Tối 11-3 (giờ địa phương), với tỷ lệ 195 phiếu thuận và 112 phiếu chống, Thượng viện Pháp đã thông qua dự luật cải cách gây tranh cãi đối với hệ thống lương hưu của nước này, qua đó thúc đẩy dự luật tiến thêm một bước để trở thành luật.
Theo kế hoạch, dự luật sẽ được gửi lại Hạ viện Pháp, nơi chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron có thể vận dụng một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua mà không cần phải tiến hành biểu quyết.
Cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Pháp diễn ra vài giờ sau khi hàng trăm nghìn người một lần nữa xuống đường phản đối trong những cuộc mít-tinh được tổ chức trên toàn quốc, nhưng với số lượng ít hơn đáng kể so với dự kiến. Bộ Nội vụ Pháp cho biết đã có khoảng 368.000 người tham gia biểu tình trên khắp đất nước trong ngày 11-3 nhằm phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ.
Trước đó, CGT – tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất nước Pháp – dự báo có tới 1 triệu người tham gia các hoạt động biểu tình trên toàn quốc.
Nhiều tổ chức công đoàn tại Pháp tuyên bố sẽ đưa đất nước rơi vào vào tình trạng bế tắc trước những thay đổi về chế độ hưu trí.
Tổng thống Emmanuel Macron đã đặt kế hoạch cải cách hưu trí này vào trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử của mình vào năm 2022. Chính phủ của ông cho rằng những thay đổi này là cần thiết để ngăn hệ thống lương hưu rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm tới.
TTXVN
Anh – Pháp nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương
Hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp lần đầu tiên sau 5 năm đã diễn ra tại thủ đô Paris dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Đây là sự kiện rất đáng chú ý trong quan hệ song phương giữa hai cường quốc châu Âu.
Thượng viện Pháp nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu lên 64
Theo Reuters, ngày 9-3, với 201 phiếu thuận và 115 phiếu chống, các thượng nghị sĩ Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64.