Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì...

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức?


Tọa đàm Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 1.

Toàn cảnh tọa đàm – Ảnh: DUYÊN PHAN

Sáng 2-10, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức buổi tọa đàm “Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức?”.

Các khách mời tham dự buổi tọa đàm, gồm có:

* Ông Nguyễn Bảo Quốc (phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM)

* TS Nguyễn Thanh Bình (chủ nhiệm khoa tiếng Anh Trường đại học Sư phạm TP.HCM)

* TS Lê Xuân Quỳnh (chủ nhiệm chương trình cử nhân ngôn ngữ, Trường đại học RMIT Việt Nam)

* TS Đàm Quang Minh (phó tổng giám đốc Tập đoàn Equest – đơn vị đang triển khai chương trình dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh trong các trường phổ thông)

* Cô Phạm Thị Thanh Bình (phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, TP.HCM)

* Cô Bùi Thị Thanh Châu (tổ phó tổ ngoại ngữ Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM)

* Bà Hàng Kim Ty Luân – Phụ huynh học sinh tại TP.HCM

Tọa đàm Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 2.

Nhà báo Trần Xuân Toàn – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhà báo Trần Xuân Toàn – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, nhà giáo dục, nhà quản lý đã tham gia buổi tọa đàm “Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức?”.

“Vấn đề này đang rất nóng, nhận được sự quan tâm của các giới. Rõ ràng chúng ta muốn có nguồn nhân lực chất lượng thì yếu tố giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó ngôn ngữ là phương tiện để chúng ta đạt được những thành tựu về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. TP.HCM là một trong những trung tâm lớn trong cả nước đang có những điều kiện thuận lợi nhiều mặt về nguồn lực đầu tư và sự kết nối” – nhà báo Trần Xuân Toàn nhấn mạnh.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai: Tại sao lại là TP.HCM?

Tại lễ tổng kết năm học 2023-2024 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã chỉ đạo TP.HCM thực hiện thí điểm “Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường”, tại sao lại là TP.HCM?

Tọa đàm Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Bảo Quốc – Ảnh: DUYÊN PHAN

Trả lời câu hỏi này của người điều phối tọa đàm, ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết trong lễ tổng kết năm học vừa qua và triển khai nhiệm vụ năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất tin tưởng và giao nhiệm vụ TP.HCM thí điểm đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường. Đây vừa là trọng trách, là trách nhiệm nhưng cũng là vinh dự để TP.HCM tiếp tục thực hiện, triển khai các chương trình tiếng Anh cũng như triển khai đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển chung của đất nước.

Ông Quốc phân tích: “Tại sao lại lựa chọn TP.HCM là đơn vị thí điểm? Bộ cũng xem xét trên một số vấn đề. Thứ nhất trên sự phát triển kinh tế xã hội, TP.HCM đã chủ động triển khai các đề án tiếng Anh từ sớm, từ năm 1998. Từ năm 2000, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã được xây dựng là trường trọng điểm triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường. Song song đó là triển khai các chương trình tiếng Anh, đó ở các bậc học từ nhỏ đến lớn.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sẽ xây dựng bộ tiêu chí trường học có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và từng bước thực hiện thí điểm, có lộ trình. Chúng ta sẽ tiếp tục bàn thêm để đưa ra tiêu chí, mức độ tỉ lệ ngôn ngữ thứ hai trong trường học, làm sao để phụ huynh yên tâm và đồng hành với ngành giáo dục.

Ngoài ra, TP.HCM chủ động xây dựng và triển khai 2 đề án về dạy tăng cường khả năng ngoại ngữ ở khối giáo dục phổ thông cũng như giáo dục chuyên nghiệp. Hai đề án này cùng với một số chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến việc dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh, từ năm 2006 đến nay, TP.HCM duy trì việc thực hiện nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh. Ví dụ, chương trình phổ thông 2006 chưa đưa tiếng Anh vào dạy ở bậc tiểu học nhưng TP.HCM cũng chủ động triển khai thực hiện từ tiểu học. Đến chương trình 2018 hiện hành, tiếng Anh được dạy học từ lớp 3 thì TP.HCM chủ động triển khai từ lớp 1 với tự chọn cho học sinh. Ngoài ra, TP.HCM cũng thí điểm làm quen tiếng Anh cho học sinh mầm non.

Đến nay TP.HCM có nhiều mô hình, hình thức triển khai giảng dạy tiếng Anh, từ khối mầm non, TH, THCS, THPT. Điển hình là chương trình tích hợp mà TP.HCM chuẩn bị tổng kết 10 năm. Chương trình Tăng cường tiếng Anh được triển khai từ năm 1998 đến nay. Thứ ba, chương trình toán, khoa học bằng tiếng Anh ban đầu cũng đã được triển khai từ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Bùi Thị Xuân, Gia Định… đến nay mở rộng đến các học sinh ở bậc tiểu học với nhiều cách làm hay, vừa có giáo viên giảng dạy người Việt Nam, vừa có tài liệu, phần mềm giảng dạy, vừa có giáo viên nước ngoài hỗ trợ giảng dạy.

Nhìn mặt tổng thể, tiếng Anh đã được TP.HCM chủ động triển khai từ rất sớm. Đến nay, có kết quả rất tốt từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực từ giáo viên về cơ bản đáp ứng được việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường.

Ngoài nhà trường, TP.HCM có hệ thống giáo dục tiếng Anh thường xuyên hỗ trợ học tiếng Anh rất tốt. Sự phối hợp giữa các đơn vị này với giáo dục tiếng Anh trong nhà trường là rất tốt. Nguồn nhân lực giáo viên tại trường cũng từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ngân sách nhà nước chăm lo thì TP.HCM cũng thực hiện xã hội hóa trong dạy tiếng Anh. TP.HCM trong 15 năm qua đã chủ động lựa chọn bộ môn tiếng Anh là bộ môn thứ 3 để tuyển sinh lớp 10.

Kết quả tốt nghiệp tiếng Anh THPT 8 năm qua của học sinh TP và kết quả thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh của học sinh. Trên cơ sở đánh giá và thực tế triển khai, bộ đã tin tưởng trao TP.HCM trách nhiệm này. Bước đường sắp tới, TP.HCM còn nhiều thách thức. Trong năm học này, TP.HCM tiếp tục duy trì những nội dung mà TP đã triển khai liên quan tiếng Anh trong nhà trường và cũng sẽ có những bước cụ thể để thí điểm đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ 2 trong nhà trường trong năm học tới”.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 4.

TS Nguyễn Thanh Bình – Ảnh: DUYÊN PHAN

Tương tự, TS Nguyễn Thanh Bình, chủ nhiệm khoa tiếng Anh Trường đại học Sư phạm TP.HCM, đánh giá chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là một chủ trương lớn, táo bạo và có tính chiến lược của Đảng, Nhà nước và đặc biệt phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Khi kinh tế xã hội phát triển, nhiều địa phương bắt đầu nổi trội hơn trong phát triển, đặc biệt trong đầu tư cho phát triển giáo dục địa phương. Những điều đó mang tới nhiều điểm thuận lợi, phù hợp để đặt vấn đề chuyển từ dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ sang dạy tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường. 

“Tôi cho rằng ngoài TP.HCM thì các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển như Hà Nội hoặc có những địa phương có những chuyển biến rất nổi bật trong việc học tiếng Anh như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… có nhiều tiềm năng có thể thí điểm triển khai chủ trương này trong nhà trường” – ông Bình nhận định.

TS Đàm Quang Minh, phó tổng giám đốc Tập đoàn Equest, tham gia tọa đàm với góc nhìn từ một hệ thống giáo dục tư thục đang tham gia giảng dạy tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông. Theo ông Minh, việc TP.HCM tiên phong thí điểm chủ trương này có những thuận lợi nhất định. 

“Chúng ta thấy rằng sự ủng hộ của phụ huynh là rõ ràng. Khối các trường tư thục chúng tôi khi triển khai thì bao giờ cũng có điểm mạnh lớn nhất là tiếng Anh. Phụ huynh sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu trường học được đầu tư tiếng Anh vì phụ huynh biết rằng lợi ích dài hạn về sau của học sinh sẽ tốt hơn nhiều. Nên sự ủng hộ của phụ huynh cho việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai rất lớn.

Đóng góp của hệ thống tư thục cho dạy học tiếng Anh là rất lớn. Tại tập đoàn chúng tôi, điều đó thể hiện ở kết quả học tập của học sinh ở 18 trường tư thục của tập đoàn trong kết quả thi THPT. Điểm trung bình tiếng Anh học sinh của chúng tôi từ 9,6 đến 9,8 trở lên.

Equest chủ động đóng góp những giá trị trong giáo dục, bao gồm giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục thường xuyên. Và chúng tôi cũng may mắn được phụ huynh rất ủng hộ nên số lượng trường, số lượng học sinh theo học các trường trong hệ thống cũng như chương trình tiếng Anh đang tăng lên. Cộng với chính sách xã hội hóa có sự cởi mở nhất định nên chúng tôi cũng triển khai tốt chương trình công nghệ giáo dục, trên toàn quốc có khoảng 146.000 học sinh đang học chương trình toán, khoa học bằng tiếng Anh. Chúng tôi đang được thực hiện sử dụng tiếng Anh như một công cụ để học các môn học, để học sinh có thêm các kỹ năng mới.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 5.

TS Đàm Quang Minh – Ảnh: DUYÊN PHAN

Triển khai như thế nào trong thực tế?

Cô Bùi Thị Thanh Châu, tổ phó tổ ngoại ngữ Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, chia sẻ đối với Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thì việc triển khai chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường có nhiều thuận lợi vì ban lãnh đạo nhà trường đón nhận chủ trương này trên một tinh thần tích cực. 

Cô Châu nói: “Chủ trương này cũng khá phù hợp với định hướng của nhà trường. Trường Trần Đại Nghĩa đang xây dựng mô hình trường quốc tế trên nền tảng trường công lập và xây dựng cho học sinh được 6 giá trị sau khi các em tốt nghiệp, trong đó đẩy mạnh được 2 giá trị. Đó là kỹ năng mở rộng được quan hệ quốc tế cho các em và nâng cao năng lực ngoại ngữ. 

Thuận lợi của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là may mắn đầu vào trình độ tiếng Anh của học sinh cao. Trình độ tiếng Anh cao đáp ứng được nhiều chương trình: Chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp. Riêng đối với chương trình tiếng Anh tăng cường, nhà trường còn đẩy mạnh về theo hướng luyện chứng chỉ IELTS, các học sinh lớp 8 trở lên đã đi theo con đường này rồi.

Trường cũng thực hiện mời các giảng viên các trường đại học về dạy bằng tiếng Anh các môn học cho học sinh. Ngoài ra, các tổ bộ môn thực hiện liên môn khoa học với tiếng Anh. Gần đây, học sinh của trường còn kể chuyện về Bác Hồ bằng tiếng Anh. Môi trường thực tế như giao lưu với nước ngoài, quay clip bằng tiếng Anh…

Tuy nhiên cũng có những cái khó vì thế mạnh tiếng Anh rơi vào học sinh, còn đội ngũ giáo viên dạy các môn học bằng tiếng Anh là một thách thức lớn”.

Tọa đàm Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 7.

Cô Bùi Thanh Châu – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đồng tình với cô Châu, cô Phạm Thị Thanh Bình – phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, TP.HCM – cho hay chủ trương này cũng phù hợp với thực tiễn dạy và học ở trường mình. 

“Trường THCS Nguyễn Văn Tố có đầu vào học sinh thuận lợi trong việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường, chúng tôi đang thực hiện mô hình “trường tiên tiến hội nhập quốc tế”. Chủ trương này sẽ giúp học sinh có môi trường vận dụng và phát triển khả năng tiếng Anh.

Tại trường, chúng tôi có nhiều mô hình hay để phát triển vốn tiếng Anh cho giáo viên. Chẳng hạn như có thể dạy tiếng Anh bằng các tiết giáo dục địa phương, tập hợp giáo viên dạy các chuyên đề bằng tiếng Anh. Những tiết chuyên đề này được thực hiện có chủ đích để giáo viên sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy” – cô Bình chia sẻ.

Tọa đàm Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 8.

Cô Phạm Thị Thanh Bình – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ở góc độ một phụ huynh có con đang học phổ thông, bà Hàng Kim Ty Luân (TP.HCM) cho rằng chủ trương này là cần thiết. Bà Luân mong việc thực hiện chương trình sẽ giúp nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. 

“Hiện nay, con em chúng ta học 12 năm tiếng Anh nhưng việc giao tiếp được bằng tiếng Anh rất ít học sinh thực hiện được. Tôi kỳ vọng đây sẽ là sự thay đổi lớn nhất khi thực hiện chương trình” – bà Luân gửi gắm hy vọng.

Tọa đàm Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 9.

Bà Hàng Kim Ty Luân – Ảnh: DUYÊN PHAN

Cần lộ trình, tiêu chí

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, việc triển khai chủ trương này không nóng vội, không đại trà, mà sẽ tiến hành thí điểm từng bước, từng khu vực, từng trường và có lộ trình.

“Có thể TP.HCM sẽ triển khai trước ở các trường đang thực hiện chương trình tích hợp, chương trình tiếng Anh tăng cường, trường tiên tiến hội nhập, các đơn vị tư thục… Sau đó sẽ mở rộng ra. Hiện nay, lực lượng giáo viên thực hiện thí điểm TP.HCM đáp ứng được, nhưng để phát triển hơn nữa thì cần có biện pháp dài hơi như đặt hàng các trường sư phạm đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên…

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, TP.HCM sẽ xây dựng tiêu chí đánh giá thế nào là trường đưa ngôn ngữ tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai. Điều này hết sức quan trọng, là kim chỉ nam để các trường triển khai thực hiện thí điểm” – ông Quốc nói.

TS Đàm Quang Minh cũng đồng tình với việc từng bước xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.

“Chúng ta từng thành công trong xây dựng mô hình trường chuẩn quốc gia, tôi đề xuất TP.HCM mạnh dạn thí điểm xây dựng một vài trường chuẩn trong việc có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Trường học có ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh cũng nên theo lộ trình, được chia theo bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3” – ông Minh đề xuất.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 9.

Nhà báo Trần Xuân Toàn – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (bìa phải) – tặng hoa cho các đại biểu – Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Lê Xuân Quỳnh, chủ nhiệm chương trình cử nhân ngôn ngữ, Trường đại học RMIT Việt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí. Ông Quỳnh cũng bày tỏ sự lo ngại về chương trình học, đầu ra của học sinh khi học các trường mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và đặc biệt là “số phận” của tiếng Việt trong những trường này. 

“Đây là câu chuyện gắn chặt với chính sách ngôn ngữ quốc gia. Chúng ta phải tính đến đầu ra cho học sinh khi thực hiện tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường, đồng thời cũng phải giải bài toán về chương trình dạy học cho học sinh, không thể bắt học sinh học đồng thời hai chương trình (tiếng Việt và tiếng Anh) cùng một lúc như hệ song ngữ ở các trường quốc tế” – ông Quỳnh nhấn mạnh.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức? - Ảnh 10.

TS Lê Xuân Quỳnh

Các yếu tố lưu ý khi đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường

1. Sự đóng góp của các đơn vị tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai.

2. Việc nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên các cấp, trong đó có nâng cao trình độ tiếng Anh và nâng cao phương pháp giảng dạy: sử dụng công nghệ, tập trung vào kỹ năng nghe – nói và thực hành giao tiếp ứng dụng, phương pháp đánh giá…

3. Kết hợp học tập với giáo viên người nước ngoài để nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh cho học sinh.

4. Nâng cao cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh (Internet, nền tảng quản trị số, học liệu số…)

5. Hoạt động ngoại khóa cho học sinh để nâng cao năng lực tiếng Anh: CLB tiếng Anh, các chương trình giao lưu với các trường quốc tế và các nước nói tiếng Anh.

6. Cập nhật kịp thời các chính sách để hỗ trợ các đơn vị tư nhân trong việc triển khai các chương trình tiếng Anh tăng cường tại trường công, cũng như trường tư.

7. Triển khai hành lang pháp lý rõ ràng cho việc triển khai các chương trình giảng dạy, học tập và đánh giá trực tuyến.

(TS Đàm Quang Minh)



Nguồn: https://tuoitre.vn/tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-2-trong-truong-hoc-lam-gi-de-vuot-thach-thuc-20241002162651294.htm

Cùng chủ đề

Chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh sáng và nồng độ CO2 cho phép

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa công bố báo cáo giám sát vệ sinh phòng học và vệ sinh tay tại 95 trường học trên địa bàn TP.HCM. Báo cáo ghi nhận chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh...

Hình ảnh xe buýt điện “đổ bộ”, sẵn sàng phục vụ 17 tuyến kết nối metro số 1

(NLĐO) - TP HCM sẽ có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. ...

Mô hình mới sau sắp xếp của Đảng bộ Khối Dân – Chính

(NLĐO) - Mô hình mới giúp đồng bộ công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ; đảm bảo được tính toàn diện trong đánh giá đảng viên, ...

Áo khoác mỏng nhẹ cho ngày se lạnh, hợp thời tiết TP.HCM lúc này

Mỗi khi trời se lạnh vào những tháng cuối năm, chiếc áo khoác mỏng nhẹ là lựa chọn...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ tài xế ô tô đánh, đấm túi bụi người đi xe gắn máy trước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Greenhill Village từng được bà Trương Mỹ Lan mua 350 tỉ, vừa về chủ mới giá cao hơn nhiều

Công ty Cổ phần Đầu tư MST vừa thông báo trúng đấu giá toàn bộ giá trị khoản nợ của Công ty Cổ phần Greenhill Village tại ngân hàng với giá 410 tỉ đồng. Mức giá này cao hơn số tiền 350 tỉ đồng bà Trương Mỹ Lan từng bỏ ra mua rồi phải nhận lại... ...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024. ...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Xác định đội đầu tiên vào bán kết AFF Cup 2024

Thái Lan giành chiến thắng ấn tượng trước Singapore với tỷ số 4-2 tối 17/12. Với 3 điểm từ trận đấu này, đội bóng xứ chùa vàng chắc chắn đứng đầu bảng A và gặp đội nhì bảng B ở bán kết AFF Cup 2024. Thái Lan là đội đầu tiên của giải đấu chắc suất vượt qua...

Mới nhất