Trang chủNewsThời sựTích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn...

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

NDO – Chiều 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo.(Ảnh: Trần Hải)
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo.(Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sau quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ngày 8/7, Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo đã họp Phiên thứ nhất để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, xác định rõ các nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện, đó là: rà soát, sửa đổi các nội dung liên quan đến phân cấp, phân quyền (xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát, không làm các công việc cụ thể); cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xóa bỏ cơ chế xin-cho; chống phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác, trong đó, cả vốn đầu tư nước ngoài.

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ảnh 1
 

Quang cảnh Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. (Ảnh: TRầN HẢI)

Trên cơ sở rà soát, xây dựng một luật sửa đổi, bổ sung một số luật với trình tự, thủ tục rút gọn để xử lý các vướng mắc theo nguyên tắc: các bộ, ngành chủ trì, soạn thảo luật sửa đổi các luật thuộc lĩnh vực quản lý của mình, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Trong Phiên họp này, Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại Phiên họp thứ nhất, trong đó: đánh giá tình hình các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ xử lý kết quả rà soát văn bản đã được Chính phủ chỉ ra tại các Báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ Nghị quyết 101/2023/QH15 và Nghị quyết 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV; báo cáo kết quả rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc pháp lý mang tính cấp bách, ở tầm luật cần tập trung nghiên cứu, tháo gỡ và dự kiến đề xuất phương án phân công các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý.

Đề xuất giải pháp hiệu quả, toàn diện thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 82/NQ-CP, Nghị quyết 93/NQ-CP và Quyết định 81/QĐ-BCDRSXLVBQPPL ngày 25/7/2024 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ảnh 2
 

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Trên cơ sở Báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề chủ yếu sau: cho ý kiến trực tiếp vào các nội dung cơ cấu, bố cục và những nội dung chính của Báo cáo. Rà soát, đánh giá lại xem các nhiệm vụ tại Quyết định 81 của Ban Chỉ đạo và Kết luận của Thường trực Chính phủ (Thông báo 322/TB-VPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ) đã được thực hiện như thế nào? Có vướng mắc, khó khăn gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục? Xem xét, đánh giá về thực trạng tình hình xử lý văn bản sau rà soát thời gian qua, trong đó cần xác định rõ sự chậm trễ trong xử lý văn bản sau rà soát xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân chủ quan, khách quan nào? Cần đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng của hoạt động xử lý văn bản sau rà soát? Nội dung vướng mắc, bất cập đã được Bộ Tư pháp tổng hợp đã bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chưa? Còn nội dung cần xử lý ngay để thúc đẩy tăng trưởng, kiếm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô?

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ảnh 3
 

Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đối với vướng mắc pháp lý của 13 luật như báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính có ý kiến về tiến độ và phạm vi sửa đổi để tháo gỡ ngay, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). Thời gian có hạn, yêu cầu thì nhiều, nội dung phong phú và khó, do đó Thủ tướng mong các đại biểu tập trung trí tuệ, báo cáo, đóng góp ý kiến ngắn gọn, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề.

* Theo Bộ Tư pháp, về việc triển khai nhiệm vụ rà soát, xử lý kết quả rà soát: trên cơ sở văn bản đề nghị và hướng dẫn của Bộ Tư pháp gửi các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư pháp đã nhận được báo cáo của các bộ, địa phương, cụ thể:

15 bộ, cơ quan ngang bộ có báo cáo thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ: Ngân hàng Nhà nước; Bộ Y tế; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Bộ Quốc phòng; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Dân tộc; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tích cực rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ảnh 4
 

Đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành tham dự phiên họp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

55 địa phương và một số hiệp hội, doanh nghiệp có báo cáo thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ.

Bám sát Kết luận của Thường trực Chính phủ về Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ), cụ thể là: “Tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc có tính chất cấp bách tại một số luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô” và kết quả tổng hợp cho đến thời điểm hiện nay (31/7/2024), tổng số kiến nghị đã được tổng hợp thuộc phạm vi kết luận nêu trên là 594 kiến nghị.

Trong đó: Luật Đầu tư: 47 kiến nghị; Luật Đầu tư công: 241 kiến nghị; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: 32 kiến nghị; Luật Doanh nghiệp: 29 kiến nghị; Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch: 22 kiến nghị; Luật Ngân sách nhà nước: 131 kiến nghị, Luật Quản lý thuế: 14 kiến nghị; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: 19 kiến nghị; Luật Kế toán: 31 kiến nghị; Luật Dự trữ quốc gia: 2 kiến nghị; Luật Kiểm toán độc lập: 11 kiến nghị và Luật Chứng khoán: 15 kiến nghị.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã xây dựng 12 Phụ lục đối với kết quả rà soát 13 Luật gồm: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP), Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Chứng khoán.

Đối với các kết quả rà soát thuộc các lĩnh vực pháp luật khác, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét và sẽ đề xuất phương án phù hợp trong các Phiên họp tiếp theo của Ban Chỉ đạo.

Về việc rà soát, xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số luật về thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô: trên cơ sở 594 kiến nghị từ kết quả rà soát đối với 13 Luật nêu trên, kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV, kết hợp với tổng hợp thông tin từ hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, nghiên cứu đề xuất từ các bộ, cơ quan, địa phương và Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 15/7/2024, để đáp ứng yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước, nhất là những vấn đề phát sinh sau đại dịch Covid-19, Bộ Tư pháp và Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo đã tổng hợp, phân loại các vướng mắc, bất cập cần xử lý tại Báo cáo này sau khi có sự xem xét, trao đổi, đánh giá giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/tich-cuc-ra-soat-xu-ly-vuong-mac-trong-he-thong-van-ban-quy-pham-phap-luat-post823117.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

NDO - Sáng 28/10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. NDO - Sáng 28/10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại...

Huy động nguồn lực xã hội hóa kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên

NDO - Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự, phát biểu chỉ đạo tại hội...

Thủ tướng tiếp các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương

(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 4/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.   Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu...

Việt Nam xếp thứ 54/166 quốc gia về chỉ số SDGs

(Dân trí) - Trên phương diện so sánh quốc tế, theo xếp hạng toàn cầu về chỉ số phát triển bền vững (SDGs), Việt Nam đạt điểm số 73,32 và xếp thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam thực hiện tốt hơn các mục tiêu phát triển bền vững Ngày 25/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững. Tại...

Mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao đến năm 2045 có gì đặc biệt?

Đây là dấu mốc quan trọng, định hình chiến lược phát triển đồng bộ và hiện đại hóa các cơ sở văn hóa, thể thao trên toàn quốc, đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến văn hóa - thể thao nổi bật của khu vực và thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thời khắc quan trọng của nước Mỹ

Hôm nay (ngày 5/11), dư luận hướng về nước Mỹ, nơi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống đầy kịch tính với kết quả không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của Xứ cờ hoa mà còn tác động ít nhiều tới phần còn lại của thế giới. Màn đua “song mã” giữa hai ứng cử viên Tổng thống từ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa được nhận định là ẩn chứa những yếu tố bất ngờ và...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc được kỳ vọng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 8, từ ngày 5 đến 8/11/2024. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Công (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Hơn 99,9 triệu cổ phiếu MZG chính thức giao dịch trên UPCoM ngày 12/11

NDO - Ngày 4/11, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ra thông báo về việc chính thức đưa hơn 99,9 triệu cổ phiếu MZG của Công ty cổ phần Miza giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX vào ngày 12/11 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.900 đồng/cổ phiếu. Theo đó, Công ty cổ phần Miza (MZG) có địa chỉ tại Cụm công nghiệp vừa và nhỏ...

Thể chế hóa kịp thời định hướng luật chỉ quy định những vấn đề khung

NDO - Đề cập đến vấn đề đổi mới hoạt động lập pháp theo hướng luật chỉ quy định những vấn đề khung, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần thể chế hóa kịp thời định hướng này để tạo căn cứ cho việc tổ chức thực hiện theo đúng nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) phát biểu tại hội trường ngày 4/11. (Ảnh: DUY LINH) Ngày 4/11,...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 4/11: Chiều tối tiếp tục có mưa dông

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 4/11, trời nắng nhẹ từ sáng đến trưa, về chiều tối tiếp tục có mưa dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 66%, mật độ mây 94%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM...

Lý do hàng loạt chủ ô tô hạng sang Mercedes-Benz phông bạt lên nóc xe

Theo trang Passionate Geekz ngày 14/10, một chủ xe tại Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh chiếc SUV hạng sang của mình, với phần nóc được che bằng tấm bạt ba màu thường dùng trong xây dựng. Điều này đã gây ra những cuộc thảo luận được nhiều người quan tâm trên tại các nền tảng mạng xã hội. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Nghệ nhân đưa ‘hồn cốt’ lụa Vạn Phúc hồi sinh

Với bàn tay cần mẫn, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã hồi sinh lụa Vân, "hồn cốt” của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. VTC.vn

Cùng chuyên mục

Thủ tướng bắt đầu dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Côn Minh, Vân Nam bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-bat-dau-du-hoi-nghi-thuong-dinh-hop-tac-tieu-vung-mekong-mo-rong-post989315.vnp

Bầu cử tổng thống Mỹ: Ngôi làng Ấn Độ cầu nguyện cho bà Harris

TPO - Người dân tại ngôi làng tổ tiên của Phó Tổng thống Kamala Harris ở miền nam Ấn Độ đang chuẩn bị tổ chức buổi cầu nguyện vào ngày bầu cử, tại ngôi đền Hindu cách Washington hơn 13.000 km. Một người đàn ông đạp xe ngang qua tấm áp phích in chân dung Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Thulasendrapuram, nơi sinh của ông ngoại bà Harris, ngày 4/11. (Ảnh: Reuters) Ông ngoại của bà Harris là P.V. Gopalan, sinh...

Tự chủ theo kiểu tự lo, người bệnh, người học phải gánh cả lãi ngân hàng

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cảnh báo, nếu để các bệnh viện, trường đại học tự chủ, phải tự lo, tự xoay bằng cách tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao. Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước,...

Vitto Hoàn Mỹ góp phần đặt nền móng cho ngành gạch men Việt Nam

(Dân trí) - Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn VTHM (Tập đoàn Vitto Hoàn Mỹ) lần thứ 2 liên tiếp đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạch men cao cấp Vitto. Chứng nhận trên là bảo chứng cho uy tín và vị thế của doanh nghiệp đã góp phần đặt nền móng cho ngành gạch men tại Việt Nam.  "Chúng tôi liên tục nghiên cứu và cải tiến quy trình sản...

Những chiều cuối thu Hà Nội

Mỗi mùa trong năm, Hà Nội lại ôm ấp một vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Nhưng có lẽ mùa thu sẽ khiến nhiều người mê say hơn cả với những chiều cuối thu cảm xúc dạt dào. Diện những bộ áo dài xinh đẹp đứng giữa hàng cây già im ắng, bỏ lại những ồn ào của phố xá để ghi lại những khung hình đẹp, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn cảm xúc tuyệt vời. Lang thang trên những cung đường quanh...

Mới nhất

Tự chủ theo kiểu tự lo, người bệnh, người học phải gánh cả lãi ngân hàng

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cảnh báo, nếu để các bệnh viện, trường đại học tự chủ, phải tự lo, tự xoay bằng cách tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao. Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực...

Vitto Hoàn Mỹ góp phần đặt nền móng cho ngành gạch men Việt Nam

(Dân trí) - Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn VTHM (Tập đoàn Vitto Hoàn Mỹ) lần thứ 2 liên tiếp đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạch men cao cấp Vitto. Chứng nhận trên là bảo chứng cho uy tín và vị thế của doanh nghiệp đã góp phần đặt nền...

VDV Việt Nam giành chức vô địch marathon nam tại chặng 1 Giải marathon 3 nước Đông Dương 2024

Ngày 3-11, tại Luang Prabang (Lào), chặng 1 Giải marathon 3 nước Đông Dương 2024 diễn ra hấp dẫn quy tụ 5.000 vận động viên tham dự. Các vận động viên tranh tài 4 cự ly gồm: Marathon (42,195km), bán marathon (21,0975km), 10km và 5km. Đây là giải chạy có số lượng người tham dự đông nhất từ trước tới...

Cuộc vận động giờ chót quyết liệt trước bầu cử Mỹ

Hai ứng viên tổng thống Mỹ đang bung hết sức trong cuộc vận động giờ chót kịch tính trước ngày bầu cử chính...

Mới nhất