Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiễn thầy về xuôi, trò khóc như mưa và những điều đẹp...

Tiễn thầy về xuôi, trò khóc như mưa và những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ ‘thầy’


Tiễn thầy về xuôi, trò khóc như mưa và những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ 'thầy' - Ảnh 1.

Thầy Duy xúc động khi học trò khóc không muốn mình rời khỏi trường – Ảnh cắt từ video

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, câu chuyện thầy giáo Nguyễn Ngọc Duy sau 13 năm dạy học trên non chuyển về TP Quảng Ngãi dạy học, khiến học sinh cũ khóc như mưa, bịn rịn không muốn chia tay thầy, được xem là hình ảnh đẹp về tình thầy trò.

Nói về điều này, nhiều bạn đọc cho rằng chỉ xuất phát từ tình cảm trong sáng vô tư của học trò dành cho thầy và ngược lại thầy giáo cũng phải là người như thế nào mới tạo nên những thước phim đáng quý đó. 

Góp thêm góc nhìn, bạn đọc Đình Khoa chia sẻ những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ “thầy”.

Phép màu từ tình yêu thương

Điều gì ở thầy Nguyễn Ngọc Duy khiến những học sinh gặp thầy từ khi bước vào lớp 1 vẫn giữ mãi đến tận năm lớp 9, và khi biết tin thầy chuyển công tác đã bật khóc?

Câu trả lời chỉ có thể là tình yêu thương đã tạo nên “phép màu” để người thầy vượt qua khó khăn, mở rộng trái tim, bao dung học sinh.

Không chỉ dạy học sinh về con chữ, kiến thức, kỹ năng, thầy cô còn là những người cha người mẹ thứ hai trong một gia đình lớn; cùng nhau vượt qua khó khăn thiếu thốn với tinh thần lạc quan, miệt mài ngày đêm chạy “đuổi” theo con chữ hằng mong thay đổi cho những cuộc đời.

Câu chuyện về những hạt ân tình thầy Duy đã gieo ở vùng cao Sơn Liên (xã xa bậc nhất tỉnh Quảng Ngãi) khiến tôi nhớ đến những người thầy, người cô ở xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu).

Họ đều là những người không chỉ đi gieo con chữ mà từ tình yêu thương của mình còn giúp các em học sinh thay đổi cuộc đời.

Đó là cô giáo trẻ Lại Thị Tình, từ Nam Định lên vùng người Thái vào năm 1989, là thầy Lê Đình Chuyền (quê ở Thanh Oai, Hà Nội) được điều về trường năm 2009 và hiện là hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà.

Cũng như thầy Nguyễn Ngọc Duy, họ bắt đầu hành trình gian nan, vất vả. Và với nghị lực, tình yêu thương, những người thầy, người cô đó đã vượt qua tất cả để gắn bó với nghề và nhận lại sự yêu thương từ học trò.

Ươm mầm cho tương lai các em

Tiễn thầy về xuôi, trò khóc như mưa và những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ 'thầy' - Ảnh 3.

Thầy Lê Đình Chuyền (bìa phải) và cô Lại Thị Tình (áo đỏ) tại điểm trường Nậm Chà – Ảnh: ĐÌNH KHOA

Đó là câu nói đầy tâm huyết của thầy Lê Đình Chuyền – hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà. Và không chỉ nói, thầy Chuyền đã chứng minh điều đó qua công việc hằng ngày của mình.

Tháng 2-2009 thầy Lê Đình Chuyền (quê huyện Thanh Oai, Hà Nội) đến nhận công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà. Mỗi năm, thầy Chuyền được về thăm nhà 2 lần vào dịp học sinh nghỉ hè và dịp Tết Nguyên đán.

Kỷ niệm đáng nhớ được thầy chia sẻ là do điều kiện liên lạc lúc ấy rất khó khăn, chưa có sóng điện thoại nên những lần muốn gọi điện về cho gia đình phải đi bộ gần cả ngày trời.

“Năm 2012, Nậm Chà mới có đường xe máy để đi, năm 2014 mới có sóng điện thoại và đến năm 2016 mới có điện để thắp sáng. Bệnh viện ở xa, cách điểm trường trung tâm gần 100km, đi bộ mất khoảng 6 – 7 tiếng mới ra được đường lớn để bắt xe”, thầy Chuyền kể.

Cái khó tiếp theo là học sinh nơi đây chủ yếu thuộc các dân tộc Cống, Dao, Mông. Ở đây phụ nữ đa phần không biết nói tiếng phổ thông, nên các thầy cô thuyết phục cho trẻ đến trường không hề dễ.

Và để dạy cho trẻ, các thầy cô giáo từ xuôi lên không chỉ có mỗi việc dạy mà còn phải học tiếng của trẻ – tiếng Mông, tiếng Dao rồi mới dạy được tiếng Kinh. Chưa kể, mỗi khi trái gió trở trời, thầy cô giáo còn là bác sĩ, y tá của các em…

Năm 2013, được mời thuyên chuyển công tác với chức vụ cao hơn, cơ hội thăng tiến nhiều hơn nhưng thầy Chuyền đã từ chối với một lý do rất giản dị: “Tôi đã nguyện gắn bó với sự nghiệp giáo dục”.

Theo thầy Chuyền, “chỉ có giáo dục mới thay đổi được cuộc đời các em, nhất là ở những nơi còn nhiều khó khăn như thế này”, câu nói phút chia tay chúng tôi cùng nụ cười hiền lành của thầy Chuyền đã trở thành hình ảnh khó quên.

Người tốt việc tốt không chỉ có nghe! Khi một lần lên với các điểm trường vùng cao, tận mắt chứng kiến những câu chuyện kể của các thầy cô như thầy Duy, cô Tình, thầy Chuyền mới cảm nhận được hết về ý nghĩa lớn lao về hai chữ “người thầy”.

Chữ thầy đẹp đẽ, bao dung lắm

Chữ thầy có một sức nặng mà ngàn đời không bao giờ thay đổi. Sức nặng ấy để níu giữ, lắng lại những điều tốt đẹp, nhân nghĩa ở đời cho tâm hồn – khi cuộc đời mỗi người tựa như con thuyền trôi giữa dòng đời lao xao sóng, luôn nhiều vòng xoáy, đổi thay.

Những người thầy như ngọn hải đăng – luôn sáng và chỉ lối cho mỗi học trò đi qua từng khoảnh khắc, từng giai đoạn riêng trong cuộc đời.

Thứ ánh sáng của niềm tin gửi trao, và đôi mắt học trò luôn dõi nhìn theo với tất cả niềm kính trọng.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại ví người thầy như những người chèo đò trên sông. Mặc mưa dông bão nổi, mặc nắng cháy sương sa. Từng chuyến đò vẫn cứ ngang qua, đưa đàn em tới bến, đặt chân lên một nấc thang mới trong cuộc đời.

Người trên đò như mỗi cánh chim bay, mải miết theo những ước mơ, khao khát ở mỗi vòm trời. Chỉ người đưa đò ở lại, đứng lặng nhìn theo, lấy sự thành công trên mỗi bước đường của học sinh làm niềm vui cho nghề, cho cuộc đời làm thầy của mình.

Có thể những suy nghĩ ấy bạn từng nghe, và ai cũng hiểu là như vậy.

Nhưng chỉ khi trên vai bạn mang một chữ thầy, chỉ khi là người trong cuộc, bạn mới cảm hết được trái tim bao dung của mỗi người thầy.

Học trò vùng cao bật khóc khi chia tay: Những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong một chữ 'thầy' - Ảnh 3.Trái tim dành cho học trò vùng cao

TTO – Chồng mắc bệnh hiểm nghèo, bản thân lại bị bệnh tim, nhưng cô giáo Trịnh Thị Thơ (45 tuổi) vẫn gắn bó với ngôi trường và các học trò xã vùng cao Trí Nang (huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa) suốt 17 năm nay.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tien-thay-ve-xuoi-tro-khoc-nhu-mua-va-nhung-dieu-dep-de-an-chua-trong-chu-thay-20241014155014186.htm

Cùng chủ đề

Xúc động học sinh miền núi òa khóc khi biết thầy giáo chuyển trường

Clip của một đồng nghiệp giáo viên ghi lại hình ảnh học sinh òa khóc khi biết tin thầy giáo Nguyễn Ngọc Duy (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) chuyển trường sau 13 năm gắn bó, khiến nhiều người xúc động. "Cảm ơn đến tất cả mọi người, các anh chị em đã, đang, từng là đồng...

Kon Tum đã huy động đầu tư gần 112.600 tỷ đồng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đây là số liệu được đưa ra tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024 do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức vào ngày 11/10. Theo báo cáo tại Đại hội, Kon Tum là địa phương có 83 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (50 xã đặc biệt khó khăn, biên giới, an toàn khu); 498 thôn (làng) vùng đồng bào DTTS....

Khi phụ huynh là ban đại diện ban cha mẹ học sinh trải lòng

Tôi có hai đứa con gái, bé học lớp 3, bé lớp 2, đều ở trường công. Cho con học trường công, vì muốn con được tiếp xúc với một xã hội thu nhỏ, điều kiện và hoàn cảnh bạn bè khác nhau, để từ đó con học thêm được cách thích nghi và thấu cảm với mọi người. Và tôi học...

‘Dù ngoài kia thế nào, cứ ở trường là trò được ăn no, mặc ấm’

LỜI TÒA SOẠN Cơn bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Trong bối cảnh đó, tái thiết sau bão lũ trở thành nhiệm vụ cấp bách và cần thiết để khôi phục lại cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương. VietNamNet giới thiệu tuyến bài Tái thiết sau bão lũ chia sẻ về những nỗ lực khắc phục hậu quả, giúp cuộc sống của người dân trở...

Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh

TP - Nhiều người cho rằng, “hội cha mẹ học sinh” hay “ban phụ huynh” được “đẻ” ra chủ yếu để thu đủ các loại quỹ, do đó, cần tính chuyện dẹp bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều phụ huynh tâm huyết, chắt chiu thời gian để chăm lo, đồng hành với hoạt động của trường, lớp. Có con năm nay vào lớp 1, trường tư thục tại quận Cầu Giấy (Hà Nội),...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

20 năm trước, không mường tượng có ngày Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc

"Nếu được thông qua cũng phải đến giữa năm 2026 mới có hiệu lực", ông nói và "rất mong Chính phủ sớm hoàn thiện dự án luật này và có những điều kiện thuận lợi để Quốc hội thông qua sớm".Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng sự cần thiết của dự luật này đã được chứng minh qua...

Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT và Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne dẫn đầu đã đưa ra phân tích chi tiết đầu tiên về cách vắc xin mRNA lưu thông và phân hủy trong máu người. Nghiên cứu phân tích 156 mẫu máu từ 19 cá nhân trong vòng 28 ngày...

Chàng trai Phú Quốc trồng thủy canh rau càng cua, rau sam và rau cải, thu lợi lớn

Đầu tư nhà màng chi phí cao (khoảng 700 triệu đồng - hơn 1 tỉ/nhà màng) nhưng ưu điểm đổi lại anh Vũ nhẹ công chăm sóc; ít bị sâu phá hoại, rau phát triển tốt, bán được giá. Do đó anh dự định tới đây sẽ tiếp tục đầu tư thêm nhà màng để trồng được nhiều loại rau hơn cung ra...

Nữ sinh lớp 7 viết thư tay xin hỗ trợ cho bạn cùng lớp gây xúc động

Theo chị Lê Thị Thanh Hiên (mẹ Bằng Nhi), sau khi thấy nội dung bức thư của con được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, chị rất bất ngờ.Chị Hiên cho biết cháu Hoài vừa là hàng xóm vừa là bạn học của Bằng Nhi, nên cả hai thường xuyên chơi với nhau. Hoàn cảnh gia đình của cháu Hoài...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Lan tỏa mạnh mẽ những giá trị đẹp

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024Mỗi ngày bếp ăn tình thương ở đây đỏ lửa nấu lên cả 1.000 suất cơm, cháo dinh dưỡng, tương đương 4 tấn gạo/tháng.Ngoài những suất cháo, cơm nghĩa tình mỗi ngày, địa phương còn thành lập ngân hàng máu (số lượng hiện khoảng 40-50 người) sẵn sàng cho máu khi có người bệnh...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị không tăng học phí đại học

Theo đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, giao cho Sở các địa phương được quyết định, lựa chọn một bộ sách giáo khoa thống nhất theo cấp học để thuận tiện trong việc giảng dạy, học tập...Sử dụng bộ sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọnTrả lời nội dung này, Bộ Giáo...

Bộ GD-ĐT kiểm tra 24 tỉnh, thành về dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 và Nghị quyết 109/2023/QH15, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2024, Bộ đã ban hành kế hoạch kiểm tra trong đó có nội dung kiểm tra tại 24 Sở GD-ĐT về “thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, thực hiện Chương trình GDPT 2018, lựa chọn SGK, dạy thêm, học thêm”. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra tại 24 Sở GD-ĐT thuộc các tỉnh,...

Bộ GDĐT trả lời cử tri về kiến nghị xét tốt nghiệp THPT thay vì tổ chức thi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri đề nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh...

Vụ hiệu trưởng bị tố vận động tiền ủng hộ vào tài khoản cá nhân: “Không đúng quy định”

Sở GDĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có báo cáo kết quả xác minh đơn thư phản ánh đối với trường THPT Nguyễn Du.Cụ thể, liên quan đến nội dung phản ánh Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du lợi dụng việc tài trợ, ủng...

Lập trình sự nghiệp vững vàng với ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số - Nguồn ảnh: HUTECHTrong thời đại kỹ thuật số, vai trò của lĩnh vực này càng đặc biệt quan trọng khi vừa là nền tảng, vừa là động lực cho những xu hướng phát triển mới...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh lớp 7 viết thư tay xin hỗ trợ cho bạn cùng lớp gây xúc động

Theo chị Lê Thị Thanh Hiên (mẹ Bằng Nhi), sau khi thấy nội dung bức thư của con được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, chị rất bất ngờ.Chị Hiên cho biết cháu Hoài vừa là hàng xóm vừa là bạn học của Bằng Nhi, nên cả hai thường xuyên chơi với nhau. Hoàn cảnh gia đình của cháu Hoài...

Hướng nghiệp học sinh từ sớm thông qua những chuyến đi thực tế

Các em học sinh Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM) tham quan tìm hiểu tại Nhà máy mì Acecook - Ảnh: THANH HIỆP Ngày 17-10, các em học sinh Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã có...

Một công ty Hàn Quốc trao học bổng 2,5 tỉ đồng cho sinh viên Đà Lạt

Ngày 17-10, Trường đại học Đà Lạt và Công ty TA. Development (Hàn Quốc) đã trao 200 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 USD (tương đương 12,5 triệu đồng) cho sinh viên của trường. Tổng giá trị học bổng là 100.000 USD (khoảng 2,5 tỉ đồng). Đây là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập...

Mới nhất

Một công ty thép lãi gấp hơn 4 lần trong quý III/2024

Lợi nhuận trước thuế quý III/2024 của Thép tấm lá Thống Nhất đạt gần 14,4 tỷ đồng, gấp 4,6 lần cùng kỳ nhờ công ty tìm kiếm khách hàng và có nguồn hàng giá hợp lý. Công ty cổ phần Thép tấm lá Thống Nhất...

20 năm trước, không mường tượng có ngày Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc

"Nếu được thông qua cũng phải đến giữa năm 2026 mới có hiệu lực", ông nói và "rất mong Chính phủ sớm hoàn thiện dự án luật này và có những điều kiện thuận lợi để Quốc hội thông qua sớm".Đồng quan...

Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT và Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne dẫn đầu đã đưa ra phân tích chi tiết đầu tiên về cách vắc xin mRNA lưu thông và...

Thường vụ Quân ủy Trung ương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án

(Bqp.vn) - Chiều 17/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương.Quang cảnh hội nghị.Dự hội nghị có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường...

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sơ kết 01 năm thực hiện kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06

(Bqp.vn) - Sáng 17/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Đề án 06 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...

Mới nhất