Trang chủChính trịChủ quyềnThủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16.

Đứng trước nhiều câu hỏi lớn

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (23-24/10), Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội thảo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, thế giới hiện đang ở một bước ngoặt sâu sắc. Sự chuyển dịch sang một thế giới đa cực không còn là một cuộc tranh luận học thuật trừu tượng. Đây là một thực tế đang diễn ra, đang định hình lại trật tự toàn cầu theo những cách thức vẫn còn chưa chắc chắn và nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra thảm họa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chỉ ra rằng, niềm tin vào các thể chế và chuẩn mực đã được thiết lập đang bị hao mòn. Khi niềm tin vào các khuôn khổ đa phương bị suy yếu, các biện pháp đơn phương sẽ thắng thế, bất chấp lợi ích của những bên khác và của cộng đồng toàn cầu. Điều này thu hẹp không gian đối thoại, ngoại giao và hợp tác, đẩy quốc phòng và răn đe lên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, thế giới đang ngày càng trở nên phân cực, với ranh giới giữa “đúng” và “sai”, “sự thật” và “sự dối trá” bị lu mờ và lẫn lộn. Những “thông tin” và “câu chuyện” rất mâu thuẫn lẫn nhau đang được các bên tuyên truyền, đôi khi được phóng đại thông qua các công nghệ đột phá mới như trí tuệ nhân tạo.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là về tài nguyên, lãnh thổ hoặc không gian hàng hải, không chỉ để thống trị về thương mại, công nghệ và năng lực quân sự, mà quan trọng là còn để thống trị các ý tưởng và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai.

Đây cũng là một “cuộc chiến nhận thức” – một cuộc đấu tranh để “kể” những câu chuyện làm nền tảng nhận thức cho các tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định, trong bối cảnh đó, việc Học viện Ngoại giao lựa chọn chủ đề cho Hội thảo Biển Đông năm nay, “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”, không thể kịp thời hơn.

Nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: Cơ sở của những câu chuyện này có vững chắc không? Chúng có dựa trên các giá trị và chuẩn mực được công nhận rộng rãi không? Làm thế nào chúng ta có thể định hướng giữa các câu chuyện cạnh tranh để bảo vệ lập trường của mình và duy trì sự bình yên và sáng suốt của tâm trí?

Tương tự như vậy, làm thế nào các cường quốc tầm trung và các quốc gia thành viên ASEAN có thể duy trì tầm nhìn và kể câu chuyện quốc gia của họ, đồng thời duy trì quyền tự chủ chiến lược và sự tự cường khu vực?

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu

“Giống như một thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ.

Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

“Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác”.

Năm nay kỷ niệm 30 năm ngày UNCLOS có hiệu lực. Cột mốc quan trọng này mang lại cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước, một khuôn khổ pháp lý toàn diện mà theo đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải tuân thủ và là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trên không gian biển và rằng tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sự phát triển của các thỏa thuận thực hiện UNCLOS trong những năm qua đã nhấn mạnh cam kết lâu dài của các quốc gia đối với Công ước. Ví dụ gần đây nhất và đáng chú ý nhất là thỏa thuận phân định Vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 giữa Việt Nam và Indonesia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng dẫn chứng thêm một phần trong cam kết không lay chuyển của Việt Nam đối với UNCLOS là Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ 2026-2035: đó là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng, nếu được bầu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh sẽ cống hiến hết mình cho ITLOS và đóng góp hiệu quả vào công việc của ITLOS, điều này cũng thể hiện trên thực tế cam kết mạnh mẽ và liên tục của chúng tôi đối với UNCLOS và rộng hơn là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Thông điệp về tầm nhìn, các chuẩn mực trân quý

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc gần đây là minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm chung của chúng ta trong việc đương đầu với những thách thức đối với nhân loại thông qua hợp tác đa phương.

Để làm sáng rõ điều đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn lại phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”, rằng phải “tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, và rằng “Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu…”.

Theo Thứ trưởng, đó là những lời tâm huyết nhất về tầm nhìn, câu chuyện và các chuẩn mực trân quý của Việt Nam về tương lai chung, khi “chúng ta giương buồm tiến vào một kỷ nguyên mới”.

Trong kỷ nguyên mới đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng Biển Đông sẽ là cầu nối của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một trung tâm năng động đối với tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu.

Biển Đông sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một giao điểm văn hóa nơi các nền văn minh giao thoa và là cầu nối giữa các trung tâm quyền lực của thế giới.

Do vậy, theo Thứ trưởng, ASEAN cần được tin tưởng và sử dụng bởi tất cả các bên, nhất là trong vai trò là tổ chức trung gian, hoà giải, tổ chức cung cấp khuôn khổ cho các kết nối và tương tác, bởi vì các nguyên tắc cởi mở, dung nạp, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khi không đe dọa bất kỳ bên nào.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-noi-ve-chuan-muc-tai-bien-dong-thuy-thu-can-ngoi-sao-dan-duong-chung-ta-can-luat-le-neo-giu-291138.html

Cùng chủ đề

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan Kavi Chongkittavorn, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng vì diễn ra vào thời điểm hai quốc gia ASEAN đang điều hướng những thay đổi địa chính trị nhanh chóng.

3 tàu sân bay Mỹ đến châu Á lúc ông Trump chuẩn bị nhậm chức

Phía Mỹ cho biết việc điều 3 tàu sân bay đến châu Á, diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tổng thống, thể hiện quyết tâm của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh và ổn định...

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber ​​Shield, nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam, được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.

Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ...

Mỹ trừng phạt hàng chục ngân hàng Nga, Israel sắp tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, Ba Lan báo động nguy cơ xung đột toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau vụ Nga thử tên lửa siêu thanh, Bình Nhưỡng cảnh báo chiến tranh hạt nhân… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Trung Quốc phát hiện một mỏ vàng siêu lớn

Ngày 23/11, Sở Địa chất tỉnh Hồ Nam (miền Trung Trung Quốc) thông báo đã phát hiện một mỏ vàng siêu lớn với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn, trị giá 600 tỷ NDT (khoảng 83 tỷ USD).

Ukraine bị đánh bật khỏi 40% lãnh thổ tỉnh Kursk của Nga, Kiev ấp ủ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo

Sau các đợt phản công của Nga, Ukraine đã bị đánh bật khỏi khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk. Ở một diễn biến khác, Kiev đang nghiên cứu phát triển nhiều tên lửa đạn đạo.

Mất mốc quan trọng, thị trường biến động, giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu cao nhất từ 2017

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng ngoạn mục, ‘cân’ mọi phiên giao dịch, sắp tới mốc cao lịch sử, giá vàng nhẫn dựng đứng

Giá vàng hôm nay 24/11/2024, giá vàng tăng mạnh, “hiệu ứng Trump kết thúc”, nỗi sợ về căng thẳng địa chính trị ở có thể đẩy giá quý kim lên cao nhất mọi thời đại. Giá vàng trong nước thuận đà tăng vù vù.

Bài đọc nhiều

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Hoàn thiện chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên nước

Hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạchQua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai...

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Bàn giao ngư dân bị bệnh cho gia đình và địa phương

Sau khi Tàu 414, cập cảng căn cứ Cam Ranh an toàn, đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4, đại diện cán bộ, chiến sĩ Tàu 414, thân nhân gia đình ngư dân và các cơ quan chức năng đã đến động viên, thăm hỏi ngư dân bị bệnh. Trước đó, vào khoảng 07h00 ngày 20/11, Tàu 414, Bộ Tư lệnh Vùng 4, đang hoạt động tuần tra, kiểm soát khu vực đảo Đá Lát, nhận lệnh của...

Đưa du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Tháp Nghinh Phong bên bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. ...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

Mới nhất

Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100: Mong truyền cảm hứng cho người trẻ

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh hy vọng giải thưởng là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học nữ, đặc biệt là các bạn trẻ, tự tin vượt qua mọi rào càn để theo đuổi đam mê khoa học. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh (trái) cùng Tiến sĩ Vanessa Vallely, Trưởng ban tổ chức giải TechWomen 100 2024,...

Giữa tham vọng tỷ USD, tài sản gia đình đại gia Đào Hữu Huyền ‘bốc hơi’ nghìn tỷ

Dù đang tham vọng thực hiện dự án tỷ USD nhưng kết quả kinh doanh của Hoá chất Đức Giang gần đây tăng trưởng chậm lại, cổ phiếu cũng tụt giảm khiến đại gia Đào Hữu Huyền và người thân bị "bốc hơi" tài sản lên đến cả nghìn tỷ đồng. Cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức...

Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định

Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối...

Tập đoàn MetLife vào top 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024 | Doanh nhân | Tài Chính

Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 Nơi làm việc tốt nhất thế giới năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng Great Place to Work thực hiện. ...

53% người dân Mỹ ủng hộ các chính sách trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Hơn một nửa người dân Mỹ, khi được hỏi cảm nhận bản thân về các chính sách trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống đắc cử Trump, đã lên tiếng ủng hộ ông. Kết quả khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố tối 22/11 (giờ Washington DC) cho thấy, có 53% người dân Mỹ được hỏi nói...

Mới nhất