh, sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận và khu vực phía nam của tỉnh.

Theo Báo điện tử Nhân Dân

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Biến lá khóm thành tơ sợi

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã nghiên cứu thực hiện mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Bước đầu, việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng chừng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị. Dự án "Sản...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa “chốt”

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia

NDO – Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến hết...

Nhiều học sinh trường huyện đoạt giải cao học sinh giỏi quốc gia

Học sinh Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Năm nay trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia – Ảnh: N.T. Thống kê từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025 cho thấy rất nhiều học sinh trường THPT không chuyên đoạt giải. Trong số này có rất nhiều trường huyện, thậm chí huyện vùng sâu vùng xa của các tỉnh. Trường huyện nhiều học sinh giỏi Trong...

Cùng chuyên mục

Biến lá khóm thành tơ sợi

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã nghiên cứu thực hiện mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Bước đầu, việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng chừng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị. Dự án "Sản...

Tiền Giang: Kinh tế tập thể và hợp tác xã tiếp tục phát triển trong năm 2024

Chiều ngày 16/01, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. ...

Năm 2024: Ban Chỉ đạo 389/TG phát hiện, xử lý trên 2.000 vụ vi phạm

Ngày 17/01, Ban Chỉ đạo 389/TG tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389/TG. Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Ban Chỉ đạo 389/TG đã thực hiện...

TP. Gò Công: Ra quân tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sáng ngày 13/01, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Gò Công tổ chức Lễ phát động và ra quân tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn TP. Gò Công. Quang cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có ông Giản Bá Huỳnh, Chủ tịch UBND TP. Gò Công; ông Nguyễn Văn Nhựt, Phó Giám đốc...

Tiền Giang: Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội của tỉnh năm 2024

Sáng ngày 03/01, bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang chủ trì buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Tham dự buổi họp báo có đại diện các sở, ban, ngành tỉnh. Quang cảnh buổi họp báo. Trong năm 2024, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt...

Tiền Giang: Hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực

Vừa qua, ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tiền Giang chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần...

Tập huấn nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong phòng, chống bệnh phong

Ngày 04/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang tổ chức lớp tập huấn kiến thức cơ bản về bệnh phong cho hơn 170 viên chức, nhân viên y tế tuyến cơ sở thuộc các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm duy trì thành quả loại trừ bệnh phong mà tỉnh Tiền Giang đã đạt được từ năm 2023, đồng thời nâng...

Tiền Giang: Tăng cường năng lực xuất khẩu sang thị trường EU cho doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường năng lực xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng sang thị trường Châu Âu (EU) thông qua bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam. Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm. Đến dự có ông Lưu Văn Phi,...

Huyện Cái Bè tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Cái Bè vừa tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp (DN) năm 2024 trên địa bàn huyện Cái Bè. Quang cảnh hội nghị. Theo đại diện UBND huyện Cái Bè, thời gian qua, tình hình phát triển DN trên địa bàn huyện cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu tỉnh...

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất