1.000 cá thể sứa, 200 chim cánh cụt và nhiều loài cá quý hiếm trong sách đỏ như cá hải tượng sông Amazon, cá hô, cá vồ cờ sông Mekong… xuất hiện tại một thủy cung ở đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang).
Cung điện Hải Vương Phú Quốc là một thủy cung nhân tạo hình rùa khổng lồ, nằm ở bãi biển thuộc xã Gành Dầu. Công trình này có tổng diện tích 15.000m2, gồm 3 tầng.
Trong đó, bể kính Acrylic trong suốt, rộng 200m2 mô phỏng khung cảnh đại dương với rất nhiều chủng loài sinh vật biển sinh sống.
Thế giới cá đa dạng chủng loài bên trong thủy cung. Đây cũng là nơi sinh trưởng của 255.000 sinh vật của vùng nước mặn và vùng nước ngọt, tạo nên khung cảnh hoành tráng dưới đáy biển (mô phỏng).
Nhiều loài cá quý hiếm trong sách đỏ như cá hải tượng sông Amazon, cá hô, cá vồ cờ sông Mekong… cũng xuất hiện tại đây.
Thủy cung nhân tạo này hiện có hơn 200 cá thể chim cánh cụt, với nhiều chủng loài như: King, Rock Hooper, Adelie, Gentoo, Humboldt… được đưa về từ vùng Bắc Cực. Khu vực bể kính nơi chim cánh cụt sinh sống được duy trì nền nhiệt độ dưới 0 độ C.
Thủy cung này cũng là môi trường sinh sống của hơn 1.000 cá thể sứa biển nhiều sắc màu, linh động di chuyển trong làn nước tĩnh.
Nhiều du khách cho biết, họ như được chiêm ngưỡng thế giới đại dương thật sự chứ không dừng lại ở một công trình nhân tạo bởi sự sống động, ấn tượng.
Khá phá thủy cung là lựa chọn thường xuyên của du khách khi đến với đảo ngọc Phú Quốc.
Vietnamnet.vn