Powered by Techcity

BÀI 3: Chuyện xưa, tích cũ

TX. GÒ CÔNG – TỪ “LÀNG THÀNH PHỐ” ĐẾN THÀNH PHỐ

BÀI 2: Tìm về dấu tích nhà xưa



BÀI 1: Đất “địa linh, nhân kiệt”

“Làng Thành Phố” xưa, TX. Gò Công (tỉnh Tiền Giang) ngày nay, không chỉ được nhắc nhớ bởi phố cổ, nhà xưa, mà còn nhiều chuyện xưa, tích cũ gắn liền với chiều dài lịch sử của vùng đất “địa linh, nhân kiệt”. Dòng dõi hoàng gia, các bậc tiền nhân mở cõi, nhân sĩ, trí thức cùng với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý báu, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương đã góp thêm vị thế cho vùng đất “địa linh, nhân kiệt” này.

PHÁT TÍCH ĐIỀM LÀNH

Chúng tôi viếng thăm Lăng Hoàng gia vào chiều cuối tháng 7, một trong những di tích gắn liền với năm tháng thăng trầm của “Làng Thành Phố” xưa, TX. Gò Công ngày nay. Lăng Hoàng gia là nơi yên nghỉ của những người thuộc dòng họ Phạm Đăng, một dòng họ nổi tiếng ở Nam bộ vào thế kỷ XVIII, XIX. Khu lăng mộ tọa lạc trên gò Sơn Quy (nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công). Theo nghiên cứu của Nhà giáo Ưu tú Phan Thanh Sắc, ông Phạm Đăng Dinh (1657 – 1751) đem gia đình và gia thuộc từ thôn Tư Cung, Quảng Ngãi vào khai thác Gò Rùa thành Giồng Sơn Quy, sinh Phạm Đăng Long rồi cháu nội là Phạm Đăng Hưng.





Miếu Võ Quốc Công được trùng tu năm 2017.
Miếu Võ Quốc Công được trùng tu năm 2017.

Tìm hiểu kỹ hơn về Lăng Hoàng gia, ông Phan Văn Dũng, người đang trông nom khu lăng mộ cho biết thêm, các đời của dòng họ Phạm Đăng nối tiếp nhau, nhiều người qua đời được xây mộ tại đây, trong khoảng thời gian từ năm 1811 đến đầu thế kỷ XX. Đặc biệt nhất trong khuôn viên này là Lăng mộ của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (ông ngoại của vua Tự Đức) có kiến trúc độc đáo.

Phần mộ được xây dựng từ năm 1826, hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc nón quan trong triều, khác với những mộ ở Nam bộ. Trước mộ có 4 trụ cách điệu giữa búp sen và chiếc nón. Ngoài ra, bình phong được xây khá cầu kỳ, đường nét uyển chuyển làm cho ngôi mộ trở nên cổ kính và uy nghiêm. Có thể nói, khu Lăng Hoàng gia là một quần thể kiến trúc xưa và lạ, bởi đây là nơi yên nghỉ của dòng họ làm quan nhiều đời và là họ ngoại của các vua nhà Nguyễn.

Điều mà nhiều người chú ý hơn cả, ngoài khu Lăng mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và khu nhà thờ, còn có một giếng nước ngọt ngay giữa khuôn viên Lăng Hoàng gia, nơi vùng đất bị nhiễm phèn mặn của TX. Gò Công. Đến nay vẫn chưa ai xác định chính xác giếng nước này được đào từ năm nào, chỉ biết rằng nó được cho là báo hiệu của một điềm lành, gắn liền với dòng họ hoàng tộc danh tiếng Phạm Đăng.

Ông Phan Văn Dũng kể lại, tục truyền giếng được đào vào đời ông Phạm Đăng Dinh, khi đào nước giếng rất ngọt, gọi là mạch long. Có lẽ giếng nước được đào để lấy nước sinh hoạt cho gia đình Phạm Đăng. Có điều lạ là đến mùa khô, các giếng khác, kể cả ao làng sâu 10 m, đều cạn hết, riêng giếng này không sâu nhưng ngay mạch nước nên nước lúc nào cũng có.





Đài chiến tích giải phóng Khám lớn Gò Công.
Đài chiến tích giải phóng Khám lớn Gò Công.

Ngày xưa, người dân ở xã Long Hưng đều xài nhờ giếng nước này. Điều lạ nữa là khi Hoàng Thái hậu Từ Dũ được sinh ra, nước ở giếng này càng ngọt hơn. Cho nên cụ Nguyễn Liên Phong, trong cuốn sách cổ “Từ Dụ – Hoàng Thái hậu truyện” in năm 1913 có viết 2 câu thơ: Lệ thủy trình tường tội/ Quy khâu vun phước cơ (có người nói là Lệ thủy trình tường ngoại/ Quy khâu trúc phước cơ – NV) nghĩa là: Nước ngọt trổ điềm lành/ Gò rùa vun đất phước), cũng có nghĩa là đất địa linh sinh ra anh kiệt.

“Gia tộc Phạm Đăng hiện vẫn còn, hằng năm vẫn mua hương quả về cúng viếng, nhất là vào ngày 14-6 (âm lịch). Lăng Hoàng gia được người dân tôn kính, những ai về Gò Công đều mong muốn được thăm viếng. Riêng giếng nước ngọt vẫn còn được giữ gìn”- ông Phan Văn Dũng cho biết.

NHỮNG CON NGƯỜI TÀI HOA

Chuyện xưa, tích cũ ở “Làng Thành Phố” năm xưa không chỉ có ở Lăng Hoàng gia, mà còn được soi chiếu ở nhiều góc nhìn khác. Nếu soi rọi vào chặng đường đã qua, mảnh đất ấy, vị trí và vị thế ấy đã đặt Gò Công vào những cuộc đối đầu quyết liệt với kẻ thù xâm lược, vì thế mà ở đây có những tên đất, tên người đã đi vào lịch sử: Anh hùng dân tộc Trương Định, người đầu tiên đứng lên đánh Pháp xâm lược; nhân sĩ Huỳnh Đình Điển với phong trào Minh Tân; Tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Gò Công lập trụ sở, mở cơ sở kinh tế và hoạt động (1927); xuất hiện cờ đỏ, truyền đơn báo hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930); tháng 8-1945, nơi đây chứng kiến một cuộc mít tinh chào mừng cách mạng thành công và sự ra mắt chính quyền cách mạng tỉnh Gò Công; tháng 8-1954 tại đây cũng diễn ra mít tinh chào mừng Hiệp định Genève của hơn 20.000 người dân Gò Công tạo nên tiếng vang lớn trong vùng. Chưa hết, Tết Mậu Thân năm 1968, Lực lượng vũ trang cách mạng đã tiến công vào trung tâm tỉnh lỵ đánh dấu một mốc son lịch sử đấu tranh của quân dân Gò Công.





Lăng Hoàng gia.
Lăng Hoàng Gia.

Mảnh đất Gò Công với vị trí và vị thế đó, không chỉ sản sinh ra những con người anh hùng trong đấu tranh chống ngoại xâm, mà còn tạo ra một vùng văn hóa nổi bật với những con người tài hoa trên nhiều lĩnh vực. Ngoài dòng họ Phạm Đăng với Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, Thái hậu Từ Dũ nổi tiếng trong lịch sử, đây cũng là quê hương của Nhà văn Hồ Biểu Chánh, Sơn Vương…

Trong những năm 1925 – 1930, tại đây đã có Nhà xuất bản nữ lưu thơ quán của Phan Thị Bạch Vân nổi tiếng toàn quốc, tập hợp nhiều cây bút tiến bộ đương thời cổ động cho nữ giới mở mang học vấn và bảo vệ luân lý đạo đức. Đây cũng là quê hương của nữ sĩ Lê Thị Kim (nữ sĩ Manh Manh), của bà Cao Thị Khanh – Chủ bút tờ Phụ nữ tân văn…

Trải qua chiều dài lịch sử, vùng đất này đã có một gia tài di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý báu, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương được kết tinh từ truyền thống hiếu học, quá trình lao động cần cù, sáng tạo của các bậc tiền nhân. Tiêu biểu về di sản văn hóa vật thể là Lăng Hoàng gia, nhà Đốc Phủ Hải, Miếu Võ Quốc Công (Võ Tánh), Đình Trung…

Di sản văn hóa phi vật thể có mắm tôm chà, điệu lý con sáo Gò Công, tủ thờ Gò Công; các lễ hội như Lễ hội Anh hùng dân tộc Trương Định, Lễ hội cúng Quan Thánh Đế của người Hoa, Lễ hội Đình Trung… hiện vẫn còn được lưu giữ và phát huy. Đây có lẽ là những nét văn hóa riêng biệt không phải vùng đất nào cũng có được. Đây cũng là tiền đề để TX. Gò Công bước tiếp trong chặng đường mới.

Những bậc cao niên ở đất Gò Công nói với chúng tôi rằng, để có được diện mạo như ngày nay, vùng đất này đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và là kết quả của những cuộc Nam tiến. Đó là vào khoảng đầu thế kỷ XVII đã có nhiều đoàn người từ vùng Thanh – Nghệ, Ngũ Quảng vượt biển vào Nam đến vùng đất Gò Công tập kết, trụ chân lập nghiệp đầu tiên.

Quá trình lao động cần cù, bền bỉ, sáng tạo của các thế hệ nối tiếp nhau, lưu dân người Việt đã từng bước biến một vùng đất hoang vu, nước độc, rừng thiêng, đầy thú dữ trở thành một vùng đất trù phú, “địa linh, nhân kiệt”. Một “Làng Thành Phố” xưa đã trải qua nhiều cung bậc khác nhau, nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, nhưng với vị thế ấy, vùng đất ấy vẫn bước tiếp trên những hành trình mới.

ANH PHƯƠNG

(Còn tiếp)

 

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Đỉnh triều cường vượt báo động 3, TPHCM nguy cơ ngập sâu nhiều nơi

Sáng 16/11, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, khu vực Nam bộ đang bước vào giai đoạn triều cường rằm tháng 10 âm lịch đạt đỉnh. Trong 24 giờ qua, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ít biến đổi và duy trì ở mức cao. Tính đến 7h sáng, mực nước cao nhất ngày thực đo tại một số trạm đều vượt báo...

Quần đảo hoang sơ từng là ‘sào huyệt’ khét tiếng của hải tặc

Do nằm trên tuyến thông thương quan trọng nên từ nhiều thế kỷ trước, quần đảo này đã trở thành nơi cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. 1. Quần đảo Hải Tặc thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta? ...

Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Chuyến công tác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của tỉnh Long An với các đối tác tại châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư các dự án chuyển đổi xanh, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch nguồn vốn FDI vào tỉnh. Trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến thương mại và đầu tư tại châu Âu từ ngày 11 – 21/11/2024 do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Khóc ròng với sầu riêng nghịch vụ

Vườn sầu riêng của anh Tùng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong số ít vườn sầu riêng xử lý nghịch vụ thành công tại khu vực này – Ảnh: MẬU TRƯỜNG Nhiều khu vực tại tỉnh Tiền Giang, các vườn sầu riêng đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nhưng trái rất ít, thậm chí không có trái. Theo ông Lê Văn Thơm – chủ tịch UBND xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, trong tổng...

Cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng cao trở lại

Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Giá sầu riêng những ngày qua liên tục tăng. Ghi nhận vào ngày 24/10, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ so với những ngày trước. Tại khu vực huyện Cai Lậy, nhiều vựa nông sản thu mua sầu riêng Monthong (Thái) loại...

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Vừa qua, tại Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo), Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công ty Cổ phần FADO iExport (FADO) tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với quy mô 03 container và số lượng gần 70 tấn dừa tươi. Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu. ...

Nhân rộng tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Ngày 08/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Mỹ Tho ban hành Công văn về việc phối hợp thực hiện nhân rộng mô hình tuyến đường không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt. Theo đó, UBND thành phố Mỹ Tho giao các phòng, ban, ngành thành phố, UBND các phường, xã và đề nghị các đoàn...

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn ba tháng

Ông Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã thu ngân sách được trên 8.710 tỷ đồng, đạt 102,10% dự toán năm 2024 và tăng hơn 23,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng phấn khởi thể hiện những nỗ lực vượt khó của tỉnh, giúp địa phương hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách cả năm trước thời...

Sản phẩm OCOP Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Diễn đàn) diễn ra tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 29/9 đến ngày 03/10, nhiều đặc sản của tỉnh Tiền Giang đã được góp mặt tại đây. Nhiều loại trái cây đặc sản Tiền Giang góp mặt tại Diễn đàn. Theo ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển...

Thanh long cuối vụ đạt giá cao

Hiện nay, thanh long tại vùng chuyên canh lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo đang được các thương lái thu mua với giá cao gấp 3 lần so với giá mua ở các tháng trước đây. Phân loại thanh long tại một cơ sở thu mua. Các vựa thu mua thanh long với giá dao động từ 14.000 - 24.000 đồng/kg tùy loại. Các nhà...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp vùng phía Đông

Sáng ngày 18/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp (DN) vùng phía Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc...

Doanh nghiệp cùng người dân sản xuất gạo chất lượng cao

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chú trọng liên kết với nông dân trên địa bàn để sản xuất gạo chất lượng cao. Từ sự quyết tâm trên, đến nay, việc liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao đã mang lại những kết quả bước đầu. Lãnh...

Sở Công Thương tổ chức bàn giao 2 Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây

Ngày 29/8, Sở Công Thương tổ chức bàn giao Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024 cho 2 cửa hàng trên địa bàn huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Tại huyện Gò Công Đông, Điểm bán hàng Việt Nam tại Cửa hàng tạp hóa Cô Hà, địa chỉ: Ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền...

Trái dừa khô tăng giá, người trồng phấn khởi chăm sóc vườn dừa

​Giá trái dừa khô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những tháng đầu năm đã tăng trở lại giúp người trồng dừa có lãi cao, phấn khởi đầu tư, chăm sóc vườn dừa. Tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 60.000 - 85.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp đôi (40.000 đồng/chục) so với thời điểm cách đây vài tháng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất