Trang chủChính trịChủ quyềnThủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16.

Đứng trước nhiều câu hỏi lớn

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (23-24/10), Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội thảo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, thế giới hiện đang ở một bước ngoặt sâu sắc. Sự chuyển dịch sang một thế giới đa cực không còn là một cuộc tranh luận học thuật trừu tượng. Đây là một thực tế đang diễn ra, đang định hình lại trật tự toàn cầu theo những cách thức vẫn còn chưa chắc chắn và nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra thảm họa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chỉ ra rằng, niềm tin vào các thể chế và chuẩn mực đã được thiết lập đang bị hao mòn. Khi niềm tin vào các khuôn khổ đa phương bị suy yếu, các biện pháp đơn phương sẽ thắng thế, bất chấp lợi ích của những bên khác và của cộng đồng toàn cầu. Điều này thu hẹp không gian đối thoại, ngoại giao và hợp tác, đẩy quốc phòng và răn đe lên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, thế giới đang ngày càng trở nên phân cực, với ranh giới giữa “đúng” và “sai”, “sự thật” và “sự dối trá” bị lu mờ và lẫn lộn. Những “thông tin” và “câu chuyện” rất mâu thuẫn lẫn nhau đang được các bên tuyên truyền, đôi khi được phóng đại thông qua các công nghệ đột phá mới như trí tuệ nhân tạo.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là về tài nguyên, lãnh thổ hoặc không gian hàng hải, không chỉ để thống trị về thương mại, công nghệ và năng lực quân sự, mà quan trọng là còn để thống trị các ý tưởng và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai.

Đây cũng là một “cuộc chiến nhận thức” – một cuộc đấu tranh để “kể” những câu chuyện làm nền tảng nhận thức cho các tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định, trong bối cảnh đó, việc Học viện Ngoại giao lựa chọn chủ đề cho Hội thảo Biển Đông năm nay, “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”, không thể kịp thời hơn.

Nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: Cơ sở của những câu chuyện này có vững chắc không? Chúng có dựa trên các giá trị và chuẩn mực được công nhận rộng rãi không? Làm thế nào chúng ta có thể định hướng giữa các câu chuyện cạnh tranh để bảo vệ lập trường của mình và duy trì sự bình yên và sáng suốt của tâm trí?

Tương tự như vậy, làm thế nào các cường quốc tầm trung và các quốc gia thành viên ASEAN có thể duy trì tầm nhìn và kể câu chuyện quốc gia của họ, đồng thời duy trì quyền tự chủ chiến lược và sự tự cường khu vực?

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu

“Giống như một thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ.

Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

“Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác”.

Năm nay kỷ niệm 30 năm ngày UNCLOS có hiệu lực. Cột mốc quan trọng này mang lại cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước, một khuôn khổ pháp lý toàn diện mà theo đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải tuân thủ và là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trên không gian biển và rằng tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sự phát triển của các thỏa thuận thực hiện UNCLOS trong những năm qua đã nhấn mạnh cam kết lâu dài của các quốc gia đối với Công ước. Ví dụ gần đây nhất và đáng chú ý nhất là thỏa thuận phân định Vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 giữa Việt Nam và Indonesia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng dẫn chứng thêm một phần trong cam kết không lay chuyển của Việt Nam đối với UNCLOS là Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ 2026-2035: đó là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng, nếu được bầu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh sẽ cống hiến hết mình cho ITLOS và đóng góp hiệu quả vào công việc của ITLOS, điều này cũng thể hiện trên thực tế cam kết mạnh mẽ và liên tục của chúng tôi đối với UNCLOS và rộng hơn là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Thông điệp về tầm nhìn, các chuẩn mực trân quý

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc gần đây là minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm chung của chúng ta trong việc đương đầu với những thách thức đối với nhân loại thông qua hợp tác đa phương.

Để làm sáng rõ điều đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn lại phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”, rằng phải “tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, và rằng “Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu…”.

Theo Thứ trưởng, đó là những lời tâm huyết nhất về tầm nhìn, câu chuyện và các chuẩn mực trân quý của Việt Nam về tương lai chung, khi “chúng ta giương buồm tiến vào một kỷ nguyên mới”.

Trong kỷ nguyên mới đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng Biển Đông sẽ là cầu nối của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một trung tâm năng động đối với tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu.

Biển Đông sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một giao điểm văn hóa nơi các nền văn minh giao thoa và là cầu nối giữa các trung tâm quyền lực của thế giới.

Do vậy, theo Thứ trưởng, ASEAN cần được tin tưởng và sử dụng bởi tất cả các bên, nhất là trong vai trò là tổ chức trung gian, hoà giải, tổ chức cung cấp khuôn khổ cho các kết nối và tương tác, bởi vì các nguyên tắc cởi mở, dung nạp, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khi không đe dọa bất kỳ bên nào.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-noi-ve-chuan-muc-tai-bien-dong-thuy-thu-can-ngoi-sao-dan-duong-chung-ta-can-luat-le-neo-giu-291138.html

Cùng chủ đề

Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới

Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới ... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 4/12. Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Kurakhove Tại khu vực chiến sự Kurakhove, sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, quân đội Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trên hai hướng. Hướng thứ...

Trong nước giảm chóng mặt, nông dân lo lắng

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/12/2024, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bà Rịa–Vũng Tàu, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 4/12/2024 thế nào? Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 4/12/2024, tình hình giá tiêu bất trong nước ngờ giảm chóng mặt so với ngày hôm qua 3/12/2024; trung bình chỉ ở mức 141.800 đồng/kg, nhiều địa phương giảm sâu. ...

Chưa kịp vượt đỉnh giá cà phê lại giảm kỷ lục, 1 ngày ‘bốc hơi’ 20 triệu/tấn

Đang trên đà tăng mạnh và chuẩn bị vượt đỉnh lịch sử 134.000 đồng/kg, giá cà phê bất ngờ giảm sốc. Chỉ trong 1 ngày, mỗi tấn cà phê nhân “bốc hơi” gần 20 triệu đồng - mức giảm kỷ lục lịch sử. Thị trường cà phê thế giới hôm 3/12 có phiên giao dịch biến động mạnh. Giá cà phê Robusta giao tháng 1/2025 trên sàn London giảm mạnh 10,63% so với phiên trước đó, về mức 4.834 USD/tấn. Tương...

Diễn biến mới tại Dự án cao tốc Cam Lộ

Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo đang được kiến nghị đầu tư theo phương thức PPP với chiều dài đầu tư là 56 km, quy mô 4 làn xe hoàn thiện, bề rộng 24,75m, vận tốc thiết kế 100 km/h. Diễn biến mới tại Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trị giá 13.952 tỷ đồngDự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo đang được kiến nghị đầu tư theo...

Nữ thạc sĩ tốt nghiệp nước ngoài, về quê nuôi ngỗng kiếm hơn 69 tỷ đồng/năm

TRUNG QUỐC - Hiện nay, tại Trung Quốc đang nổi lên xu hướng các cô gái thế hệ 9X du học nước ngoài trở về quê hương lập nghiệp, sáng tạo và áp dụng kiến thức chuyên môn để trở thành những “nông dân thời đại mới”. Từ du học sinh tài chính đến nông dân nuôi ngỗngNữ sinh An Kỳ quê ở thành phố Vũ Cương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) từng theo học thạc sĩ ngành tài chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

Văn hóa doanh nghiệp không phải là điều có thể xây dựng một sớm một chiều. Đây là một quá trình dài từ tổng hợp, học tập kinh nghiệm, tham khảo từ các chuyên gia tư vấn quốc tế… để từ đó tìm ra, xây dựng một chuẩn mực văn hóa riêng, hệ thống giá trị cốt lõi phù hợp từ Tập đoàn đến từng đơn vị.

Giá vàng “quan tâm” ông Trump, ổn định đồng đều, một quốc gia có thể “xoay chuyển” thị trường

Giá vàng hôm nay 4/12/2024 ghi nhận sự ổn định đồng đều trên thị trường trong nước và thế giới. Thị trường vàng có khả năng phục hồi trong tháng 12 này và tháng 1/2025. Đây là thời điểm ghi nhận sự hoạt động tốt nhất của kim loại quý

Hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới, bắt đầu chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 4/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 147.000 đồng/kg.

Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người

Trong khuôn khổ Ngày quốc tế Người khuyết tật (3/12) năm nay, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức sự kiện “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo cho mọi người”.

“Bỏ ngoài tai” lời đe dọa của ông Trump, Trung Quốc làm một điều với đối tác BRICS, Nga nói về USD

Ngày 3/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, nước này sẽ tăng cường hợp tác thiết thực với các đối tác thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Bài đọc nhiều

Tàu ngầm tấn công Nga và lần xuất hiện hiếm hoi ở Biển Đông, Philippines… lo

Nhiều nguồn tin an ninh Philippines tiết lộ về một sự việc hiếm gặp khi một tàu ngầm tấn công của Nga nổi lên ở Biển Đông hồi tuần trước.

Nhiều đơn vị Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

*Chiều 02/12, tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Đại tá Nguyễn Hữu Minh, Ủy viên Thường vụ, Phó Chính ủy Vùng dự và chỉ đạo. Đại tá Bùi Quang Thuyên, Lữ đoàn trưởng chủ trì Hội nghị; Đại tá Phạm Duy Hướng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn quán triệt Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm...

Hết tàu ngầm Nga đến tàu sân bay hạt nhân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

Tàu sân bay hạt nhân USS Abraham Lincoln (CVN-72) của Hải quân Mỹ hiện đã được triển khai ở Biển Đông để hoạt động trong Hạm đội 7.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Hết tàu ngầm Nga đến tàu sân bay hạt nhân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

Tàu sân bay hạt nhân USS Abraham Lincoln (CVN-72) của Hải quân Mỹ hiện đã được triển khai ở Biển Đông để hoạt động trong Hạm đội 7.

Nhiều đơn vị Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

*Chiều 02/12, tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Đại tá Nguyễn Hữu Minh, Ủy viên Thường vụ, Phó Chính ủy Vùng dự và chỉ đạo. Đại tá Bùi Quang Thuyên, Lữ đoàn trưởng chủ trì Hội nghị; Đại tá Phạm Duy Hướng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn quán triệt Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm...

Tàu ngầm tấn công Nga và lần xuất hiện hiếm hoi ở Biển Đông, Philippines… lo

Nhiều nguồn tin an ninh Philippines tiết lộ về một sự việc hiếm gặp khi một tàu ngầm tấn công của Nga nổi lên ở Biển Đông hồi tuần trước.

Máy bay tuần tra Poseidon của Australia tới Biển Đông, mục đích là gì?

Bộ Quốc phòng Australia đã triển khai 2 máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia (RAAF) tiến hành tuần tra ở Bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông trong khuôn khổ Chiến dịch Gateway.

Mới nhất

Quân đội rút khỏi tòa nhà quốc hội Hàn Quốc

Quân đội rút khỏi tòa nhà quốc hội Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)Sau cuộc bỏ phiếu vào 1h sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-sik thông báo "toàn bộ binh sĩ đã rút khỏi tòa nhà". Truyền thông đưa tin trực thăng quân đội bắt đầu rời khỏi khu vực. Trong khi đó, nhân viên và trợ...

Lực lượng thiết quân luật rút khỏi tòa nhà quốc hội Hàn Quốc

Lực lượng thiết quân luật rút khỏi tòa nhà quốc hội Hàn Quốc. (Nguồn: Reuters)Sau cuộc bỏ phiếu vào 1h sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-sik thông báo "toàn bộ binh sĩ đã rút khỏi tòa nhà". Truyền thông đưa tin trực thăng quân đội bắt đầu rời khỏi khu vực. Trong khi đó, nhân...

Không dễ ‘đòi’ đơn vị gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại

Gây ô nhiễm môi trường hôm nay để lại hậu quả nặng nề cho mai sau. Tuy nhiên bắt đối tượng gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại không dễ. ...

Quốc hội Hàn Quốc tuyên bố thiết quân luật vô hiệu, binh sĩ rời tòa nhà

Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết bãi bỏ thiết quân luật và các binh sĩ đã rời khỏi...

Mới nhất