Powered by Techcity

Mùa Vu lan nghĩ về nghi thức “Bông hồng cài áo”

(ABO) Từ khi Phật giáo gia nhập vào Việt Nam, ngày Lễ Vu lan (ngày rằm tháng Bảy hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng tôn thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Qua quá trình du nhập và phát triển hơn 2.000 năm tại Việt Nam, đến nay giá trị văn hóa này đã trở thành một đạo nghĩa của dân tộc; trong đó, nghi thức “Bông hồng cài áo” mang một ý nghĩa rất đặc biệt.





Trong Lễ Vu lan của người Việt Nam từ lâu đã có nghi thức “Bông hồng cài áo”. Theo nhiều tư liệu ghi chép, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo trong nước và thế giới là người đề xuất nghi thức này. Trong chuyến thăm Nhật Bản vào thập niên 1960, Thiền sư thấy người Nhật Bản cài hoa cẩm chướng lên ngực trong Lễ Vu lan, những người mất mẹ cài hoa màu trắng, người còn mẹ cài hoa đỏ.

Năm 1962, Thiền sư viết Tùy bút Bông hồng cài áo nói về một tập tục cài hoa lên áo mà ông đã gặp ở Nhật Bản đậm tính nhân văn. Khi chuyển hóa hình thức này về Việt Nam, ông chọn hoa hồng làm biểu tượng cho Lễ Vu lan báo hiếu.

Sau đó, Tùy bút Bông hồng cài áo được in ra nhiều lần; vào mỗi dịp Vu lan một số các chùa bắt đầu tổ chức nghi thức “Bông hồng cài áo”. Từ đó, Lễ Bông hồng cài áo đã trở thành một nét đẹp truyền thống đến nay.





Vào năm 1963, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đọc được bản Tùy bút Bông hồng cái áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, cùng với niềm yêu kính mẹ vốn dĩ rất dạt dào, đã cho nhạc sĩ nguồn cảm hứng phổ thành ca khúc Bông hồng cài áo nổi tiếng suốt 60 năm qua. Đây được xem là một trong những bài nhạc Việt hay nhất viết về mẹ, bên cạnh Lòng mẹ của Y Vân, Đèn khuya của Lam Phương… Thật vậy, những tác phẩm viết về 2 đấng sinh thành luôn cho người ta những cảm xúc đặc biệt, nhất là mỗi dịp Vu Lan.

Có lẽ vì vậy mà Vu lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn…

Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, Lễ Vu lan dần trở thành một nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển, một số loại hình văn hóa mới du nhập vào nước ta đã ít nhiều làm phai mờ một số nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt, thì việc phát huy nét đẹp hiếu kính với ông bà, cha mẹ càng cần phải quan tâm, nhất là giáo dục cho giới trẻ.





chùa Sắc Tứ Linh Thứu (huyện Châu Thành)
Nghi thức “Bông hồng cài áo” được tổ chức tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu (huyện Châu Thành).

Tại nhiều chùa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, mùa Vu lan thường diễn ra từ đầu tháng 7 đến ngày rằm tháng 7, tùy theo điều kiện của mỗi nơi có thể tổ chức thời gian cho phù hợp. Nhân mùa Vu lan, tại các chùa dành thời gian để nhắc lại ý nghĩa đích thực của việc báo hiếu, hàm ý sâu xa của nghi thức cài hoa hồng; nhắc nhớ mỗi người luôn nhớ niệm bốn trọng ân, giữ tâm thiện lương, thực hành tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, đó chính là nghĩa cử cao đẹp của việc báo ân, báo hiếu đến thầy tổ và hai đấng sinh thành.





Dâng hoa, dâng trà cho các bậc cha mẹ bày tỏ tấm lòng hiếu kính của con đối với cha mẹ.
Dâng hoa cho các bậc cha mẹ bày tỏ tấm lòng hiếu kính của con đối với cha mẹ.

Theo Sư cô Thích nữ Trung Tường, Thư ký chùa Sắc Tứ Linh Thứu (huyện Châu Thành), tại Lễ Vu lan, các chùa thường tổ chức cho phật tử cầu an cho những người cha mẹ còn sống được bình an; cầu siêu để vong linh ông bà, cha mẹ đã khuất được siêu sinh tịnh độ.

Đặc biệt, Lễ “Bông hồng cài áo” trong mùa Vu lan là một nghi thức mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Tại buổi lễ này, mỗi người sẽ được cài lên áo mình những bông hoa hồng mang ý nghĩa tượng trưng, người được cài bông hồng trắng để không quên cha mẹ mình đã khuất; người được cài bông hồng đỏ sẽ cảm thấy mình hạnh phúc khi còn cha, còn mẹ mà biết sống sao cho cha mẹ khỏi phiền lòng…













nói về đạo hiếu, bổn phận làm con đối với công ơn sinh thành của cha mẹ.
Vu lan là dịp để các phật tử trở về chùa nghe nói về đạo hiếu, bổn phận làm con đối với công ơn sinh thành của cha mẹ.

Qua hàng ngàn năm, Vu lan Khánh Hội đã trở thành nét văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt, là nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Mở rộng ra, ngày Lễ Vu lan không chỉ mang đậm nét nhân văn, mà còn làm rạng rỡ đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

GIA TUỆ

 

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ông Nguyễn Văn Điệp – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam – đã trao đổi với phóng viên, báo chí xung quanh vấn đề này. Xin ông cho biết, đến thời điểm này hoạt động đưa vaccine dịch tả lợn châu Phi của AVAC (vaccine AVAC ASF LIVE) ra thị trường như thế nào, đặc biệt là với các thị trường xuất khẩu? Đến thời điểm này, công ty vẫn cung ứng đầy đủ vaccine ra nhu...

Lũ đe dọa tiến độ đường cao tốc

Nhà thầu tập trung thi công đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua TP Cần Thơ – Ảnh: N.V. Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án thành phần 1 dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 1, chính quyền các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, TP Cần Thơ và các đơn vị thi công đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, nỗ lực hoàn...

Nữ sinh nghèo là kiện tướng karate quốc gia, HS giỏi tỉnh môn tin học, đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Tân sinh viên Nguyễn Đỗ Như Hằng trong khu tự học ở Đại học Kinh tế TP.HCM chiều 11-11 – Ảnh: TRẦN HUỲNH Với thành tích đạt giải 3 môn tin học trong kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2022-2023, cùng với kết quả quá trình học tập bậc THPT các môn trong tổ hợp A00 (toán – lý – hóa) đều trên 8 điểm, Nguyễn Đỗ Như Hằng (học sinh chuyên tin...

Bản tin Mặt trận sáng 17/11

Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết bản Vều 1 (Nghệ An) Chiều ngày 16/11, ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với người dân bản Vều 1, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn. Cùng tham gia đoàn có bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch – Tổng...

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Cùng chuyên mục

Tirne khai thực hiện hiệu quả 2 Đè án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 - 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công...

Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây – 45 năm xây dựng và phát triển”

(ABO) Tối ngày 29-4, tại sân khấu ngoài trời Khu luyện tập thể thao huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Gò Công Tây tổ chức tổng kết, phát thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây - 45 năm xây dựng và phát triển”; biểu diễn nghệ thuật tổng hợp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), kỷ niệm 45 năm tái thành lập huyện Gò Công Tây...

Chương trình ý nghĩa của Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho”

(ABO) Vở Rối Nước "Trước ngọn sóng" (tác giả: Mai Thắm, đạo diễn: Trần Được) là câu chuyện truyền tải đến người xem tình yêu biển đảo quê hương. Vở được diễn trong 2 đêm 29.0 - 30.4 vào lúc 19g00, Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến...

Lung linh sắc màu mừng các ngày lễ lớn của đất nước

(ABO) Từ ngày 27-4 đến ngày 1-5, tại Công viên Tết Mậu Thân, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho” năm 2024, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do UBND TP. Mỹ Tho tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất