Trang chủNewsThời sựThường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo quyết toán...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021


120520230859-z4337825939233_adef35129ac08f8a7aa1501af68924da.jpg
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

Thu ngân sách nhà nước tăng 17,2% so với dự toán

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2021, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt với một nền kinh tế hội nhập sâu, có độ mở cao, tình hình đứt gãy các chuỗi thương mại quốc tế do dịch bệnh gây ra tác động mạnh tới hoạt động kinh tế, tài chính trong nước.

Trong bối cảnh đó, các chính sách tài chính trong năm 2021 được thực hiện đồng bộ, kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch. Vì vậy, từ cuối quý III năm 2021, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng tích cực, kinh tế vĩ mô cả năm được đánh giá ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, thị trường tài chính tiền tệ ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh, quốc phòng được giữ vững.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, quyết toán thu ngân sách nhà nước tăng 17,2% so với dự toán, tỷ lệ động viên thu NSNN năm 2021 đạt 18,7% GDP, riêng thu thuế và phí đạt 15,1% GDP. Thu nội địa tăng 15,9% so với dự toán, chủ yếu là tăng từ các khoản thu về nhà đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và thu khác ngân sách; tỷ trọng thu nội địa trên tổng thu NSNN đạt 82,5%.

120520230801-z4337872021545_cc0663cc630e7bcf5078ceee6334a018.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Về thực hiện các chính sách thu NSNN hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong năm 2021, Chính phủ đã thực hiện miễn, giảm nghĩa vụ thuế và một số khoản thu ngân sách, qua đó giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân vượt qua khó khăn và phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh, được dư luận đánh giá cao.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, quyết toán chi đầu tư phát triển NSTW giảm 13,5% so với dự toán, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các dự án ODA gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, tiếp nhận chuyên gia nước ngoài, phê duyệt hồ sơ của một số nhà tài trợ kéo dài, nên không có khối lượng để thanh toán kế hoạch vốn được giao, mặc dù trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Kiểm toán đề nghị rà soát số liệu quyết toán một số khoản chi

Về kết quả thực hiện kiến nghị Kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ, kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán trong năm 2022 cho thấy, về kiến nghị tài chính: Đến 31/12/2022 các đơn vị đã thực hiện kiến nghị xử lý tài chính tăng thu, giảm chi NSNN đạt tỷ lệ 88,57%; kiến nghị xử lý khác được thực hiện đạt tỷ lệ 80,08%.

120520230849-z4337909143929_bf620d301712dffd1ef774de1ceeaa12.jpg
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn

Về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách: Có 50/198 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các kiến nghị khác đang được các đơn vị nghiên cứu sửa đổi theo quy định ban hành văn bản.

Đối với kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân: Có 57/95 Báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể đã được các đơn vị thực hiện.

Kiểm toán nhà nước đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2021 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, Bộ Tài chính rà soát, làm rõ để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xử lý theo quy định đối với một số khoản chi chuyển nguồn đã được HĐND các địa phương phê chuẩn: Số liệu chi chuyển nguồn kinh phí phòng chống dịch COVID – 19; Những khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác” chưa được phân tích, thuyết minh chi tiết từng nội dung tương ứng với các mục chi theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 64 Luật NSNN.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan kiểm tra, rà soát số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; Rà soát, tổng hợp chính xác số dư ứng trước đến hết Kế hoạch năm 2021 thuộc trách nhiệm của Ngân sách Trung ương phải bố trí trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn thu hồi, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc chậm lập, gửi Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021, chậm hoàn thành việc Thông báo xét duyệt/thẩm định đối với các đơn vị trực thuộc.

Các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh trong việc đề xuất bổ sung dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài còn sai sót, chưa đảm bảo tiêu chí “đủ điều kiện, hồ sơ chứng từ đưa vào quyết toán năm 2021” dẫn đến sau khi được Quốc hội thông qua dự toán bổ sung để quyết toán nhưng một số đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.

Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến đối với quyết toán NSNN năm 2021 do Chính phủ trình để báo cáo Quốc hội phê chuẩn về thu cân đối, chi cân đối NSNN 2.484.491 tỷ đồng, bội chi NSNN.

Đồng thời, giao Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát số liệu quyết toán một số khoản chi chuyển nguồn đã được HĐND các địa phương phê chuẩn, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại Điều 73 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, gồm: Chi chuyển nguồn kinh phí phòng chống dịch COVID – 19 của một số địa phương đã được HĐND quyết nghị chi chuyển nguồn; Những khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác” chưa được phân tích, thuyết minh chi tiết từng nội dung tương ứng với các mục chi theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 64 Luật NSNN.

Xác định lộ trình xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm

120520230922-z4338062499225_2dab7b767cb1e49995799226db4c8144.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà

Trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà cho biết, hồ sơ Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 được lập cơ bản đầy đủ theo quy định tại các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021.

Qua kết quả giám sát của Ủy ban TCNS và báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2021 cho thấy kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2021 chưa nghiêm, nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm, đặc biệt công tác quyết toán NSNN chậm đã nêu trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được khắc phục…

Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương: Rút kinh nghiệm trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2021; làm rõ trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương chậm lập, gửi báo cáo quyết toán NSNN năm 2021, quyết toán các khoản thu, chi NSNN còn nhiều sai sót, hạch toán không đầy đủ,… ảnh hưởng đến công tác thẩm định, thẩm tra, tổng hợp quyết toán NSNN năm 2021; xác định lộ trình xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát bảo đảm việc khoanh nợ, xóa nợ thuế theo đúng quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14; Kiểm toán nhà nước (KTNN) chịu trách nhiệm kiểm toán các thông tin số liệu báo cáo của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 khi thực hiện tổng kết kết quả thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14…

Về một số khoản chuyển nguồn năm 2021 sang năm 2022, Thường trực Ủy ban TCNS nhất trí với đề nghị của Chính phủ và KTNN cho phép chuyển nguồn kinh phí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 82/2023/QH15 của 17 địa phương có nhu cầu chuyển nguồn toàn bộ và một phần (tỉnh Hậu Giang), bao gồm 3 địa phương chưa được HĐND phê chuẩn điều chỉnh quyết toán NSNN. Tuy nhiên, đề nghị không chuyển nguồn dự toán năm 2020 sang năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ; vốn sự nghiệp môi trường được giao tại Quyết định số 1431/QĐ-TTg.

Đối với các khoản chuyển nguồn khác, đề nghị giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương tiếp tục rà soát; không quyết toán các khoản chi chuyển nguồn năm 2021 sang năm 2022 không đúng quy định trong quyết toán NSNN năm 2022. KTNN chịu trách nhiệm kiểm toán tính hợp lý, chính xác các khoản chi chuyển nguồn này.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng NSNN và tăng cường việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội, từ quyết toán NSNN niên độ năm 2022, Quốc hội không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi NSNN trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về NSNN trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi và các kết luận, kiến nghị KTNN yêu cầu xử lý tài chính trong niên độ quyết toán NSNN.

Nhận định đúng tình hình, khen chê đúng địa chỉ

Tại phiên họp, các đại biểu đánh giá về tình hình thực hiện chính sách tài khóa của nhà nước, số liệu quyết toán thu chi, sự thống nhất của số liệu qua các báo cáo, đồng thời, cho biết quan điểm về các nội dung đang xin ý kiến.

120520230820-z4337839550309_aec3b2863ff033a259c04aed8c4f24ac.jpg
Toàn cảnh phiên họp sáng 12/5

Bên cạnh đó, các đại biểu cho ý kiến về việc khắc phục những bất cập mà Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã chỉ ra, đặc biệt là việc chậm phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước báo cáo lý do điều chuyển nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các địa phương, ngoài các địa phương được Quốc hội cho phép chuyển nguồn.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải hoan nghênh tinh thần trao đổi của các cơ quan hữu quan; đồng thời lưu ý rút kinh nghiệm trong việc thống nhất số liệu. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với báo cáo của các cơ quan. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm về thời gian quyết toán. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cần phối hợp chặt chẽ để thống nhất số liệu.

120520230836-z4337834220303_5a9ffd236860e331994f9f77d492b4aa.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện dịch COVID – 19 ảnh hưởng nghiêm trọng với mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ đạt 2,58%, tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng, đời sống bộ phận người lao động gặp khó khăn phải thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, giảm thuế và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Nhưng tổng thể thu ngân sách vượt dự toán 12,7% tỷ trọng thu nội địa đạt 82,5% tổng thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách cơ bản đảm bảo các nhiệm vụ của Nhà nước, tỷ trọng thường xuyên bằng 62,97%, bội chi ngân sách thấp hơn dự toán Quốc hội giao, kỷ luật thu chi ngân sách Nhà nước từng bước được thực hiện cải thiện. Nhấn mạnh các kết quả này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng cần đánh giá đúng tình hình khi đưa ra Quốc hội để đánh giá về một năm ngân sách cần có khen chê đúng mực, phải chỉ rõ địa chỉ và luôn nhận định đúng tình hình.

Tuy nhiên, qua báo cáo Kiểm toán Nhà nước, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy còn nhiều bất cập trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục. Chỉ rõ một số tồn tại hạn chế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết thêm mỗi năm có đặc điểm tình hình riêng nên các báo cáo cần làm rõ, nêu rõ địa chỉ cụ thể, kiến nghị kịp thời để giải quyết các vấn đề đã nêu như việc sửa đổi các văn bản pháp luật, rõ trách nhiệm người đứng đầu, các vấn đề về chỉ đạo việc thực hiện các kết luận của kiểm toán…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với báo cáo của các cơ quan. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm về thời gian quyết toán. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cần phối hợp chặt chẽ để thống nhất số liệu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện dịch COVID – 19 ảnh hưởng nghiêm trọng với mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ đạt 2,58%, tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng, đời sống bộ phận người lao động gặp khó khăn phải thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, giảm thuế và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Nhưng tổng thể thu ngân sách vượt dự toán 12,7% tỷ trọng thu nội địa đạt 82,5% tổng thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách cơ bản đảm bảo các nhiệm vụ của Nhà nước, tỷ trọng thường xuyên bằng 62,97%, bội chi ngân sách thấp hơn dự toán Quốc hội giao, kỷ luật thu chi ngân sách Nhà nước từng bước được thực hiện cải thiện.

Nhấn mạnh các kết quả này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng cần đánh giá đúng tình hình khi đưa ra Quốc hội để đánh giá về một năm ngân sách cần có khen chê đúng mực, phải chỉ rõ địa chỉ và luôn nhận định đúng tình hình.

Tuy nhiên, qua báo cáo Kiểm toán Nhà nước, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy còn nhiều bất cập trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục. Chỉ rõ một số tồn tại hạn chế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để xử lý.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump chọn 3 ghế nóng cho nội các; Phe Cộng hòa bầu lãnh đạo Thượng viện

Ông Trump đề cử các vị trí ngoại trưởng, bộ trưởng tư pháp, giám đốc tình báo; Đảng Cộng hòa bầu lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện; Hezbollah lần đầu tấn công cơ quan đầu não của quân đội Israel... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 14-11. Ông John Thune, người được Đảng Cộng hòa bầu làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện - Ảnh: REUTERS Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune...

Cháo thịt bò cà chua

Cháo thịt bò cà chua không chỉ là món ăn thơm ngon, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho bé yêu trong giai đoạn ăn dặm. Cùng khám phá công thức chế biến và những ý nghĩa món ngon này mang lại đối với sức khỏe của trẻ. ...

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

Việc ví von "thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển", Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới. Với ông, thuế quan được sử dụng như một công cụ chiến lược để đối đầu với những bất công thương mại và vực dậy một số ngành sản xuất nội địa. Chính...

HSI và IUCN trang bị kỹ năng cứu hộ rùa biển cho ngư dân Việt Nam

Từ ngày 13-14/11, tại Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International (HSI), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (IUCN Việt Nam) tổ chức Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển,...

Thanh Thúy chia tay đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sau 2 tháng

Khuya 13-11, CLB Kuzeyboru của Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận thông tin chia tay chủ công Trần Thị Thanh Thúy. Thanh Thúy chia tay Kuzeyboru chỉ sau 2 tháng gắn bó - Ảnh: KUZEYBORU Trên trang chủ, CLB Kuzeyboru cho biết: "Cảm ơn Trần Thị Thanh Thúy. Chúng tôi đã thống nhất chia tay với cầu thủ người Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy. Từ ngày gia nhập đội bóng, Thanh Thúy đã để lại những kỷ niệm đẹp trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Chánh Văn phòng ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Chiều 13/11, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng chủ trì hội nghị. Tổng sản phẩm GRDP ước tăng 10,35%, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn so với chung bình chung của cả nước; tổng thu ngân sách ước đạt 14.000 tỷ đồng, tăng...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng. Đánh giá, các ý kiến của các thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội là rất phong phú, mang nhiều giá trị thực tiễn, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Thường trực Tiểu ban và Thường trực Tổ Biên tập nghiêm túc nghiên cứu, tiếp...

Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa GIZ và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 13/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ Việt Nam. Hai bên trao đổi về các nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. ...

Sở TN&MT Quảng Trị tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024. Hội nghị nhằm xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, an toàn, minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩuTheo Kế hoạch, đối với dự án đầu...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Thanh Thúy chia tay đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sau 2 tháng

Khuya 13-11, CLB Kuzeyboru của Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận thông tin chia tay chủ công Trần Thị Thanh Thúy. Thanh Thúy chia tay Kuzeyboru chỉ sau 2 tháng gắn bó - Ảnh: KUZEYBORU Trên trang chủ, CLB Kuzeyboru cho biết: "Cảm ơn Trần Thị Thanh Thúy. Chúng tôi đã thống nhất chia tay với cầu thủ người Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy. Từ ngày gia nhập đội bóng, Thanh Thúy đã để lại những kỷ niệm đẹp trong...

Hai ông Trump và Biden gặp nhau tại Nhà Trắng

(CLO) Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đã gặp nhau vào thứ Tư (13/11) lần đầu tiên tại Nhà Trắng kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ và cả hai đều hứa sẽ chuyển giao quyền lực suôn sẻ vào tháng 1 năm...

Dự báo thời tiết 14/11/2024: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Dự báo thời tiết 14/11/2024, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Bắc Biển Đông. Bắc Bộ duy trì trạng thái khô ráo với nắng hanh ban ngày, đêm và sáng sớm trời lạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 8 đang yếu dần. Theo dự báo, vào hồi 22h ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3N-113,0E; trên vùng biển phía Bắc khu...

Nhiều doanh nghiệp phá rào chiếm đất công Đà Nẵng đang đấu giá

Nhiều khu đất lớn đang được Đà Nẵng cắm bảng đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe.Phá rào chiếm đất công làm công trìnhTổ kiểm tra thực tế của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường...

Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ

Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam. Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh nên suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’. Ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh Ko Dong Hyun cho biết bản thân cảm thấy xúc động, biết ơn và tự hào. “Hành trình này không...

Mới nhất

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Hồi phục nhẹ

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 14/11, giá dầu WTI tăng 0,33 USD, tương đương 0,48 %, lên mức 68,1 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,39 USD, tương đương 0,54%, lên mức 72,28 USD/thùng.Giá dầu hồi phục nhờ hoạt động bù đắp vị thế bán khống một ngày sau khi giá giảm xuống gần mức thấp nhất trong...

Giá vàng hôm nay, 14-11: Sụt giảm rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay chưa dừng đà giảm sâu do chịu sức ép từ đồng USD, lãi suất trái phiếu khi dữ liệu lạm...

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên những yếu tố nào?

Tiền lương tối thiểu là gì?Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương tối thiểu (mức lương tối thiểu) là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động...

Địa điểm ‘chữa lành’ cách Hà Nội 30km hút khách tới cắm trại, ngắm sao đêm

Quãng đường di chuyển hợp lý, thuận tiện và khung cảnh xanh mát, hoang sơ là những điểm cộng khiến khu vực mỏ đá ở ngoại thành Hà Nội trở thành nơi “chữa lành” hút khách. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, mỏ đá Bình Minh (thuộc địa phận huyện Quốc Oai) là địa điểm cắm...

Mới nhất