Trang chủChính trịChủ quyềnThủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16.

Đứng trước nhiều câu hỏi lớn

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (23-24/10), Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội thảo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, thế giới hiện đang ở một bước ngoặt sâu sắc. Sự chuyển dịch sang một thế giới đa cực không còn là một cuộc tranh luận học thuật trừu tượng. Đây là một thực tế đang diễn ra, đang định hình lại trật tự toàn cầu theo những cách thức vẫn còn chưa chắc chắn và nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra thảm họa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chỉ ra rằng, niềm tin vào các thể chế và chuẩn mực đã được thiết lập đang bị hao mòn. Khi niềm tin vào các khuôn khổ đa phương bị suy yếu, các biện pháp đơn phương sẽ thắng thế, bất chấp lợi ích của những bên khác và của cộng đồng toàn cầu. Điều này thu hẹp không gian đối thoại, ngoại giao và hợp tác, đẩy quốc phòng và răn đe lên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, thế giới đang ngày càng trở nên phân cực, với ranh giới giữa “đúng” và “sai”, “sự thật” và “sự dối trá” bị lu mờ và lẫn lộn. Những “thông tin” và “câu chuyện” rất mâu thuẫn lẫn nhau đang được các bên tuyên truyền, đôi khi được phóng đại thông qua các công nghệ đột phá mới như trí tuệ nhân tạo.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là về tài nguyên, lãnh thổ hoặc không gian hàng hải, không chỉ để thống trị về thương mại, công nghệ và năng lực quân sự, mà quan trọng là còn để thống trị các ý tưởng và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai.

Đây cũng là một “cuộc chiến nhận thức” – một cuộc đấu tranh để “kể” những câu chuyện làm nền tảng nhận thức cho các tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định, trong bối cảnh đó, việc Học viện Ngoại giao lựa chọn chủ đề cho Hội thảo Biển Đông năm nay, “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”, không thể kịp thời hơn.

Nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: Cơ sở của những câu chuyện này có vững chắc không? Chúng có dựa trên các giá trị và chuẩn mực được công nhận rộng rãi không? Làm thế nào chúng ta có thể định hướng giữa các câu chuyện cạnh tranh để bảo vệ lập trường của mình và duy trì sự bình yên và sáng suốt của tâm trí?

Tương tự như vậy, làm thế nào các cường quốc tầm trung và các quốc gia thành viên ASEAN có thể duy trì tầm nhìn và kể câu chuyện quốc gia của họ, đồng thời duy trì quyền tự chủ chiến lược và sự tự cường khu vực?

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu

“Giống như một thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ.

Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

“Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác”.

Năm nay kỷ niệm 30 năm ngày UNCLOS có hiệu lực. Cột mốc quan trọng này mang lại cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước, một khuôn khổ pháp lý toàn diện mà theo đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải tuân thủ và là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trên không gian biển và rằng tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sự phát triển của các thỏa thuận thực hiện UNCLOS trong những năm qua đã nhấn mạnh cam kết lâu dài của các quốc gia đối với Công ước. Ví dụ gần đây nhất và đáng chú ý nhất là thỏa thuận phân định Vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 giữa Việt Nam và Indonesia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng dẫn chứng thêm một phần trong cam kết không lay chuyển của Việt Nam đối với UNCLOS là Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ 2026-2035: đó là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng, nếu được bầu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh sẽ cống hiến hết mình cho ITLOS và đóng góp hiệu quả vào công việc của ITLOS, điều này cũng thể hiện trên thực tế cam kết mạnh mẽ và liên tục của chúng tôi đối với UNCLOS và rộng hơn là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Thông điệp về tầm nhìn, các chuẩn mực trân quý

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc gần đây là minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm chung của chúng ta trong việc đương đầu với những thách thức đối với nhân loại thông qua hợp tác đa phương.

Để làm sáng rõ điều đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn lại phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”, rằng phải “tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, và rằng “Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu…”.

Theo Thứ trưởng, đó là những lời tâm huyết nhất về tầm nhìn, câu chuyện và các chuẩn mực trân quý của Việt Nam về tương lai chung, khi “chúng ta giương buồm tiến vào một kỷ nguyên mới”.

Trong kỷ nguyên mới đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng Biển Đông sẽ là cầu nối của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một trung tâm năng động đối với tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu.

Biển Đông sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một giao điểm văn hóa nơi các nền văn minh giao thoa và là cầu nối giữa các trung tâm quyền lực của thế giới.

Do vậy, theo Thứ trưởng, ASEAN cần được tin tưởng và sử dụng bởi tất cả các bên, nhất là trong vai trò là tổ chức trung gian, hoà giải, tổ chức cung cấp khuôn khổ cho các kết nối và tương tác, bởi vì các nguyên tắc cởi mở, dung nạp, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khi không đe dọa bất kỳ bên nào.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-noi-ve-chuan-muc-tai-bien-dong-thuy-thu-can-ngoi-sao-dan-duong-chung-ta-can-luat-le-neo-giu-291138.html

Cùng chủ đề

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Tin bão Trà Mi mới nhất ngày 24/10, cảnh báo mưa giông trên Biển Đông

Tâm bão Trà Mi đang ở trên đất liền Philippines, sẽ di chuyển vào Biển Đông với tốc độ 15-20km/h. Hiện nay, ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, có lúc cấp 8. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 24/10, cơn bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 122,4 độ Kinh Đông, trên...

Bão Trà Mi sắp vào Biển Đông, hướng di chuyển khá ‘hỗn loạn’

Bão Trà Mi đổi hướng liên tục, khả năng vào Biển Đông ngày mai (24/10). Khoảng trưa 26/10, vùng gần tâm bão đạt cấp 12 giật cấp 15; khả năng sau đó bão lại đổi hướng và di chuyển chậm lại. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đến 19h tối nay (23/10), cơn bão TRAMI (tiếng việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines)....

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Tính toàn vẹn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cần được duy trì

Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với chủ đề "Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực".Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Khôi phục ghi âm đã xóa trên điện thoại OPPO nhanh chóng

Khôi phục ghi âm đã xóa trên OPPO là vấn đề nhiều người quan tâm. Nay, OPPO cung cấp nhiều cách giúp khôi phục dữ liệu hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết!

Để du lịch Thủ đô phát triển xứng tầm trong tình hình mới

Baoquocte.vn. Du lịch Hà Nội ngày càng khẳng định vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ra tuyên bố chung nêu loạt vấn đề nóng, từ xung đột Ukraine đến biến đổi khí hậu

Ngày 23/10, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) lần thứ 16 diễn ra ở Kazan, Nga, lãnh đạo các nước thành viên đã thông qua tuyên bố chung. Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan, Nga, từ 22-24/10. (Nguồn: TASS) Theo tuyên bố chung, lãnh đạo...

Trò chuyện cùng Gen Z

Kinh tế Việt Nam và thế giới đang đi qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn với nhiều chuyển biến có tính lịch sử đổi đời. Có thể nói, thế giới đang đi qua một khúc quanh lịch sử có khả năng xác lập lại một trật tự mới.

Bài đọc nhiều

Hơn 35,3 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” lần thứ 11 năm 2024 gồm các tiết mục ca nhạc với những bài hát, giai điệu về biển đảo, về tình yêu quê hương đất nước được trình bày bởi những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp và các chiến sĩ lực lượng biên phòng, Hải quân. Chương trình cũng mang đến những hình ảnh chân thật về đời sống sinh hoạt của cán...

Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân

Tham dự nói chuyện truyền thống có các đồng chí trong Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn, cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ toàn Lữ đoàn. ...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Cùng chuyên mục

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân

Tham dự nói chuyện truyền thống có các đồng chí trong Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn, cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ toàn Lữ đoàn. ...

Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hơn 35,3 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” lần thứ 11 năm 2024 gồm các tiết mục ca nhạc với những bài hát, giai điệu về biển đảo, về tình yêu quê hương đất nước được trình bày bởi những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp và các chiến sĩ lực lượng biên phòng, Hải quân. Chương trình cũng mang đến những hình ảnh chân thật về đời sống sinh hoạt của cán...

Tăng cường công tác phòng, chống khai thác IUU

 Cán bộ Đồn Biên phòng Côn Đảo kiểm tra giấy tờ tàu cá vừa cập bến theo quy...

Mới nhất

Bên trong Biệt điện Bảo Đại

Biệt điện Bảo Đại, thường được người dân Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ví von như 'khu rừng thu nhỏ' giữa trung tâm thành phố, là địa điểm có không gian thoáng mát, yên tĩnh dành cho du khách có dịp ghé thăm. Di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại tọa lạc tại P.Tân Tiến, trung tâm thành phố, là công...

Haxaco lãi quý III/2024 gấp 11 lần cùng kỳ

Nhu cầu sở hữu xe sang tăng, Haxaco lãi quý III/2024 gấp 11 lần cùng kỳLợi nhuận sau thuế quý III/2024 của Haxaco gấp 11 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 90 tỷ đồng vì nhu cầu sở hữu xe sang của người tiêu dùng tăng mạnh. ...

Mẹ mất, cha bỏ, 12 tuổi kiếm tiền nuôi bà nằm một chỗ, nay cô gái là tân sinh viên ĐH Nha Trang

Vượt qua những đau thương vô bờ, Trần Thị Quỳnh Châu vẫn học rất giỏi và trở thành tân sinh viên ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong không khí hết sức tin cậy, chân thành và cởi mở, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng được một lần nữa hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith kể từ sau cuộc gặp giữa hai Nhà lãnh đạo nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham...

Mới nhất