Trang chủChính trịNgoại giaoThương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn...

Thương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn chăng?


Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc bùng nổ từ năm 2018 tới nay chưa hạ nhiệt và ngày càng có dấu hiệu leo thang. Tương lai của quan hệ thương mại giữa hai nước sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 là vấn đề được quan tâm.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thương chiến Mỹ-Trung Quốc sẽ đi về đâu, còn khắc nghiệt hơn chăng? (Nguồn: Getty)
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng nào sau năm 2024? (Nguồn: Getty)

Với tư cách là nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới, Mỹ và Trung Quốc đã có một lịch sử “đối đầu chiến lược” lâu dài. Sự bùng nổ thương mại giữa hai nước diễn ra vào những năm 1990, khi Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn và là điểm đến quan trọng cho đầu tư của Washington.

Điều này đã tạo ra mối lo ngại ngày càng tăng ở Mỹ về sự mất cân bằng thương mại và tác động tiêu cực đến một số ngành công nghiệp địa phương.

Vào thời điểm Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở đầu năm 2021, quan hệ của Mỹ với Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Mặc dù việc đàm phán và ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc nhằm giải quyết một số mối quan tâm thương mại lớn hơn của mỗi quốc gia, chính quyền ông Trump lúc đó vẫn có lập trường cứng rắn về các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến Bắc Kinh.

Điều này bao gồm nhắm mục tiêu vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và những lo ngại về ảnh hưởng của quốc gia Đông Bắc Á đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi khi dịch Covid-19 bùng phát và Tổng thống Trump chỉ trích cách xử lý đại dịch của Bắc Kinh.

Cuối tháng 1/2021, khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, mặc dù ngôn ngữ và cách cư xử có thể ít mang tính “gây chiến” hơn ông Trump, nhưng Tổng thống Biden đã áp dụng cách tiếp cận thận trọng tương tự người tiền nhiệm trong quan hệ với Trung Quốc.

Ông Biden cũng đã nỗ lực kể từ khi lên nắm quyền để bảo vệ các lợi ích địa chính trị của Mỹ. Có vẻ như mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là một trong số ít các vấn đề nhận được sự đoàn kết trong lưỡng đảng chính trường Mỹ.

Cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trên khắp nước Mỹ vào năm 2024, với các ứng viên của đảng Dân chủ (như đương kim Tổng thống Biden) và đảng Cộng hòa (như Thống đốc bang California Ron DeSantis), những người đều có quan điểm khá cứng rắn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Vậy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ diễn ra theo chiều hướng nào sau năm 2024?

Nước Mỹ dưới thời ông Biden: Phải ngăn chặn Trung Quốc

Có vẻ như kỷ nguyên hợp tác mong manh giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi vào bế tắc. Chính quyền của Tổng thống Biden đang ráo riết theo đuổi chiến lược hạn chế sự thống trị của Bắc Kinh, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Đây được đánh giá là một bước đột phá khá lớn so với chính sách của Mỹ trong 30 năm qua.

Để hạn chế điều mà Washington cho là sự trỗi dậy về kinh tế và chính trị của Bắc Kinh, ông Biden đã thực hiện chiến lược “Bảo vệ và Thúc đẩy”.

Để bảo vệ lợi ích của Mỹ, một loạt mệnh lệnh và quy tắc hành pháp đang được thực hiện nhằm làm chậm sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Trong số các biện pháp mới này có cái được gọi là Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDPR). Quy tắc thương mại được cho là “hà khắc” này nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất chip trên toàn cầu cung cấp chip máy tính tiên tiến cho Trung Quốc.

Ngoài ra còn có một sắc lệnh hành pháp tạo ra thẩm quyền liên bang để điều chỉnh các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc (lần đầu tiên chính phủ liên bang có khả năng can thiệp vào ngành công nghiệp Mỹ) và thỏa thuận lưỡng đảng về các bước sàng lọc đầu tư vào quốc gia Đông Bắc Á, cũng như các hạn chế đối với việc sử dụng phần mềm và ứng dụng của Trung Quốc tại Mỹ (như Tik Tok).

Hợp tác với các sáng kiến “bảo vệ” này là chương trình nghị sự của ông Biden nhằm “thúc đẩy” khả năng cạnh tranh của Washington. Điều này liên quan đến việc thực hiện các chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ, bao gồm giảm áp lực lạm phát và duy trì sự ổn định về giá trong các lĩnh vực công nghệ cao chiến lược.

Ví dụ: Đạo luật Tạo ra các khuyến khích hữu ích để sản xuất chất bán dẫn cho Mỹ (còn gọi là Đạo luật CHIPS và khoa học) nhằm củng cố ngành công nghiệp bán dẫn nội địa ở nước này bằng cách cung cấp các ưu đãi tài chính và tài trợ để khuyến khích sản xuất, nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn trong nước. Bộ luật bao gồm các điều khoản về trợ cấp và tín dụng thuế trị giá hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ ngành.

Đạo luật CHIPS và khoa học là một kế hoạch đầy tham vọng của Washington nhằm đưa nước này quay lại thời hoàng kim, trở thành nước dẫn đầu không chỉ về các phát minh và sở hữu bản quyền công nghệ, mà còn là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu trong thập niên tới.

Đạo luật này đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành thành luật từ ngày 9/8/2022 và vào thời điểm đó, quy mô của đạo luật lên tới 280 tỷ USD, trong đó riêng phần dành cho sản xuất chất bán dẫn đã lên tới 39 tỷ USD.

Mặc dù ngành công nghệ cao hiện đang nằm trong danh sách mục tiêu của chính quyền ông Biden, nhưng chính sách này cũng đặt mục tiêu triển khai chiến lược “Bảo vệ và Thúc đẩy” sang các lĩnh vực chính khác như công nghệ sinh học và năng lượng sạch – hai ngành mà Mỹ không muốn để Trung Quốc chiếm lấy vị trí dẫn đầu.

Ông Ron DeSantis sẽ nói gì?

Cách tiếp cận của ông Biden đối với thương mại và hợp tác với Trung Quốc có vẻ cứng rắn, tuy nhiên, vẫn có những người muốn có một lập trường thậm chí còn khắc nghiệt hơn đối với Bắc Kinh. Thống đốc bang California Ron DeSantis, người được coi như “ngôi sao đang lên”, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa, dường như là một trong số họ.

Trung Quốc cảnh báo: Nếu Canada chặn Huawei tham gia 5G sẽ phải trả giá. (Nguồn: Quartz)
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei là mục tiêu trong thương chiến Mỹ-Trung. (Nguồn: Quartz)

Trang web của bang Florida tuyên bố rằng, Thống đốc DeSantis đã ký ba dự luật “…để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại bang Florida”. Đây rõ ràng là sự leo thang căng thẳng và gợi nhớ lại thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Với tư cách là Thống đốc bang Florida, ông DeSantis đã thể hiện rất rõ lập trường của mình liên quan đến quan hệ với Trung Quốc. Ba bộ luật chính ở Florida mà ông đã thông qua bao gồm:

Cấm các thực thể Trung Quốc mua đất nông nghiệp, đất gần trường học hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc đất gần căn cứ quân sự ở Florida.

Cấm bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào được lưu trữ trên các máy chủ có liên quan đến Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào.

Loại bỏ mọi ảnh hưởng của Trung Quốc trong hệ thống giáo dục Florida bằng cách cấm các nhân viên của các tổ chức giáo dục ở Florida nhận bất kỳ quà tặng nào từ các thực thể Trung Quốc.

Chặn quyền truy cập vào những ứng dụng mà ông coi là nguy hiểm, chẳng hạn như Tik Tok, trên bất kỳ máy chủ hoặc thiết bị nào của chính phủ hoặc cơ sở giáo dục.

Mới đây nhất, ngày 9/7, ông DeSantis cho biết sẽ rút lại quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn (PNTR – còn gọi là quy chế tối huệ quốc) với Trung Quốc nếu đắc cử vào năm sau.

Trong quan hệ thương mại với Mỹ, chỉ có một số ít đối tác không hưởng quy chế này. Các khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ một nước hưởng quy chế PNTR sẽ thấp hơn nhiều so với hàng nhập khẩu từ một nước không hưởng quy chế.

Rõ ràng, Thống đốc DeSantis coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với Mỹ, cả về kinh tế và văn hóa. Ông đưa ý tưởng về sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vượt ra ngoài các hiệp định thương mại đơn giản và biến nó thành một cuộc chiến ý thức hệ, tác động đến mọi khía cạnh của đời sống Mỹ – từ thương mại và giáo dục đến niềm tin và lối sống của người dân nước này.

Nếu Thống đốc bang California của đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, chắc chắn quan hệ với Trung Quốc sẽ là một vấn đề quan trọng đối với ông và những nỗ lực cắt giảm thương mại giữa hai nước sẽ được khuếch đại.

Tuy nhiên, có khả năng là vào năm 2024, Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm giảm khối lượng thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao (kéo theo các lĩnh vực quan trọng khác).

Có khả năng các quy trình hải quan sẽ ngày càng trở nên phức tạp khi hai bên đều đưa ra các biện pháp để bảo vệ nền kinh tế của chính họ và thúc đẩy phát triển tại địa phương. Nếu Thống đốc DeSantis đắc cử chức Tổng thống Mỹ, chắc chắn căng thẳng Mỹ-Trung Quốc sẽ leo thang đáng kể.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga bác tin ông Putin và ông Trump điện đàm về Ukraine

(Dân trí) - Điện Kremlin bác bỏ thông tin cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc xung đột Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). "Không có bất cứ cuộc điện đàm nào. Điều này không đúng với thực tế. Đây là hư cấu. Thông tin này sai sự thật", người phát ngôn Điện Kremlin...

Nhiều thống đốc thuộc đảng Dân chủ ‘thề’ chống lại chính quyền Trump

Một loạt thống đốc thuộc đảng Dân chủ Mỹ đang chuẩn bị các biện pháp chính trị và pháp lý để bảo vệ các chính sách và người dân của bang họ khỏi các động thái từ chính quyền liên bang của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Theo hãng tin NBC, Thống đốc bang California Gavin Newsom tuần trước thông báo sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của cơ quan lập pháp bang từ ngày 2/12...

Giải mã trang phục bà Harris mặc trong bài phát biểu thừa nhận thất bại

TPO - Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng Mỹ kể từ khi thua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, bà Kamala Harris xuất hiện với phong cách vest đặc trưng. Với bộ trang phục màu tím sẫm cùng phụ kiện, giới quan sát nhận định bà gửi đi tín hiệu rằng những cam kết của mình vẫn không lay chuyển. Phát biểu tại trường cũ, Đại học Howard (Washington D.C), Phó Tổng thống Harris thể hiện...

Người kề vai sát cánh với ông Trump trong “ván cờ” lựa chọn nội các

(Dân trí) - Tỷ phú Elon Musk được cho là có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho chính quyền mới. Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỷ phú Elon Musk (Ảnh: AFP). Trong những ngày qua, khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump liên tục đón tiếp các vị khách, chủ yếu được chia làm hai nhóm: những người muốn tìm kiếm một vị trí trong chính quyền...

Phụ nữ Mỹ đu trend phong trào nữ quyền Hàn Quốc vì muốn bật ông Trump

Sau khi ông Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, phong trào nữ quyền 4B xuất phát từ Hàn Quốc bỗng nổi lên khắp nước Mỹ. Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS Theo Đài Al Jazeera, ông Donald Trump - người đã từng có hàng loạt phát ngôn được cho là phân biệt giới tính và có liên quan đến một vụ kiện về hành vi lạm dụng tình dục cũng như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Tranh “Vỏ Tương lai” được chọn làm quà tặng HANIFF

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF) để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với giới điện ảnh trong nước và quốc tế. Bức tranh Vỏ Tương lai - Cover of Future với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Bài đọc nhiều

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Giá vàng lao dốc vào thời điểm “mua tin đồn bán sự thật”, chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần...

Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng trong nước “rớt thảm” theo thị trường thế giới, người mua từ đầu tuần có thể mất tới 7 triệu đồng/lượng chỉ sau một tuần. Giá vàng thế giới trải qua đợt suy thoái nặng nhất sau nhiều tháng "thăng hoa" kỷ lục. Dự báo giá vàng tuần này không khả quan?

Cùng chuyên mục

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến tới cổng chính trải thảm đỏ trước Dinh La Moneda, nơi Tổng thống Gabriel Boric Font đang chờ đón. Hai...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có thời gian làm việc thật hiệu quả tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Chia sẻ tại buổi tiếp, Phó...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Mới nhất

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới. Ngày 11/11, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,...

Đơn hàng về đồ gỗ tăng trưởng ấm nóng so với đầu năm

Ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ đang có những tín hiệu tốt, và dự báo cuối năm nay và trong năm 2025 sẽ có thêm những thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ để tính toán đầu tư, sản xuất phù...

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm...

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố...

Deadline ngập đầu nhưng vào chục nhóm chat, đêm ngày ‘nấu xói’ thiên hạ

Các bạn trẻ dù deadline ngập đầu vẫn không cưỡng lại được thói quen chat 'nấu xói '(nói xấu) đồng nghiệp, người quen, 'tố' chuyện này chuyện kia… nhanh như điện xẹt. ...

Mới nhất