Powered by Techcity

Bánh vá Gò Công, Tiền Giang

Bánh vá, món ăn chỉ có ở Gò Công, nhưng phải là dân Gò Công cố cựu mới biết, còn “dân tứ xứ” về đây không phải ai cũng biết cả đâu!

Người Gò Công trong nước, đám trẻ bây giờ đa phần ít còn biết món bánh vá. Còn người Gò Công ở hải ngoại, lớp tuổi 60 trở lên thường hay tìm về ký ức, thích sống lại thuở ngày xưa… nên có lẽ còn nhớ ít nhiều về món bánh vá, một món ăn mà trong thời tuổi trẻ họ đã có lần ăn qua rồi ở đâu đó…

Bánh vá hay lá bánh giá? Nhơn chuyến đi ra mắt sách và thăm viếng bạn bè tại Úc Châu vào nhũng ngày giáp Tết Bính Tuất, tôi hân hạnh được “nhóm bạn Gò Công” đãi món bánh vá, hôm đó có mấy người hỏi nhau: “Bánh vá” hay “bánh giá?”

Nói bánh vá là vì bánh dùng cái VÁ để chiên; còn nói là bánh giá là vì bánh có dùng GIÁ trộn chung trong nhưn bánh. Trong cuốn Ðại Tự Ðiển tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Hà Nội cũng như cuốn Việt Nam Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản không thấy có chữ bánh vá hay bánh giá.

Bánh vá là món ăn đặc biệt chỉ có ở Gò Công, miền Nam, các nhà văn, nhà báo trong nước nhứt là sau năm 1975, đa số gốc miền Bắc, nghe người ở đây phát âm giọng Nam “bánh DÁ” (người miền Nam không phận biệt âm V với GI, D) tưởng là giá, rồi cho là “bánh GIÁ.”

Trong Nam người ta thường lấy hình tượng bên ngoài, để đặt tên bánh như: Bánh đúc, bánh bò, bánh bèo (nhỏ và trẹt như bèo), bánh bông lan, da lợn, bánh khuôn, bánh rế (hình cái rế dùng lót xoong nồi đất ngày xưa), bánh dừa (gói bằng lá dừa), bánh vòng, bánh ít, ít trần (ếch), bánh phồng,… kể cả trường hợp bánh VÁ (khuôn bánh là cái VÁ).

Như vậy để trả lời cho các bạn Gò Công, và cho những ai từng ăn hoặc nghe đến tên loại bánh này, là bánh VÁ (không phải là bánh GIÁ).

Bánh là thức ăn làm bằng nếp, bột, đường, đậu,… thường là để ăn chơi hơn là ăn thiệt. Bánh tuy là món ăn chơi, nhưng đã đi vào đời sống văn hóa dân gian lâu đời, như:

Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời mẹ ghẻ thương yêu con chồng

hay

Bánh dầy nhiều đậu thì ngon,
Cha mẹ chuốt ngót thì con đắt chồng.

Hoặc có những câu nói, dùng bánh để ám chỉ, như:

Ðầu cạo chừa bánh bèo.
Con gái nước da bánh ít.
Mặt như bánh bao…

Xem ra như vậy bánh không chỉ gần gũi với tuổi ấu thơ mà cũng gắn bó với mọi người từ nhỏ đến lớn, trong từng con người Việt Nam chúng ta, trong đó có bánh vá Gò Công.

Nay trở lại bánh vá Gò Công, món ngon không chỉ dễ ăn chơi mà là ăn thiệt, ăn no. Bánh vá không phải là loại bánh ngọt như cái tên BÁNH, mà là loại mặn như bánh canh, bánh xèo, bánh cuốn, bánh ướt,…

Tôi biết và được ăn cái bánh vá đầu tiên trong đời vào lúc 7, 8 tuổi. Lúc ấy cái bánh vá bự bằng cái chén ăn cơm, loại chén đá, to hơn cái chén kiểu: Bánh vá ăn với bún, loại bún rời và rau thơm, chan với nước mắm ớt.

Hồi đó nhà nghèo, mẹ tôi đi chợ chỉ mua có một cái đủ cho cha tôi uống rượu nhâm nhi, nhà chỉ có tôi là con trai, là con cưng, nên được mẹ chia cho một chén bánh vá trộn bún. Tôi không còn nhớ cái cảm giác hồi đó nó ngon thế nào, bởi một phần vì còn bé, phần vì chỉ được ăn quá ít…

Sau đó ba tôi qua đời, và tôi không không còn có dịp được chia phần bánh vá nữa…

Ðến khi thi đậu vào lớp Nhì (nay là lớp Tư ) học và ở trọ trên tỉnh Gò Công, cuối tuần về thăm nhà, có dịp ghé chợ Tăng Hòa (nay đổi tên là Tân Hòa), mới được ăn lại món ngon bánh vá, và được ăn nguyên một cái.

Bánh vá chợ Tăng Hòa thuở đó nổi tiếng. Bánh vá hồi đó bán trong nhà lồng chợ, vì chỉ có một người bán nên đến 9 giờ sáng đã hết, muốn ăn phải đặt trước.

Mấy bà đi chợ, mấy ông già sồn sồn thường là khách ăn bánh vá sáng sớm. Vài ông già thích nhậu ngày nào cũng rủ rê nhau ra ngồi nhậu với món bánh vá đến tan chợ mới chịu về.

Dân sành điệu, hoặc có tiền không bao giờ chịu MUA bánh vá chiên sẵn mà phải ÐẶT chiên.

Tôi có bà dì bán vải ngoài chợ, bà không có con, tuy ăn chay trường, nhưng thường ÐẶT chiên bánh vá cho tôi ăn, mỗi khi tôi về chợ Tăng Hòa thăm bà.

Bạn có biết đặt bánh vá là thế nào không?

– Ðặt bánh là đem nhưn bánh đến mướn người ta chiên theo ý của mình. Nhưng bánh vá đặt chiên gồm có tôm, thịt với lòng heo, thêm vài tay nấm rơm (loại nấm búp thì ngon hơn). Các thứ này bạn phải tự tìm mua loại ngon, tươi và nhiều hơn so với cái bánh vá chiên sẵn.

Cái bánh vá đặt chiên như vậy “chất lượng” hơn và ngon hơn là cái chắc.

Theo dõi cái vá bánh lúc mới từ cái vá đặt vào chảo, đến khi cái bánh vừa chín tới tách ra khỏi vá nổi lềnh bềnh trong mỡ, rồi đến lúc nó được đưa lên trên vỉ sắt chờ cho ráo… Cái bánh nở lớn thêm ra thấy rõ.Mấy con tôm đất trên mặt bánh nay nổi cao hơn, căn phồng to, vàng đậm trông rất hấp dẫn và mời gọi làm sao!

Dùng tay xé cái bánh vá lúc còn nóng bốc khói như xé thịt gà cúng mùng Ba, cho vào tô bún, chan ngập nước mắm ớt chua cai ngọt, thêm ít rau thơm trộn dưa leo bầm nhuyễnà Thế là bạn có món bánh vá ngon lành, tuyệt vời.

Ăn một lần tôi tin chắc là bạn sẽ bị “mê mệt” bởi cái ngon tuyệt của bánh vá Gò Công mà không đâu có, nếu có cũng không bằng.

Cái đặc biệt ở bánh vá là ở chỗ nó tạo cái cảm giác giòn giòn khi bắt đầu nhai, rồi mềm mềm và xốp xốp, pha lẫn chút dai dai của giá và thịt với nấm rơm bên trong. Cái vị béo của mỡ dầu hòa cùng cái béo ngọt lịm của mấy con tôm đất làm bạn thấy đã.

Bánh tôm cũng giòn, cũng béo, cũng bột, cũng tôm… nhưng sao sánh bằng bánh vá Gò Công về hình thức lẫn nội dung.

Bánh vá vừa để ăn chơi, nhậu lai rai, vừa để ăn trong gia đình, cũng có thể dùng đãi bạn bè và chỉ một món bánh vá là đủ. Người nào mạnh ăn, chỉ cần hai cái bánh vá với bún là quá lắm.

Ở Gò Công không thấy ai chiên bánh vá làm đám giỗ hay buộc phải có trong tiệc tùng sang trọng. Bánh vá cũng như bánh cam vì phải xài nhiều mỡ, mà ngày xưa mỡ rất mắc tiền nên chỉ là loại bánh chợ, ít có người chiên tại nhà.

Bột chiên bánh là bột gạo pha nếp có pha phẩm màu cà ri cho thơm, và còn có hành lá cắt nhuyễn để khử mùi của mở, và cho bánh có mùi thơm.

Chảo chiên bánh vá phải là loại chảo gang lớn, có miếng vỉ sắt gác lên độ 1/3 miệng chảo, dùng để xếp bánh cho ráo mở. Cái vá chiên bánh là loại to có cán dài giống như cái vá múc nước lèo hủ tiếu. Bột chiên đựng trong cái ảng bằng sành có tráng men kiểu da lu, nay không còn thấy và nhắc lại có nhiều người không còn hình dung ra.

Cùng chủ đề

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Giá gạo các loại bình ổn-thơm nhích nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.800 – 8.000; lúa OM 380 dao động ở mốc 7.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) ở...

Gạo thơm đẹp giá cao, gạo xuất khẩu ổn định

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động so với hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11: Gạo thơm – dẻo đẹp giá cao, nông dân neo giá lúa cao. Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Công bố Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long

   Ảnh minh họa. Nguồn: Báo TN&MT Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chiều ngày 27/11 cho biết: Bộ vừa ban hành Quyết định về việc công bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long. Kịch bản được công bố với 4 nội dung chính Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Cửu Long được công bố với 4 nội dung chính: Hiện trạng nguồn nước trên lưu vực sông...

Cùng tác giả

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

 Chiều 2-8, Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2023 do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp làm và làm việc với Đoàn có đồng chí Phạm...

Tiền Giang: Bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo

Sáng 2-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Quang cảnh buổi khai giảng. Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang ghi nhận và biểu dương Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện, tương đương cùng các đồng chí có mặt...

Nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Những đóng góp to lớn của Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy Tiền Giang thời gian qua đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. NÒNG CỐT TRONG TRIỂN KHAI HỌC TẬP, LÀM THEO BÁC Thời gian...

Xuất khẩu gạo: Tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới

Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Chỉ thị nhằm khẳng định vai trò quan trọng, giữ vững vị thế và uy tín của ngành hàng gạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới theo các...

Xuất khẩu gạo đang “nóng” lên từng ngày

Sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (HNQT). Tham dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà… Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu chủ trì...

Cùng chuyên mục

Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

 Chiều 2-8, Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2023 do đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tiếp tục có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp làm và làm việc với Đoàn có đồng chí Phạm...

Tiền Giang: Bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên giáo

Sáng 2-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở năm 2023. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy... Quang cảnh buổi khai giảng. Phát biểu tại buổi khai giảng, đồng chí Nguyễn Thị Uyên Trang ghi nhận và biểu dương Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện, tương đương cùng các đồng chí có mặt...

Nâng cao tính chiến đấu, thuyết phục, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Những đóng góp to lớn của Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy Tiền Giang thời gian qua đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị tại địa phương; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. NÒNG CỐT TRONG TRIỂN KHAI HỌC TẬP, LÀM THEO BÁC Thời gian...

Xuất khẩu gạo: Tận dụng cơ hội chiếm lĩnh các thị trường mới

Ngày 31/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới. Chỉ thị nhằm khẳng định vai trò quan trọng, giữ vững vị thế và uy tín của ngành hàng gạo Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới theo các...

Xuất khẩu gạo đang “nóng” lên từng ngày

Sáng 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (HNQT). Tham dự phiên họp còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà… Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu chủ trì...

Tiền Giang: Khẩn trương triển khai thi công các gói thầu thuộc đường tỉnh 864

 Để đảm bảo tiến độ Dự án Đường tỉnh 864 (đường dọc sông Tiền - Dự án), bên cạnh việc tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), các gói thầu thuộc Dự án đang được khẩn trương triển khai thi công. Triển khai thi công hạng mục cầu Chợ Gạo. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang (Ban QLDA Giao thông), hiện công tác GPMB Dự án đang...

Huyện Gò Công Tây: Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền lưu động

Xác định “Tuyên truyền lưu động là cầu nối của Đảng - Nhà nước với nhân dân”, thời gian qua, hoạt động tuyên truyền lưu động (TTLĐ) tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang được lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, góp phần tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà...

Đồng chí Nguyễn Thành Diệu kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định

Ngày 1-8, đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang có buổi kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ tưởng niệm 159 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Đồng chí Nguyễn Thành Diệu kiểm tra tiến độ chuẩn bị tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định. Đoàn đã đến kiểm tra hiện...

Chuyện về Di tích Ao Dinh và 2 ngôi mộ của nghĩa quân Trương Định

Di tích Ao Dinh và mộ nghĩa quân Trương Định thuộc loại hình di tích lịch sử. Đây là nơi Trương Định tuẫn tiết ngày 20/8/1864 tại Ao Dinh và 2 nghĩa quân của ông. Theo các vị cao niên làng Tân Phước, trước đây khi Trương Định tử tiết, khu vực ao còn là rừng hoang, nhà cửa dân làng còn thưa thớt, thú hoang rất nhiều, đa số gia đình của nghĩa quân và người các nơi do...

Tiền Giang: Tập trung nâng cao giá trị nông sản

Là tỉnh có lợi thế sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có diện tích trồng cây ăn trái lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên Tiền Giang đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ trái cây. ĐƯA CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất