Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổThủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16.

Đứng trước nhiều câu hỏi lớn

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (23-24/10), Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội thảo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, thế giới hiện đang ở một bước ngoặt sâu sắc. Sự chuyển dịch sang một thế giới đa cực không còn là một cuộc tranh luận học thuật trừu tượng. Đây là một thực tế đang diễn ra, đang định hình lại trật tự toàn cầu theo những cách thức vẫn còn chưa chắc chắn và nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra thảm họa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chỉ ra rằng, niềm tin vào các thể chế và chuẩn mực đã được thiết lập đang bị hao mòn. Khi niềm tin vào các khuôn khổ đa phương bị suy yếu, các biện pháp đơn phương sẽ thắng thế, bất chấp lợi ích của những bên khác và của cộng đồng toàn cầu. Điều này thu hẹp không gian đối thoại, ngoại giao và hợp tác, đẩy quốc phòng và răn đe lên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, thế giới đang ngày càng trở nên phân cực, với ranh giới giữa “đúng” và “sai”, “sự thật” và “sự dối trá” bị lu mờ và lẫn lộn. Những “thông tin” và “câu chuyện” rất mâu thuẫn lẫn nhau đang được các bên tuyên truyền, đôi khi được phóng đại thông qua các công nghệ đột phá mới như trí tuệ nhân tạo.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là về tài nguyên, lãnh thổ hoặc không gian hàng hải, không chỉ để thống trị về thương mại, công nghệ và năng lực quân sự, mà quan trọng là còn để thống trị các ý tưởng và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai.

Đây cũng là một “cuộc chiến nhận thức” – một cuộc đấu tranh để “kể” những câu chuyện làm nền tảng nhận thức cho các tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định, trong bối cảnh đó, việc Học viện Ngoại giao lựa chọn chủ đề cho Hội thảo Biển Đông năm nay, “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”, không thể kịp thời hơn.

Nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: Cơ sở của những câu chuyện này có vững chắc không? Chúng có dựa trên các giá trị và chuẩn mực được công nhận rộng rãi không? Làm thế nào chúng ta có thể định hướng giữa các câu chuyện cạnh tranh để bảo vệ lập trường của mình và duy trì sự bình yên và sáng suốt của tâm trí?

Tương tự như vậy, làm thế nào các cường quốc tầm trung và các quốc gia thành viên ASEAN có thể duy trì tầm nhìn và kể câu chuyện quốc gia của họ, đồng thời duy trì quyền tự chủ chiến lược và sự tự cường khu vực?

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu

“Giống như một thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ.

Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

“Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác”.

Năm nay kỷ niệm 30 năm ngày UNCLOS có hiệu lực. Cột mốc quan trọng này mang lại cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước, một khuôn khổ pháp lý toàn diện mà theo đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải tuân thủ và là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trên không gian biển và rằng tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sự phát triển của các thỏa thuận thực hiện UNCLOS trong những năm qua đã nhấn mạnh cam kết lâu dài của các quốc gia đối với Công ước. Ví dụ gần đây nhất và đáng chú ý nhất là thỏa thuận phân định Vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 giữa Việt Nam và Indonesia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng dẫn chứng thêm một phần trong cam kết không lay chuyển của Việt Nam đối với UNCLOS là Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ 2026-2035: đó là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng, nếu được bầu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh sẽ cống hiến hết mình cho ITLOS và đóng góp hiệu quả vào công việc của ITLOS, điều này cũng thể hiện trên thực tế cam kết mạnh mẽ và liên tục của chúng tôi đối với UNCLOS và rộng hơn là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Thông điệp về tầm nhìn, các chuẩn mực trân quý

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc gần đây là minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm chung của chúng ta trong việc đương đầu với những thách thức đối với nhân loại thông qua hợp tác đa phương.

Để làm sáng rõ điều đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn lại phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”, rằng phải “tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, và rằng “Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu…”.

Theo Thứ trưởng, đó là những lời tâm huyết nhất về tầm nhìn, câu chuyện và các chuẩn mực trân quý của Việt Nam về tương lai chung, khi “chúng ta giương buồm tiến vào một kỷ nguyên mới”.

Trong kỷ nguyên mới đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng Biển Đông sẽ là cầu nối của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một trung tâm năng động đối với tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu.

Biển Đông sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một giao điểm văn hóa nơi các nền văn minh giao thoa và là cầu nối giữa các trung tâm quyền lực của thế giới.

Do vậy, theo Thứ trưởng, ASEAN cần được tin tưởng và sử dụng bởi tất cả các bên, nhất là trong vai trò là tổ chức trung gian, hoà giải, tổ chức cung cấp khuôn khổ cho các kết nối và tương tác, bởi vì các nguyên tắc cởi mở, dung nạp, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khi không đe dọa bất kỳ bên nào.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp …

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về nỗ lực của Việt Nam trong việc …

Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do vậy, quản lý rủi ro …

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn …

Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát …





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-noi-ve-chuan-muc-tai-bien-dong-thuy-thu-can-ngoi-sao-dan-duong-chung-ta-can-luat-le-neo-giu-291138.html

Cùng chủ đề

Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Trong chuyến thăm tới Việt Nam (23-24/10), Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Catherine West đã có nhiều hoạt động như đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt-Anh lần thứ 10, tham gia Hội thảo quốc tế Biển Đông và thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).

Ngành xi măng vẫn đối mặt với khó khăn

Hàng loạt sản phẩm xi măng rời tăng giá Sau khi giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 4,8%, cùng với các cuộc xung đột quân sự trên thế giới đang diễn ra căng thẳng khiến giá nguyên, nhiên liệu đầu vào như than, dầu... biến động lớn, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Các DN xi măng trong nước đã tìm giải pháp để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả...

Tin bão Trà Mi (bão số 6) mới nhất ngày 25/10: Giật cấp 12, hướng đi phức tạp

Tâm bão Trà Mi (bão số 6) đang trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, tốc độ di chuyển khoảng 10km/h. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4h ngày 25/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh...

Bão Trà Mi vào Biển Đông trở thành bão số 6, sẽ tăng cấp

Bão Trà Mi đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024. Trong những giờ tới bão số 6 tiếp tục tăng cấp, gây sóng to gió lớn trên khu vực Bắc Biển Đông. Chiều nay (24/10), bão Trà Mi đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024. Theo Trung tâm Dự báo khí...

Luật biển quốc tế tiếp tục phát triển để điều chỉnh vấn đề mới

Trong 2 ngày 23-24/11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã có 2 phiên dẫn đề quan trọng, 1 phiên đặc biệt và 7 phiên thảo luận chính.Thông qua các phát biểu của phiên dẫn đề, lãnh đạo và quan chức cấp cao từ Indonesia, Australia, Anh, EU, Canada, khẳng định rằng, Biển Đông là ưu tiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Trong chuyến thăm tới Việt Nam (23-24/10), Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Catherine West đã có nhiều hoạt động như đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt-Anh lần thứ 10, tham gia Hội thảo quốc tế Biển Đông và thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).

Dầu Brent leo dốc nhẹ, dầu WTI “chững”

Giá xăng dầu hôm nay 25/10, giá dầu WTI tăng nhẹ 0,37%, giá dầu Brent “chững” ở mức 74,38 USD/thùng. Trước đó, giá dầu đã kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 24/10 bằng cú giảm nhẹ chưa đến 1% khi thị trường tiếp nhận thông tin Mỹ và Israel sẽ cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán về khả năng ngừng bắn ở Gaza.

Indonesia tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS

Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố mong muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.

Indonesia tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS, xem đây là ‘phương tiện’ để thúc đẩy lợi ích cho các nước Nam bán...

Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố mong muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.

Lên tiếng cho mai sau

Tiếp nối các hoạt động trong khuôn khổ của dự án Sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững 2023-2024, Viện Goethe Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh (TPD) giới thiệu Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho mai sau.

Bài đọc nhiều

Kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam

 Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Nguyễn Văn...

Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên

Chia sẻ với TG&VN bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 tại Quảng Ninh ngày 23/10, GS. Dewi Fortuna Anwar, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trung tâm Nghiên cứu Habibie, Indonesia đánh giá vai trò của UNCLOS, triển vọng của COC và quan điểm về một trật tự đa cực.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nơi vùng cao biên giới

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã và đang tạo ra nhiều đổi thay trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo dục nơi vùng cao, biên giới Nậm Pồ (Điện Biên). Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện với nhiều cách làm thiết thực,...

UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược

Sau hai ngày với các phiên thảo luận thực chất, hiệu quả, sôi nổi và chân thành, Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp, gợi mở nhiều ý tưởng nhằm thúc đẩy những chuẩn mực, luật pháp quốc tế, góp phần vào hoà bình, ổn định ở Biển Đông.

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Để chủ động bảo vệ rừng trước “Giặc lửa”, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tỉnh Điện Biên hiện có 423.129,17ha diện tích đất có rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đến hết năm 2023 đạt 44,01%. Để...

UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược

Sau hai ngày với các phiên thảo luận thực chất, hiệu quả, sôi nổi và chân thành, Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp, gợi mở nhiều ý tưởng nhằm thúc đẩy những chuẩn mực, luật pháp quốc tế, góp phần vào hoà bình, ổn định ở Biển Đông.

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3, Vùng 4 Hải quân: Giao lưu thể thao, gắn kết tình đồng đội

Ngày 24/10/2024, tại Khánh Hòa, Lữ đoàn 172 phối hợp với Lữ đoàn 162 đã tổ chức giao lưu bóng chuyền chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Vùng 3, Vùng 4 Hải quân (26/10/1975 - 26/10/2024) và 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2024). Thủ trưởng và cán bộ, chiến sĩ hai đơn vị...

Kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam

 Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Nguyễn Văn...

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nơi vùng cao biên giới

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã và đang tạo ra nhiều đổi thay trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo dục nơi vùng cao, biên giới Nậm Pồ (Điện Biên). Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện với nhiều cách làm thiết thực,...

Mới nhất

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất. Vnews

Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

   Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và là quốc gia đứng đầu trong các nước Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Logistics xanh được hiểu là hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm...

Thị trường nhà ở Bangkok sẽ suy giảm do trì trệ kinh tế

Việc chuyển nhượng nhà ở mới tại Bangkok sẽ giảm 10% năm nay, tiếp tục giảm thêm 1-3% vào năm 2025, do nền kinh tế trì trệ. ...

Đề nghị có nguyên tắc xử lý khi có mâu thuẫn giữa các quy hoạch

Việc triển khai Quy hoạch đô thị và nông thôn trong thực tế sẽ không tránh khỏi trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn với nhau và giữa các quy hoạch thuộc hệ thống này với các quy hoạch thuộc hệ thống khác. Nhiều đại biểu...

NovaWorld Ho Tram mang đến sắc màu mới, khác biệt cho du lịch Hồ Tràm

Với hệ tiện ích Stay-Play-Eat hấp dẫn, NovaWorld Ho Tram đang mang đến sắc màu mới, khác biệt cho du lịch Hồ Tràm ở Bà Rịa-Vũng Tàu, trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu với khách trong và ngoài nước. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 phút di chuyển, NovaWorld Ho Tram được xem là thiên đường...

Mới nhất