Trang chủNewsThời sựThụy Sĩ mong muốn hợp tác phát triển thị trường các-bon

Thụy Sĩ mong muốn hợp tác phát triển thị trường các-bon

(TN&MT) – Ngày 19/11, bên lề Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 29) tại Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có cuộc gặp song phương với ông Felix Wertli, Đại sứ biến đổi khí hậu của Thụy Sĩ.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thứ trưởng Lê Công Thành bày tỏ, Việt Nam và Thụy Sĩ đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền chặt, với nhiều kết quả rất tốt đẹp. Đây là nền tảng cho các đề xuất, trao đổi nhiều hơn trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu thời gian tới, đặc biệt là liên quan tới phát triển thị trường các-bon.

z6050702478671_19534f2544bd8dd528c99d4ad8d50d7d.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc gặp song phương

Đại sứ Felix Wertli chia sẻ, Thụy Sĩ hiện là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới trong triển khai thí điểm các dự án trao đổi tín chỉ các-bon theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris. Thời gian qua, cơ quan đầu mối phía Thụy Sĩ đã trao đổi, làm việc với các cơ quan, tổ chức phía Việt Nam để xác định một số dự án tiềm năng để thí điểm (dự án xe điện, dự án tưới tiêu trong nông nghiệp, dự án khí gas sinh học, dự án làm mát xanh). Triển khai thị trường các-bon theo Điều 6 sẽ là trợ lực về tài chính quan trọng để các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đạt được các mục tiêu theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Phía Thụy Sĩ mong muốn có thể chính thực khởi động một thỏa thuận song phương về trao đổi tín chỉ các-bon với Việt Nam, trên cơ sở làm rõ lộ trình cần thiết.

z6050678860544_5450c809e7ea06aa14ed0f7a045f7582.jpg
Ông Felix Wertli, Đại sứ biến đổi khí hậu của Thụy Sĩ bày tỏ mong muốn hai nước sẽ hợp tác trao đổi tín chỉ các-bon theo Điều 6 Thỏa thuận Paris

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, trao đổi tín chỉ các-bon theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris là vấn đề mới. Tại Hội nghị COP 29, các Bên vẫn đang đàm phán, hoàn thiện các quy định quốc tế liên quan.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cùng các Bộ, ngành đã xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, chi tiết các mục tiêu cụ thể cho từng ngành. Đây là cơ sở để đánh giá cần bao nhiêu tín chỉ các-bon mới đủ đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải theo NDC, và còn lại bao nhiêu tín chỉ các-bon có thể đưa vào trao đổi theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Để tổ chức và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất bổ sung một số quy định có liên quan tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có quy định về nguyên tắc triển khai các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon đa phương, song phương. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm triển khai trao đổi tín chỉ các-bon theo Cơ chế Tín chỉ chung (JCM) với Nhật Bản, và đang rà soát lại để điều chỉnh một số quy định liên quan.

Phía Việt Nam mong muốn Thụy Sĩ có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hợp tác với các quốc gia khác về Điều 6.2, bao gồm các quy định triển khai cần thiết, các báo cáo quốc tế về trao đổi tín chỉ các-bon theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Đồng thời, đề xuất nội dung cụ thể về trao đổi tín chỉ các-bon giữa Việt Nam và Thụy Sĩ để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

z6050682598511_a97a3cafeb1a4030858e8bbfed583da8.jpg
Thụy Sĩ cần mua ít nhất 20 triệu tín chỉ các-bon trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 nhằm phục vụ việc triển khai cam kết giảm phát thải khí nhà kính

Ông Felix Wertli cho rằng, các cơ quan đầu mối của hai nước cần dành thời gian thảo luận về các dự án thí điểm, đề xuất dự thảo thỏa thuận hợp tác trao đổi tín chỉ từ năm sau. Dự án giảm phát thải theo Điều 6 có thể có thời hạn kéo dài đến năm 2030 hoặc 2035. Đại sứ Thụy Sĩ cũng đề xuất cần tổ chức hội thảo khởi động các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.

Ủng hộ cách tiếp cận bằng các dự án cụ thể, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng đây là tiền đề để xây dựng các quy định phù hợp với pháp luật của Việt Nam, hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết một cách nhanh chóng.

Hai bên đồng tình sẽ tiếp tục trao đổi kinh nghiệm để có thể xây dựng các dự án một cách nhanh chóng, chú trọng yếu tố đổi mới sáng tạo và đem lại hiệu quả giảm phát thải một cách thực chất, gắn với các lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam.

Thụy Sĩ cần mua ít nhất 20 triệu tín chỉ các-bon trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 nhằm phục vụ việc triển khai cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Để thực hiện mục tiêu này, Thụy Sĩ sẽ đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định song phương về trao đổi tín chỉ các-bon với các quốc gia đối tác và tiến hành mua tín chỉ các-bon mang về nước. Đến nay, Thụy Sĩ đã ký kết 13 thỏa thuận, hiệp định song phương với các quốc gia tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu và đã có tổng cộng 5 dự án triển khai thí điểm theo Điều 6.2.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thuy-si-mong-muon-tang-cuong-hop-tac-phat-trien-thi-truong-cac-bon-383379.html

Cùng chủ đề

Cẩn trọng với hiện tượng ‘rò rỉ carbon’ và ‘rửa xanh’

Các khoản đầu tư vào tín chỉ carbon nếu không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng “rửa xanh”, nơi các công ty hoặc quốc gia tuyên bố giảm phát thải nhưng thực tế chỉ chuyển trách nhiệm phát thải sang nơi khác. Đây còn gọi là hiện tượng “rò rỉ carbon”, ông Bertrand Badré, cựu Giám đốc Tài chính của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trong bài thảo luận tại Hội nghị Quốc tế...

Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Reuter cập nhật ngày 25/11 cho biết theo một thỏa thuận đạt được tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP29) ở Baku (thủ đô của Azerbaijan), các quốc gia đã đồng ý mục tiêu...

Thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu sẽ hoạt động như thế nào?

(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon. ...

Số tiền cam kết về khí hậu tăng thêm 200 tỉ USD, nhưng còn quá ít

Gần 200 quốc gia hôm nay 24.11 đã phê duyệt một thỏa thuận tài chính về khí hậu, nhưng có một số nước không hài lòng về số tiền các nước phát triển cam kết đóng góp. ...

Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Nghệ An năm thứ 3 liên tiếp lọt tốp 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước

Theo số liệu thống kê, từ tính từ đầu năm nay đến hết tháng 11/2024, Nghệ An thu hút được 15 dự án mới với số vốn đăng ký 691,5 triệu USD và điều chỉnh vốn cho 12 dự án với tổng số vốn 877,16 triệu USD; ngoài ra có 1 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị 0,04 triệu USD đưa tổng số vốn FDI vào Nghệ An đạt 1,5687 tỷ USD. ...

Hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch

Sáng 19/12, tại Nhà Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây chỉ kết quả bước đầu và đề nghị trong thời gian tới, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát xem cái gì còn là “điểm nghẽn”, còn khó khăn,...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường cho Đại sứ Úc tại Việt Nam

(TN&MT) - Bày tỏ lòng cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của Ngài Đại sứ, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao tặng Đại sứ Andrew Goledzinowski Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài nguyên và Môi trường về những đóng góp quý báu của đại sứ cho ngành. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết 20/12/2024: Miền Bắc nhiệt độ giảm, sương mù dày buổi sáng

Dự báo thời tiết 20/12/2024, miền Bắc giảm khoảng 3 độ so với ngày 19/12. Sương mù dày đặc vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và giao thông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/12, nhiệt độ ở miền Bắc giảm so với ngày 19/12. Nhiệt độ Hà Nội thấp nhất được dự báo chỉ còn 10-13 độ, giảm 3 độ so với ngày 19/12. Sáng sớm, những...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tổng Bí...

Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C

(ĐCSVN) - Hôm nay (20/12), thời tiết Bắc Bộ lại giảm nhiệt so với những ngày trước, trời rét đậm, vùng núi rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C. ...

Nghiêm trị kẻ đốt quán cà phê khiến 11 người chết

Ngày 19-12, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã thông tin về việc giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. ...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc vẫn rét 10 độ

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20/12-29/12), không khí lạnh suy yếu rồi tăng cường trở lại liên tiếp, miền Bắc duy trì rét đậm về đêm; khả năng hình thành vùng áp thấp. Từ Trung Trung Bộ trở vào có mưa giông. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định diễn biến thời tiết trong 10 ngày tới (20/12-29/12). Theo đó, áp cao lạnh lục địa ổn định, sau...

Mới nhất

Nhận thức rõ sứ mệnh của tuổi trẻ trong kỷ nguyên mới

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã thành công tốt đẹp, trở thành ngày hội của hàng chục triệu thanh niên yêu nước. Với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam: Yêu nước - Khát vọng - Đoàn kết - Tiên phong - Sáng...

Phú Thọ có một sản phẩm tiềm năng đạt chứng nhận OCOP 5 sao

baophutho.vn Theo kết quả phê duyệt đánh giá, chấm điểm và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Phú Thọ năm 2024, toàn tỉnh đã có 15 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, trong đó các huyện: Tân Sơn, Thanh Các huyện có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4...

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

Phát triển đường thuỷ nội địa

Nếu tăng đầu tư cho vận tải đường thủy thêm 2-3%/năm (đạt 5-7% tổng đầu tư cho GTVT) sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn bởi chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp 3 - 5 lần so với vận tải thủy nội địa. Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo...

Mới nhất