Trang chủNewsThời sựTiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cần có tính...

Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cần có tính bao trùm hơn


Tại Hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do tại các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên do Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tổ chức mới đây tại TP. Đà Nẵng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh – Nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế đã đưa ra những nhận định về sự chững lại, thậm chí có phần thoái trào của tiến trình toàn cầu hóa và những khuyến nghị để Việt Nam phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chuyên gia về Hội nhập kinh tế quốc tế Trần Quốc Khánh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp môi trường thể chế của Việt Nam tiệm cận chuẩn mực quốc tế

Theo Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, trong suốt 30 năm qua, Việt Nam đã tiến một bước tiến rất dài trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kể từ năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN, bình thường hóa quan hệ và ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ năm 2000; và gia nhập WTO năm 2007, đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 FTA, trong đó có 15 FTA đã có hiệu lực thực thi, có 3 FTA thế hệ cao là EVFTA, CPTPP, UKVFTA.

“Việt Nam trở thành một trường hợp đặc thù trên thế giới, rất hiếm quốc gia nào trên thế giới đạt được độ mở thị trường như Việt Nam. Hầu như tất cả các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam đều có FTA, trừ thị trường Hoa Kỳ”, Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói và cho biết, thành quả của sự nỗ lực, bền bỉ trên thể hiện rất rõ ràng trong 30 năm qua.

Năm 1995, khi gia nhập ASEAN, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước là 13,6 tỷ USD; năm 2005 đạt 69 tỷ, gấp 5 lần. Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt 800 tỷ USD, gấp 60 lần so với năm 1995. Đây là tốc độ tăng trưởng bình quân rất lớn, trung bình khoảng 15%/năm.

Trong 800 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu thì các đối tác Việt Nam có FTA chiếm tới 72%.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự thay đổi rõ nét theo hướng tích cực. So với năm 2001, hàng công nghiệp chế biến mới đạt 54% thì hiện đã lên đến 85%; tỷ lệ nông sản, khoáng sản chiếm 46% thì hiện chỉ còn chưa đến 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

“Tuy nhiên, tác động lớn nhất, có ích nhất đối với Việt Nam đó là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vào môi trường thể chế của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Việt Nam ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, gia nhập WTO, ký các FTA thế hệ mới – tất cả những hiệp định này đóng góp rất to lớn vào cải thiện môi trường thể chế của Việt Nam, giúp môi trường thể chế của Việt Nam tiệm cận chuẩn mực của kinh tế quốc tế” – nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá. Điều này đóng vai trò rất lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, giải phóng nguồn lực, kích thích đầu tư trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận sản xuất mới thường xuyên, giúp GDP Việt Nam liên tục duy trì tăng trưởng ở mức độ cao trong rất nhiều năm.

Các FTA nhận được “thiện cảm” rất lớn của người dân, chính quyền, các FTA gần đây được đưa ra Quốc hội xin phê chuẩn đều đạt được tỷ lệ đồng ý rất cao, gần như tuyệt đối (gần 100%).

“Việt Nam nổi tiếng ở WTO là một đối tác thực hiện rất nghiêm túc các cam kết quốc tế, bởi Việt Nam rất coi trọng, tôn trọng các cam kết quốc tế. Nếu một Bộ, ngành nào có thiên hướng vi phạm các cam kết quốc tế thì sẽ phải đối diện ngay lập tức với sự phản ứng từ trong nước trước khi đối diện với các thắc mắc từ bên ngoài”, nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Hội nhập kinh tế quốc tế phải bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Theo Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, gần đây, khái niệm về sự thoái trào của toàn cầu hóa đang dần nổi lên. Thể hiện qua việc sau những sáng kiến lớn như CPTPP, RCEP thì hiện nay không có sáng kiến nào mới về khu vực thương mại tự do. Trong khi đó, các biện pháp mang tính chất bảo hộ xuất hiện ngày càng nhiều. Cụ thể là, trong những năm gần đây, các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam bằng 65% toàn bộ thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Theo Nguyên Thứ trưởng, sự bất ổn của quá trình toàn cầu hóa trong thời gian qua có thể nhìn thấy rõ qua nhiệm kỳ Tổng thống Hoa Kỳ của ông Donald Trump, hay trước đó nữa, một số quốc gia thành viên trong WTO đã bỏ qua cam kết của mình ở WTO để áp dụng những chính sách rất tiêu cực (như bảo hộ, đánh thuế, cấm xuất nhập khẩu một số mặt hàng) như Ấn Độ, Indonesia. Tuy nhiên, ông Trump và một số lãnh đạo khác không phải là nguyên nhân gây ra sự thoái trào của toàn cầu hóa. Mà đúng hơn là hậu quả của cả làn sóng dân túy và chủ nghĩa dân tộc về kinh tế, đe dọa toàn bộ tiến trình của toàn cầu hóa.

Trích dẫn lời của lãnh đạo WTO, Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng tự do hóa thương mại là tất yếu, tuy nhiên, cũng chính tự do hóa thương mại đã dẫn đến mất cân đối trong việc phân bổ thành quả của tiến trình toàn cầu hóa; đâu đó sự chênh lệch giàu nghèo ngày một mất cân đối hơn. Bên cạnh đó, còn có những lý do liên quan đến địa chính trị, địa kinh tế.

Từ nguyên nhân về sự mất cân đối nêu trên, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế nêu ra 7 khuyến nghị để tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bền vững hơn.

Để bảo vệ thành quả hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cần có tính bao trùm hơn
Để bảo vệ thành quả hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cần có tính bao trùm hơn

Thứ nhất, là quốc gia nhỏ, Việt Nam cần kiên trì chủ nghĩa đa phương. Nhưng trong tiến trình này phải lưu ý không gặp phải những sai lầm như bên trên. “Chúng tôi mong Quốc hội sẽ có những giải pháp để tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam có tính bao trùm hơn, diễn tả một cách nôm na là “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chủ trương này Việt Nam đã có rồi, nhưng chúng ta phải đi xa hơn, cần cho những chủ trương đó trở thành những chính sách cụ thể”, Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khuyến nghị.

Thứ hai, hiện nay, mới độ mở kinh tế cao, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt 800 tỷ USD, là gần gấp đôi GDP Việt Nam. Để chống lại rủi ro về làn sóng ngược của toàn cầu hóa thì cần phải tăng nhanh nội cầu để giảm bớt sự phụ thuộc từ bên ngoài (đi cùng với tăng xuất nhập khẩu).

Thứ ba, về đầu tư công, trong thời gian qua, Việt Nam đã đi đúng hướng, nhưng cần hơn thế nữa là phải có chính sách tài khóa “vị phát triển” hơn, cần có chính sách tài khóa “vị nội cầu” hơn.

Tiếp theo đó, cần có cách ứng xử phù hợp với những đối tác “thiếu chân thành”.

Thứ năm, xuất phát từ tính hai mặt của toàn cầu hóa, cần phải rất thận trọng với trào lưu mới là chuyển đổi xanh. “Chuyển đổi xanh mục đích là rất tốt. Nhưng không ngoại trừ khả năng nó sẽ bị một số đối tác tận dụng, lạm dụng để tạo thành rào cản đối với hàng hóa Việt Nam”, Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khuyến nghị.

Và cuối cùng, phải tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí về lựa chọn đối tác trong đàm phán hiệp định thương mại tự do mới.

“Tiến trình toàn cầu hóa đang trải qua nhiều biến động, thậm chí có lúc đi lùi. Nhưng cuối cùng, tôi nhìn nhận toàn cầu hóa vẫn tiến về phía trước vì đây là tiến trình khách quan khi sản xuất ngày càng phát triển. Việt Nam đang ở vị trí rất tốt hưởng lợi từ toàn cầu hóa, tuy nhiên, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế lưu ý một số hàm ý chính sách nêu trên để không chỉ hưởng lợi từ toàn cầu hóa mà còn bảo vệ bền vững thành quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế nhận định.



Nguồn: https://congthuong.vn/nguyen-thu-truong-tran-quoc-khanh-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-cua-viet-nam-can-co-tinh-bao-trum-hon-350346.html

Cùng chủ đề

TRỰC TIẾP: Tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế

Tổ trưởng công đoàn xuất sắc, 'cây sáng kiến' trong lao động ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự họp Liên Hiệp Quốc: Việt Nam nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương

Hôm nay (21-9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 tại thành phố New York (Mỹ). Các bác sĩ quân y Việt Nam giương cao hai lá cờ của Liên Hiệp Quốc và Việt Nam tại sân bay quốc tế Juba, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa...

Hội nhập kinh tế xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ chính thức được nhấn mạnh như một nhiệm vụ kinh tế để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới. Cùng với đó, nhiệm vụ quan trọng này được đặt trong sự gắn bó mật thiết với nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Cải thiện năng lực hội nhập kinh tế, tạo động lực để Bắc Kạn bứt phá

Nhiều dư địa phát triển Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại và việc triển khai thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. ...

Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực của Cuba

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis đánh giá cao những nỗ lực của Cuba trong việc thiết lập lại trật tự toàn cầu vì một thế giới công bằng hơn. Phát biểu tại Đại học La Habana trong khuôn khổ chuyến thăm Cuba từ ngày 27 đến 29-6, ông Francis khẳng định, kể từ khi Cách mạng Cuba thành công vào ngày 1-1-1959, nước này luôn bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá tiêu tiếp tục giảm nhẹ, dấu hiệu của thị trường chững lại?

Thị trường giá tiêu trong nước đang chứng kiến sự giảm nhẹ trong những ngày gần đây, với giá tiêu tại các khu vực trọng điểm như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên giao dịch quanh mốc 147.000 - 148.000 đồng/kg. Ngày 4/10/2024, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 147.000 đồng/kg,...

Kiev gửi lính nghĩa vụ bị bệnh sang Ba Lan huấn luyện; Mỹ ra quyết định thất vọng với Ukraine

“Tôi không ký một tờ giấy nào ở trạm tuyển quân, nhưng tôi đã trải qua cuộc kiểm tra y tế đầy đủ và ký các văn bản chứng minh tôi là tình nguyện viên tham gia chiến sự. Tôi thậm chí còn không biết người ta còn ký gì thay tôi nữa”, cựu quân nhân Ukraine cho biết. Theo người này, đội ngũ y tế của Ukraine không hề để...

Áp lực giảm giá vẫn hiện hữu?

Thị trường giá cà phê trong nước đang đối mặt với một bức tranh ảm đạm khi giá cà phê tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 4/10/2024. Mức giảm trung bình 4.500 đồng/kg đã đưa giá cà phê xuống mức 116.200 - 117.200 đồng/kg, khiến nhiều nhà sản xuất lo ngại về triển vọng tương lai. Sự sụt giảm này được cho là do tác động của hai...

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 TKV trao kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra Tại hội nghị giao ban giữa lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị tại Quảng Ninh vào ngày 2 và 3/10...

Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony - cho hay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện khá khả...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: “Không có doanh nhân giỏi, đất nước không thể thịnh vượng”

(Dân trí) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của doanh nhân với sự phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng nếu không có đội ngũ doanh nhân giỏi, dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước không thể thịnh vượng. Sáng 4/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với các đại diện 200 doanh nhân, đại diện doanh nghiệp tiêu biểu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Dòng chảy...

Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục truy nã liên quan vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Ảnh: Bộ Công an Ngày 4-10, Bộ Công an cho biết cơ quan cảnh sát điều tra đang điều tra vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu...

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’ và chuyện nguyên cán bộ công an che giấu tội phạm

Liên quan đến vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, riêng bị can Nguyễn Xuân Thông (SN 1975, nguyên cán bộ công an) bị đề nghị truy tố tội Che giấu tội phạm. Theo kết luận điều tra, tháng 6/2021, ông Thông được ông Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Thái Hòa- giai đoạn 1 vụ án) trao đổi, bàn bạc về việc ông Tuấn đang tổ chức chuyến bay đưa người lao động Việt Nam ở nước...

Thông tin mới về ‘siêu cảng’ Cần Giờ gần 130.000 tỷ đồng

TPO - Theo lộ trình được Chính phủ đặt ra, trong năm nay thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, năm 2025 tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Để sớm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng bến cảng, Phó Thủ tướng...

Bộ Công an tiếp tục truy nã đối với bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế và các đơn vị có liên quan, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 49/QĐ-CSKT-P6 ngày 29/12/2023. Quá trình điều tra vụ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Chiều 4/10/2024, tại lâu đài Villers- Cotterêts, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.   Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-du-phien-khai-mac-toan-the-hoi-nghi-cap-cao-phap-ngu-20241004204631020.htm

Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển viên chức báo Kinh tế và Đô thị

Theo đó, vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức làm việc tại Báo Kinh tế và Đô thị năm 2024 có tổng số 23 thí sinh tham gia. Trong đó số thí sinh trúng tuyển là 13 thí sinh; Số thí sinh không trúng tuyển là 10 thí sinh. Xem danh sách tại đây. Danh sách thí sinh trúng tuyển viên chức gồm: Biên tập viên hạng III (mã số: V.11.01.03) có 3 thí sinh; Phóng viên hạng III (mã số: V.11.02.06)...

Kiev gửi lính nghĩa vụ bị bệnh sang Ba Lan huấn luyện; Mỹ ra quyết định thất vọng với Ukraine

“Tôi không ký một tờ giấy nào ở trạm tuyển quân, nhưng tôi đã trải qua cuộc kiểm tra y tế đầy đủ và ký các văn bản chứng minh tôi là tình nguyện viên tham gia chiến sự. Tôi thậm chí còn không biết người ta còn ký gì thay tôi nữa”, cựu quân nhân Ukraine cho biết. Theo người này, đội ngũ y tế của Ukraine không hề để...

Bộ Công an sẽ tiến hành “trinh sát” các hội, nhóm mua bán dữ liệu

Liên quan tới thực trạng lộ, lọt, mất dữ liệu và mua bán dữ liệu thông tin để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra như hiện nay, lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) khẳng định, sẽ "trinh sát" các hội, nhóm mạng xã hội và xử lý khi đủ chứng cứ, tài liệu.Đà Nẵng: Triệt phá thành công hai đường dây...

Bộ Công an thông tin về các vụ án lớn đang điều tra

Tại cuộc họp báo thông tin tình hình, kết quả công tác công an quý 3/2024 của Bộ Công an diễn ra vào chiều 4/10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thông tin về tiến độ điều tra một số vụ án lớn. Thiếu tướng cho hay, C03 đã có công văn gửi Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đề nghị chỉ đạo một số...

Mới nhất

Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước

Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) ngày 4/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, 9 tháng qua, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng, phục hồi tương đối rõ nét trên các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Chiều 4/10/2024, tại lâu đài Villers- Cotterêts, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.   Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-du-phien-khai-mac-toan-the-hoi-nghi-cap-cao-phap-ngu-20241004204631020.htm

Cơm gà Indo đẫm nước xốt sambal ngon khó cưỡng ‘hơi bị hiếm’ ở Việt Nam

Anh Hamdan Ramdani nói: "Khi bán tại Việt Nam, tôi đã điều chỉnh rất nhiều cho hợp với người Việt, vì người Việt chuộng vị ngọt hơn.Tôi đã giảm 70% độ cay của món ăn này".Bên cạnh cảm giác cay nồng, xốt...

Xem lại bình luận trên Facebook của mình, người khác đơn giản

Xem bình luận Facebook giúp bạn theo dõi tương tác và cuộc trò chuyện từ bạn bè dễ dàng. Tham khảo cách xem lại bình luận của bạn và bạn bè một cách hiệu quả!

Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển viên chức báo Kinh tế và Đô thị

Theo đó, vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức làm việc tại Báo Kinh tế và Đô thị năm 2024 có tổng số 23 thí sinh tham gia. Trong đó số thí sinh trúng tuyển là 13 thí sinh; Số thí sinh không trúng tuyển là 10 thí sinh. Xem danh sách tại đây. Danh sách thí sinh trúng tuyển viên chức...

Mới nhất