Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Các nước...

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Các nước thực hiện ra sao?


Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Các nước thực hiện ra sao? - Ảnh 1.

Học sinh trong giờ học tiếng Anh tại Hà Lan – Ảnh: EXPATICA

Nhiều nước đã thành công trong việc phát triển các chương trình giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Tuy nhiên không phải không có thử thách.

Trong bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI do Tổ chức giáo dục EF thống kê hằng năm, Hà Lan là quốc gia dẫn đầu nhiều năm qua. Mới nhất vào năm 2023, Hà Lan lại một lần nữa xếp thứ nhất.

Gỡ nút thắt giáo viên

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ những năm 1990 tiếng Anh đã được coi là môn học chính ở Hà Lan cùng với toán và tiếng Hà Lan. Để tốt nghiệp trung học, học sinh Hà Lan phải vượt qua một kỳ thi quốc gia bằng tiếng Anh, chiếm một nửa điểm cuối kỳ, nửa còn lại lấy từ điểm kiểm tra trong trường.

Học sinh Hà Lan học tiếng Anh từ bậc tiểu học. Sang trung học, học sinh sẽ theo học phân luồng với ba hướng đi chính, một là luồng học để vào trường nghề (VMBO), hai là luồng học để vào đại học ứng dụng (HAVO), ba là luồng học để vào đại học nghiên cứu (VWO).

Với mỗi luồng, học sinh được học với cường độ và trình độ tiếng Anh tương ứng, để sau khi ra trường có thể đạt trình độ A2 – B1 với VMBO, B1 – B2 với HAVO và B2 – C1 với VWO theo khung tham chiếu chung của châu Âu.

Các chuyên gia của OECD cho rằng thành công của việc giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở Hà Lan có sự góp phần không nhỏ của việc phát triển các trường song ngữ. Có hơn 150 trường song ngữ đang hoạt động hiệu quả tại Hà Lan, giảng dạy chương trình theo tiếng Hà Lan – Anh. Khoảng 30 – 50% các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh từ khoa học đến địa lý, lịch sử thậm chí giáo dục thể chất, tuy nhiên học sinh vẫn phải đảm bảo chương trình chuẩn của Hà Lan.

Ngoài ra, theo một khảo sát của OECD, học sinh Hà Lan được khuyến khích và có rất nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh bên ngoài nhà trường. Học sinh có thể xem video, chơi game, nghe nhạc, tham gia mạng xã hội, đọc sách và nghe podcast bằng tiếng Anh. Khoảng một nửa học sinh trong một cuộc khảo sát cho biết các em luôn dùng tiếng Anh khi sử dụng thiết bị số.

Mặc dù có nhiều thành công nhưng Hà Lan cũng phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên. Muốn dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, các trường Hà Lan phải đảm bảo có đủ đội ngũ giáo viên các môn học có trình độ tiếng Anh ít nhất trên trung cấp, tiệm cận cao cấp.

Lưu ý ở đây họ không phải là giáo viên tiếng Anh mà là giáo viên các bộ môn, chẳng hạn một giáo viên chuyên môn địa lý, lịch sử đồng thời có thể sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy ở trình độ tiệm cận cao cấp.

Theo OECD, đây là trở ngại không hề dễ, đòi hỏi nhiều trường học và địa phương tại Hà Lan có các chương trình đào tạo cho các giáo viên bản ngữ đã có một chuyên môn có thể dạy thành thạo bằng tiếng Anh hoặc dạy song ngữ tiếng Hà Lan – Anh.

Các khóa đào tạo phải liên tục cập nhật, kết hợp được về cả tiếng Anh lẫn nội dung chuyên môn như khoa học, lịch sử, địa lý… mà mỗi thầy cô giáo đang có.

Áo: khoảng cách giữa các địa phương

Áo cũng là quốc gia nằm trong top đầu bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI. Năm 2023 Áo đứng thứ ba sau Hà Lan và Singapore.

Theo trang tin The Local (Áo), từ năm học 2024 – 2025, hệ thống giáo dục tại Áo gia tăng các môn học được dạy bằng tiếng Anh trong hầu hết tất cả các trường phổ thông. Trước đó, nhiều trường tại Áo đã có các chương trình dạy song ngữ tiếng Anh và tiếng Đức (ngôn ngữ chính thức tại Áo). Đến năm 2022, bộ giáo dục nước này đệ trình một dự thảo luật gia tăng số tiết dạy các môn học bằng tiếng Anh và được triển khai rộng rãi từ năm học này.

Mục đích là để đảm bảo học sinh được phát triển cân bằng cả về tiếng Đức lẫn tiếng Anh, trong đó có thể chạm đến trình độ tương tự như người bản xứ với ngôn ngữ thứ hai. Áo cũng sẽ tiến tới thành lập ít nhất trường trung học ở mỗi vùng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức trong mỗi 31 khu vực giáo dục của Áo.

Tuy nhiên, thách thức của Áo là tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương. Trong nghiên cứu được công bố năm 2022, TS Elizabeth J Erling từ ĐH Vienna (Áo) chỉ ra mặc dù tiếng Anh được dạy cho tất cả học sinh nhưng mức độ thành thạo của các em không giống nhau.

Kết quả học tập tiếng Anh tệ nhất là ở các trường trung học thành thị có nhiều học sinh xuất thân trong gia đình địa vị kinh tế – xã hội thấp và tiếng Đức lại không phải ngôn ngữ đầu tiên. Hoàn cảnh và cơ hội thực hành tiếng Anh của học sinh khác nhau ở nhiều khu vực, tác động gián tiếp đến chất lượng các giờ học bằng tiếng Anh trong trường phổ thông.

Do vậy, chính quyền hiện phải tính toán phân bổ nguồn lực, chương trình và tăng cường thêm các trung tâm, cơ sở bổ trợ tiếng Anh miễn phí ở những vùng trình độ còn thấp để sớm thu hẹp khoảng cách.

Chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam xếp hạng 58

Bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI được Tổ chức giáo dục EF công bố thường niên từ các nghiên cứu ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ấn bản năm 2023, EF chia các quốc gia và vùng lãnh thổ thành năm nhóm theo thang điểm chỉ số tiếng Anh: thông thạo rất cao, thông thạo cao, trung bình, thấp và rất thấp. Việt Nam xếp hạng 58, thuộc nhóm trung bình.

Có 12 quốc gia nằm trong nhóm thông thạo rất cao, xếp từ trên xuống lần lượt là Hà Lan, Singapore, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Bỉ, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Đức, Croatia, Hy Lạp.

Các nước Bắc Âu: mở rộng phương pháp CLIL

Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học từ ĐH Copenhagen (Đan Mạch) và ĐH Gothenburg (Thụy Điển) đăng tải trên tạp san Nordic Journal of Language Teaching and Learning năm 2023 cho thấy phương pháp phát triển tiếng Anh trong các trường học Bắc Âu được khéo léo tích hợp nội dung và hoạt động học tập trong nhiều môn học.

Học sinh không chỉ học tiếng Anh như một môn học ngôn ngữ mà còn sử dụng tiếng Anh để bổ trợ việc học trong các môn như khoa học, công nghệ, nghệ thuật, khoa học xã hội.

Đây gọi là phương pháp học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL). Chẳng hạn một số trường trung học tại Thụy Điển yêu cầu học sinh dùng tiếng Anh để tìm kiếm tài liệu hoặc thực hiện một số buổi thuyết trình cho các môn kinh tế gia đình.

Cách làm này được đánh giá có hiệu quả cao trong việc cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh, giúp học sinh phát triển kỹ năng liên văn hóa và khả năng tư duy phản biện.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-hai-trong-truong-hoc-cac-nuoc-thuc-hien-ra-sao-20240918095345014.htm

Cùng chủ đề

Đổ xô đi luyện IELTS, học thế nào mới khỏi phí tiền?

TPO - Chưa bao giờ các trung tâm tiếng Anh lại “mọc lên như nấm”, thị trường ôn luyện IELTS lại đông vui như mấy năm nay. Người người, nhà nhà cho con đi học với mục đích khác nhau. TPO - Chưa bao giờ các trung tâm tiếng Anh lại “mọc lên như nấm”, thị trường ôn luyện IELTS lại đông vui như mấy năm nay. Người người, nhà nhà cho con đi học với mục...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Học ngoại ngữ tương tác cùng AI có gì hấp dẫn?

(NLĐO)- Học ngoại ngữ tương tác cùng AI hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học ngoại ngữ của hàng triệu học sinh, sinh viên ...

Khó nhưng vẫn chọn, vì sao?

Đề tham khảo tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá là dài và khó, nhất là khi phải hoàn thành trong 50 phút. Tuy nhiên, theo thống kê của một số trường, tỷ lệ học sinh chọn tiếng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Người nổi tiếng’ Trần Hùng Huy mở cơ hội tín dụng xanh cho các start-up xanh

Tại talkshow Xây dựng thương hiệu từ điểm xuất phát, 'banker' Trần Hùng Huy - chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), đã có một cuộc trò chuyện ngắn với các start-up trẻ về xây dựng thương hiệu cũng như cơ hội tiếp cận tín dụng xanh. ...

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Những câu hỏi nóng mà Quốc hội muốn chất vấn 3 ‘tư lệnh’ ngành

Trước thềm phiên chất đối với 3 'tư lệnh' ngành vào sáng mai (11-11), đã có nhiều câu hỏi 'nóng' được đại biểu Quốc hội chia sẻ mong muốn nhận lời giải đáp. Theo chương trình kỳ họp, sáng mai (11-11), Quốc hội sẽ...

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. Dịp này, tọa đàm "Thực trạng và giải pháp đổi mới, thúc đẩy phong trào...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Mới nhất

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Lan tỏa các giá trị cốt lõi của tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình xác định di sản văn hóa, con người Tràng An là giá trị vĩnh cửu, là nền tảng để phát huy trong tiến trình xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang linh hồn "Văn hóa Tràng An."Ninh Bình: Lượng hóa giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng AnUNESCO đánh giá cao...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng,...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139...

Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào phát triển đến năm 2030?

Ngày 10/11/2024, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công...

Mới nhất