Trang chủKinh tếNông nghiệpTiền tỷ 'bay vèo' trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc

Tiền tỷ ‘bay vèo’ trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc


Chị Cuối cùng bà con hàng xóm nhặt dưa lưới tại nhà màng. Ảnh: Bảo Thắng.  
Chị Cuối cùng bà con hàng xóm nhặt dưa lưới tại nhà màng. Ảnh: Bảo Thắng.  


Nước mắt lưng tròng

Ngồi bệt xuống đất, nước mắt lưng tròng, chị Phạm Thị Cuối nhìn vô định vào hơn 4.000m2 nhà màng tan hoang sau bão số 3.

Thôn Lúa quê chị có tiếng là đất trồng dưa lưới. Nhiều hộ dân đổi đời nhờ cây màu này. Như nhà chị, nếu mưa thuận gió hòa, mỗi năm ít nhất cũng lời được 400 triệu đồng từ dưa lưới sau khi trừ đi các chi phí vật tư, phân bón.

“Giờ mất hết rồi”, chị Cuối buông thõng sau khi vất vả đi nhờ 2 chuyến xe sớm từ Quảng Ninh về xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc để xem ruộng dưa thế nào.

Nếu không bị cơn bão số 3 quần thảo đêm 7/9, ruộng dưa nhà chị sẽ thu hoạch từ 12 – 15/9. Một tuần nữa thôi là những trái dưa thơm ngọt sẽ được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/kg, thương lái đến tận ruộng thu mua nhờ con đường rải nhựa mới được bà con trong thôn chung vốn, cùng nhau tôn tạo.

Nhưng tất cả giờ chỉ còn là những khung sắt trơ xương, chĩa thẳng lên không trung. Những mảng nilon toang hoác, những vũng nước lớn ngập ngụa dưới đất chưa kịp tiêu thoát…

Dưa đổ nằm la liệt dưới ruộng. Ảnh: Bảo Thắng.  
Dưa đổ nằm la liệt dưới ruộng. Ảnh: Bảo Thắng.  


Gần 10 tấn dưa sắp đạt độ ngọt, độ giòn tiêu chuẩn giờ la liệt dưới đất. Quả bị vỡ toác, quả bị xỉn màu có lẽ vì ngâm trong nước từ đêm hôm trước. Bên cạnh, người đàn bà vừa tất bật ngược xuôi không còn sức đứng dậy. Chị bảo, “chán đến độ không buồn nhặt dưa”, nhưng hàng xóm động viên mãi nên giờ gia đình chị cố được từng nào hay từng ấy.

Từ chỗ bán 20.000 – 25.000 đồng/kg (khoảng 50.000 đồng/quả), dưa lưới nhà chị giờ “đại hạ giá”. Ai mua tại ruộng thì 100.000 đồng 4 quả, thậm chí rẻ hơn cũng bán. Nhưng kể cả như vậy thì bà con thôn Lúa cũng không thể giúp được người đàn bà đi làm ăn xa này. Mỗi người chỉ độ 2 – 3 quả là chán vì thôn Lúa còn nhiều nhà nữa cũng đồng cảnh ngộ như chị Cuối.

Anh Phạm Xuân Phồn – anh trai chị Cuối được giao nhiệm vụ ở nhà chăm sóc ruộng dưa. Có kinh nghiệm lâu năm trồng loại trái cây này nên mấy vụ vừa qua anh chị làm ăn được. Bọn trẻ nhà anh được đầu tư học hành trên huyện, gia đình cũng có của ăn của để.

Toàn bộ nhà màng của gia đình chị Cuối bị đổ sụp, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Bảo Thắng.  
Toàn bộ nhà màng của gia đình chị Cuối bị đổ sụp, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Bảo Thắng.  


Thế nhưng khi cơn bão số 3 đi qua, một tương lai khác sẽ chờ đón anh Phồn. Nhãn tiền là khoản nợ 1 tỷ đồng, anh cùng em gái (chị Cuối) vừa vay mượn để xây mới cơ sở 2.000m2 nhà màng.

“Tôi chẳng biết làm thế nào nữa”, anh Phồn nói, tay vẫn không ngừng xếp dưa lên chiếc xe ba gác để chở ra đường lớn, hi vọng khách du lịch tiện đường đi qua sẽ giúp anh “giải cứu” một phần đống tài sản hàng trăm triệu đồng.

Gần ruộng nhà anh Phồn, chị Cuối, nhà màng của anh Lê Thạc Oai (cũng trú tại thôn Lúa) cũng chẳng còn gì khi bão Yagi đi qua. Vụ dưa nhà anh vừa thu hoạch khoảng nửa tháng trước, đang trong quá trình làm giống. “Nhưng giờ thì chẳng còn gì làm nữa rồi”, anh Oai như nhắc lại lời anh Phồn một cách ngán ngẩm sau khi thăm đồng.

Hàng xóm hỗ trợ chị Cuối thu hoạch dưa. Ảnh: Bảo Thắng.  
Hàng xóm hỗ trợ chị Cuối thu hoạch dưa. Ảnh: Bảo Thắng.  


Tập trung hỗ trợ, khắc phục sản xuất nông nghiệp

Canh tác trong nhà màng có lẽ là loại hình cần đầu tư nhiều nhất. Chỉ riêng nhà màng cũng tốn đến tiền trăm triệu, tiền tỷ. Chính bởi thế, tổn thất về cơ sở vật chất của người dân là không thể đo đếm.

Theo báo cáo nhanh của Sở NN-PTNT Hải Dương, bão số 3 đã làm hơn 10.000ha lúa bị ngã đổ, khoảng 1.200ha rau màu bị dập nát, hơn 600ha cây ăn quả bị gãy đổ.

Hiện Hải Dương chưa ghi nhận sự cố đối với các công trình đê điều, thủy lợi. Nhưng do ảnh hưởng của mưa bão và hồ thủy điện Hòa Bình đang xả lũ nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, sự cố.

Trong cuộc họp sáng 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã rà soát, thống kê thiệt hại để có số liệu chính xác nhất, đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp.

“Các đơn vị tập trung đánh giá hậu quả, thiệt hại, căn cứ hướng dẫn của ngành nông nghiệp, tài chính để thống kê, đề nghị hỗ trợ theo đúng quy định”, Chủ tịch Lê Ngọc Châu nhấn mạnh.

Dưa được xếp lên xe ba gác và bán rải rác tại đường lớn. Ảnh: Bảo Thắng.  
Dưa được xếp lên xe ba gác và bán rải rác tại đường lớn. Ảnh: Bảo Thắng.  


Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh khắc phục sự cố sau cơn bão số 3 sớm nhất, nhất là dự báo và xây dựng kế hoạch ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn sau cơn bão.

Cùng với đó, rà soát, phòng ngừa dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm, bảo đảm vệ sinh môi trường.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tien-ty-bay-veo-trong-dem-nong-dan-chi-biet-bat-khoc.html

Cùng chủ đề

Hải Dương xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích

Kinhtedothi - Tỉnh Hải Dương vừa ban hành Nghị quyết về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Theo đó, Hải Dương xác định 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là tỉnh...

Giật mình cảnh đổ nát, đầy rác ở trung tâm thương mại gần 50 tỷ bị bỏ hoang

Được xây dựng từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, tuy nhiên hơn chục năm qua, dự án Trung tâm thương mại và siêu thị chợ Cuối ở thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc (Hải Dương) vẫn chưa một lần đi vào hoạt động. Cũng theo ông Long, từ khi được giao tiếp quản Trung tâm thương mại và siêu thị chợ Cuối, UBND thị trấn đã nhiều lần lấy phiếu thăm dò...

Nhiều khó khăn vướng mắc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Mới đây, Sở Y tế Hải Dương có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương tại kỳ họp thứ 28 về khó khăn, vướng mắc trong việc nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Sở Y tế Hải Dương cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương được xây dựng trên khu đất có diện tích 67.670,2 m2 tại số 225 đường Nguyễn Lương...

Năm 2024, kinh tế Hải Dương vượt lên thứ 6 cả nước, tăng mạnh 7 bậc

Năm 2024, Hải Dương tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6 cả nước, ước tăng 10,2%, hoàn thành vượt 46,7% dự toán thu ngân sách. Tại kỳ họp 28, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII diễn ra hôm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu cho biết: Năm 2024, địa phương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiệm vụ kế hoạch dự kiến vượt và đạt 13/15 chỉ tiêu đã đề ra. Theo...

Tân Trưởng Công an TP Chí Linh là ai?

Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương vừa quyết định điều động thượng tá Lê Minh Hoàn giữ chức Trưởng Công an TP Chí Linh từ ngày 9/12. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2024, đã xử lý kỷ luật hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi-Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), năm 2024 trên cả nước tăng cường thanh tra công vụ, công chức tại các bộ, ngành, địa phương và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, khuyết điểm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCC. Tinh giản 16.149 biên chế công chức, viên chức Ngày 21/12, đánh giá kết quả công tác năm 2024 và phương...

Chào đón Tết Dương lịch, siêu thị tăng tốc giảm giá

Chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến 1/1/2025 tổ chức chương trình khuyến mại "Tân niên phú quý - Mua sắm như ý", áp dụng mức giảm giá từ 30% đến 40% cho các sản...

Xiaomi 15 Ultra sẽ hỗ trợ sạc nhanh 90W

Sau khi tung ra bộ đôi Xiaomi 15 và Xiaomi 15 Pro, Xiaomi tiếp tục phát triển Xiaomi 15 Ultra dự kiến ra mắt đầu năm 2025. Được biết, thông tin về điện thoại kế nhiệm Xiaomi 14 Ultra đã được chia sẻ khá nhiều trong thời gian qua. Hôm nay, Xiaomi 15 Ultra vừa được phát hiện đạt chứng nhận tại Trung Quốc với số model 25019PNF3C. Mới đây, Xiaomi 15 Ultra vừa được phát hiện đạt chứng nhận tại Trung...

Cát bỏ hoang sau nạo vét, Quảng Nam phải đấu giá lần thứ 3

Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò được tỉnh Quảng Nam phê duyệt năm 2018, khởi công vào tháng 7/2020. Song song với việc thi công dự án, tỉnh giao Ban Giao thông phối hợp với các sở lập phương án quản lý, tận thu nguồn vật liệu sau nạo vét (cát) để trình tỉnh quyết định. Tháng 7/2021, Ban Giao thông được UBND tỉnh Quảng Nam giao tổ chức...

Hải Dương xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích

Kinhtedothi - Tỉnh Hải Dương vừa ban hành Nghị quyết về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Theo đó, Hải Dương xác định 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là tỉnh...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Cùng chuyên mục

Có diện tích trồng lớn thứ hai cả nước, tỉnh Tây Ninh vẫn phải nhập thêm một thứ củ lắm bột từ Campuchia

Để người trồng khoai mì Tây Ninh có thể yên tâm gắn bó và làm giàu từ khoai mì (sắn), cần có một cuộc “cách mạng” từ phương thức canh tác, quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khoai mì đến công tác quản lý Nhà nước. ...

La liệt nông sản, đặc sản trưng bày tại Tuần Du lịch–Văn hóa Lai Châu năm 2024, tha hồ lựa chọn

Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. ...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Tàu chở hàng bị chìm tại vùng biển Bình Định, trên tàu được xác định có 17.000 lít dầu diesel, cùng hàng hóa chủ yếu clinke. ...

Đây là con vật bản địa, lông cứng như chổi xể, nuôi thành công ở Tuyên Quang, mua nhanh còn kịp

Nằm dọc Quốc lộ 279, thôn Nà Mu, xã Sơn Phú (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) đẹp như bức tranh thủy mặc; trải dài giữa những dãy núi xanh ngút ngàn, nối nhau trùng điệp. Ít ai biết, nơi đây nổi tiếng với nghề nuôi lợn đen bản địa, thương...

Khuyến nông cộng đồng đồng hành cùng nông dân làm giàu

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên tổ chức tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông...

Mới nhất

Quảng Bình chi 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ 7 con hổ Đông Dương

HĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương. Cụ thể, ngân sách bố trí 4,5 tỷ đồng cho Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để đầu tư hàng rào...

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng trầm trọng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.

Hội thảo thường niên và Trường Đông về giáo dục toán học năm 2024

Trong 2 ngày (21, 22/12), tại Trường Đại học Thái Bình Dương, Hội Giảng dạy Toán học phổ thông phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Thái Bình Dương...

Xây dựng nền hành chính ứng dụng số, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

(Moha.gov.vn)-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu ngành Nội vụ phải xây dựng được nền hành chính ứng dụng số càng nhiều càng tốt, đó mới là nền hành chính công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. ...

Giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam đến Mỹ Latin và Trung Đông

(ĐCSVN) - Năm 2024, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Hai sự kiện lần đầu được tổ chức tại Bra-xin và Ả-rập Xê-út đã thu hút sự quan...

Mới nhất