Trang chủKinh tếNông nghiệp"Tiền tươi thóc thật" vào túi nông dân (Bài 1)

“Tiền tươi thóc thật” vào túi nông dân (Bài 1)

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến con số 62,5 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản và cảm ơn người nông dân đã góp phần làm nên kỷ lục này. Thủ tướng cũng nhắc đến con số tham vọng xuất khẩu nông sản đạt 100 tỷ USD.

LTS.Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến con số 62,5 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản, xuất siêu 17,9 tỷ USD và cảm ơn người nông dân đã làm nên thành tích kỷ lục này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã giao chỉ tiêu cho ngành Nông nghiệp và PTNT xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 đạt con số 70 tỷ USD, tiến tới mốc 100 tỷ USD như kỳ vọng của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Làm thế nào để đạt được mục tiêu như kỳ vọng của Chính phủ, dư địa xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ở các thị trường như thế nào, những cơ hội và thách thức đang hiện hữu? Để trả lời cho những câu hỏi này, Báo Dân Việt thực hiện loạt bài: Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD.

62,5 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản – “tiền tươi” vào túi nông dân

Năm 2024, vượt qua rất nhiều khó khăn do những biến động của thị trường, những tác động chưa từng có của thiên tai, ngành nông nghiệp và PTNT đã về đích sớm, với rất nhiều chỉ tiêu Chính phủ giao đã đạt và vượt từ rất sớm, trong đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục lập kỳ tích “vô tiền khoáng hậu”.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục, 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong đó xuất khẩu nông sản chính 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%. 

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Toàn cảnh (Bài 1) - Ảnh 1.

Đáng chú ý, có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD, gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ 16,2 tỷ USD (tăng 20,3%); rau quả 7,12 tỷ USD (tăng 27,1%); gạo 5,75 tỷ USD (tăng 23% với lượng 9,18 triệu tấn, tăng 12,9%); cà phê 5,48 tỷ USD (tăng 29,1% với lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8%); hạt điều 4,38 tỷ USD (tăng 20,2% với lượng 729,5 nghìn tấn, tăng 13,3%); tôm 3,86 tỷ USD (tăng 14%); cao su 3,46 tỷ USD (tăng 19,6% với lượng 2,03 triệu tấn, giảm 5,2%).

Điều đáng ghi nhận là, thặng dư thương mại của ngành nông nghiệp liên tục tăng kể từ năm 2015 đến nay. Nếu như năm 2015, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp đạt 8,17 tỷ USD thì đến năm 2016 tăng lên 8,84 tỷ USD, năm 2017 đạt 9,96 tỷ USD, năm 2018 đạt 8,46 tỷ USD, năm 2019 đạt 9,27 tỷ USD, năm 2020 đạt 10,89 tỷ USD, năm 2023 đạt 12,19 tỷ USD tăng 45,1% và năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục với 17,9 tỷ USD. 

“Trong thành tựu chung của đất nước, ngành nông nghiệp có đóng góp rất quan trọng, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,5 tỷ đô, xuất siêu 18 tỷ USD, trong khi xuất siêu cả nước chỉ khoảng 24-25 tỷ USD, tức là nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số xuất siêu của cả nước. Đó là tiền tươi thóc thật của người nông dân chúng ta”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Toàn cảnh (Bài 1) - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, con số xuất khẩu 62,5 tỷ USD rất có ý nghĩa bởi “số tiền xuất khẩu này đều vào túi của người dân”. Hiện chúng ta có 20 Hiệp định tự do đã ký kết, nếu thực thi hết 20 hiệp định, chúng ta sẽ đưa được rất nhiều sản phẩm vào các thị trường này. 

Còn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, năm 2024, ngành Nông nghiệp tiếp tục chứng minh vai trò “điểm tựa” của nền kinh tế quốc gia, nhất là trong bối cảnh biến động thị trường, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và biến chuyển xu thế tiêu dùng. 

“Kết quả đáng tự hào của ngành Nông nghiệp và PTNT đến từ sự lãnh đạo, điều hành sát sao, xuyên suốt của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng hành của các bộ, ngành trung ương và địa phương, cùng nhau chuyển đổi tư duy, cùng nhau hành động, chung tay kết nối, quảng bá, xúc tiến sâu rộng thương mại nông sản cả trong, ngoài nước. Cùng với tinh thần năng động, vượt khó của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, sự chủ động thay đổi, thích ứng linh hoạt với xu thế mới của hợp tác xã, người sản xuất, bà con nông dân trên khắp cả nước, là niềm tin, là hy vọng vào những giá trị tốt đẹp mà ngành Nông nghiệp luôn đóng góp cho cả nước”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Dấu ấn mở cửa thị trường

Có thể nói, con số xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 là kết quả của quá trình Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành chức năng thực hiện các đề án về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản; chỉ đạo, hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu. 

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Toàn cảnh (Bài 1) - Ảnh 3.

Đến nay, đã cấp 8.052 mã số vùng trồng, 1.596 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh leo, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen… ) được phép xuất khẩu sang các thị trường (Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…); đến hết năm 2024 số cơ sở xuất khẩu thủy sản vào các thị trường không ngừng tăng lên.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030”; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06/02/2024 về tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu NLTS; tích cực triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ năm 2023…

Đồng thời, tăng cường nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Hỗ trợ doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế. 

Phối hợp với đại sứ quán, tham tán thương mại, gia tăng vai trò của tham tán nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch gắn liền với các hoạt động ngoại giao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của Bộ vào các thị trường lớn (Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật, Nga, Brazil…). Đặc biệt, ngay từ đầu năm, Bộ đã quan tâm và tập trung khai thác các thị trường còn nhiều tiềm năng như: Thị trường thực phẩm Halal, Trung Đông, Châu Phi…

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Toàn cảnh (Bài 1) - Ảnh 4.

Đặt mục tiêu cho ngành nông nghiệp với con số xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 đạt 70 tỷ USD, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, đó không chỉ là mục tiêu tham vọng rất lớn, nhiều người nói là bất khả thi mà chúng ta vẫn phải quyết tâm thực hiện. Đó là khát vọng của dân tộc, của đất nước, khó mấy cũng phải làm. 

“Chúng ta phải đạt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 100 tỷ USD trong những năm tới”, Thủ tướng nói.

Muốn đạt được điều đó, theo Thủ tướng, phải khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần.

“Để du khách mua sản phẩm thì bao bì, đóng gói sản phẩm đó phải đi máy bay cũng được, tàu hỏa cũng được, tàu biển cũng được, đi bộ cũng được…”, Thủ tướng lấy ví dụ.

Để đạt được mục tiêu  đề ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng xác định sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn (Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc…); mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: thị trường thực phẩm Halal của các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi… với phương châm là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc. Xây dựng các Đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang một số thị trường mới (Trung Đông, Châu Phi…)

Tích cực triển khai chủ động, hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, các Hiệp định khu vực và song phương với các nước. Thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp.





Nguồn: https://danviet.vn/hien-thuc-hoa-muc-tieu-xuat-khau-nong-san-100-ty-usd-tien-tuoi-thoc-that-vao-tui-nong-dan-bai-1-20250113091115229.htm

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới MỞ ĐẦU Trong vòng một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) và những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Những thành tựu trong công nghệ dữ liệu lớn (Big...

Định hướng tái thiết bảo tàng trong lòng di sản Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở phía Đông bên ngoài Hoàng thành Huế đang được lên kế hoạch để tái thiết, xây dựng theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nơi đây hiện đang lưu giữ và bảo quản hơn 8.500 hiện vật của triều Nguyễn, nhưng không gian trưng bày không phù hợp, cơ sở vật chất xuống cấp… Điện Long An, không gian trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật Cung đình...

Về Đất mũi Cà Mau

“Cà Mau xứ sở lạ lùng/Dưới sông cá lội trên giồng cọp um”… Đó là chuyện của mấy trăm năm trước, thuở tiền nhân ta khai phá đất phương Nam. Ngày nay, Cà Mau được xem như là vùng đất trẻ. Những cánh đồng phì nhiêu được tạo nên bởi phù sa bồi lắng, tích tụ do sự luân chuyển của hai dòng hải lưu Bắc - Nam. Rừng ngập nước mênh mông giáp với biển Đông và biển...

Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp: Khẳng định thương hiệu Tuổi Trẻ

Trong ngày 11 và 12-1, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuỗi 7 chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại 6 tỉnh thành trên khắp cả nước, khởi động cho mùa tư vấn 2025. * Từ thực tế câu hỏi, băn khoăn mà...

Dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị. Đây chính là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Hôm qua (17/8), hỏa hoạn đã xảy ra ở đây nhưng may mắn là công trình đã được bảo vệ, không gây thiệt hại quá lớn. Lịch sử hình thành và phát triển Với mục tiêu, đào tạo hiền tài và tinh hoa cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắc vàng lung linh mùa hội Tam Cốc – Tràng An

Đến Tam Cốc - Tràng An, Ninh Bình trong tuần lễ hội đang diễn ra từ 1/6 - 8/6, du khách sẽ được đắm mình trong sắc vàng ruộm, lung linh của cánh đồng lúa chín, khung cảnh ngày mùa rộn ràng, thưởng thức sản vật khắp mọi miền đất nước ngay trên dòng sông Ngô Đồng. Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An" là sự kiện du lịch đặc sắc, thường...

Nhặt được số tiền lớn, hai học sinh lớp 6 ở Đắk Nông có hành động khiến ai cũng cảm phục

Không chút do dự, hai học sinh lớp 6 ở huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, ngay lập tức mang số tiền lớn vừa nhặt được đến công an để tìm và trả lại cho người mất. ...

Một con chim cu gáy vốn là động vật hoang dã, nuôi thành công ở Quảng Ninh, bay đi lại bay về

Khi còn nhốt trong lồng, chú chim cu gáy bị cắt ngắn đuôi, sau hơn 1 tháng thì lông đuôi đã mọc dài ra rất đẹp. Anh Ngô Văn Kiên, một người ham chơi chim cu gáy ở Mạo Khê nói: Đó là chú chim cu gáy hay, bởi chim có...

Thống nhất thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chuyển lĩnh vực giảm nghèo về Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo; chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ...

Đặc sản quê nhà, sông nước miệt vườn vô số món ngon, tô canh chua cá ngát, mắm tép dậy mùi

Chiếc bánh tráng, đòn bánh tét, tô canh cá ngát, chén mắm tép… từ khi nào đã làm nên hương vị quê nhà. Để khi lớn lên bước chân ra khỏi cái bờ rào, lại mang nỗi nhớ sông nước miệt vườn. Để mỗi khi nhớ quê ta lại thèm những...

Bài đọc nhiều

Cá chình nuôi trên cạn ví như nuôi con nhân sâm nước, ở Bà Rịa-Vũng Tàu bắt con to bự bán hết veo

Mô hình nuôi cá chình (một loài cá đặc sản bổ dưỡng ví như nhân sâm nước) trong bể xi măng của anh Đoàn Xuân Khiêm, ở thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Cháy rừng 8 tiếng liên tục ở Lạng Sơn vẫn chưa dập được lửa, thuộc khu vực núi đá

Theo thông tin của Dân Việt thì khoảng 14h chiều ngày 11/1 đã xảy ra đám cháy rừng lớn, tại khu vực Lũng Luông , thôn Bản Thải, xã Tân Thanh huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn hơn 8 tiếng qua đám cháy chưa được khống chế dứt điểm. ...

Một ngành mang lại giá trị 45.000 tỷ đồng, xuất khẩu 100 triệu USD đang khát nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, ngành hoa cây cảnh đang phát triển mạnh mẽ, đạt gần 45.000ha vào năm 2024, giá trị sản lượng hơn 45.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh. ...

Vinafor- doanh nghiệp lãi Top đầu ngành gỗ

Trước khi được bàn giao từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinafor; HNX: VIF) là doanh nghiệp trong Top dẫn đầu về lợi nhuận trong ngành gỗ, thu hàng nghìn tỷ...

Cùng chuyên mục

hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Vẫn còn nhiều khó khăn Theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Phúc Thọ Nguyễn Văn Chương, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn nói riêng đã được đưa vào sử dụng hiệu quả. Dù vậy, có một khó khăn hiện nay là người dân còn bị động trong việc sử dụng những diện tích đất nông nghiệp đã...

Một con chim cu gáy vốn là động vật hoang dã, nuôi thành công ở Quảng Ninh, bay đi lại bay về

Khi còn nhốt trong lồng, chú chim cu gáy bị cắt ngắn đuôi, sau hơn 1 tháng thì lông đuôi đã mọc dài ra rất đẹp. Anh Ngô Văn Kiên, một người ham chơi chim cu gáy ở Mạo Khê nói: Đó là chú chim cu gáy hay, bởi chim có...

Thống nhất thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chuyển lĩnh vực giảm nghèo về Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo; chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ...

Đặc sản quê nhà, sông nước miệt vườn vô số món ngon, tô canh chua cá ngát, mắm tép dậy mùi

Chiếc bánh tráng, đòn bánh tét, tô canh cá ngát, chén mắm tép… từ khi nào đã làm nên hương vị quê nhà. Để khi lớn lên bước chân ra khỏi cái bờ rào, lại mang nỗi nhớ sông nước miệt vườn. Để mỗi khi nhớ quê ta lại thèm những...

Làng này ở Hà Nam còn các nhà cổ đẹp như phim, hễ bước vô thấy nội thất thiên hạ trầm trồ

Trải qua những biến cố của thời gian, những nhà cổ sót lại ở Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) đã mang trong nó nhiều giai thoại đáng nói bởi sự tác động của thiên nhiên, hoàn cảnh sống và con người... ...

Mới nhất

Toàn cảnh Tràng An – địa điểm Tổng thống Mỹ muốn đến thăm – nhìn từ trên cao

Trong dịp đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều mới đây, khi được giới thiệu một số bức tranh, ảnh về danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald John Trump đã khen đất nước Việt Nam tươi đẹp và ngỏ ý đến thăm Tràng An. Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm...

Quy định mới về dạy thêm, học thêm thế nào?

Hỏi: "Từ ngày 14/02/2025, có phải giáo viên dạy thêm trong nhà trường sẽ không được thu tiền...

Có một Tràng An trong tim du khách

Tràng An-Ninh Bình, tên gọi ấy đã trở nên thân thương, đáng nhớ với biết bao du khách trong nước và quốc tế. Bởi khi đến đây, họ đã gặp một Tràng An không chỉ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mà con người cũng thật thân thiện, hiền hòa và mến khách. Trong...

Quản lý toàn diện sức khỏe cộng đồng

NDO - Sau 18 năm thực thi, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội. Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh mới, nhằm khắc phục những thiếu sót này và tạo hành lang pháp lý vững...

Nha Trang – Phồn vinh và Hạnh phúc

Trải qua 100 năm xây dựng và phát triển, từ một làng chài nép mình bên sông Cái, Nha Trang đã vươn mình trở thành đô thị năng động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vị thế, vai trò của TP. Nha Trang ngày càng được khẳng định không chỉ của tỉnh Khánh Hòa, mà của...

Mới nhất