Người bị viêm mũi dị ứng thường tìm đến một số loại thuốc kháng Histamin như Cetirizine. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Cetirizine cần thực hiện hết sức thận trọng bởi nếu dùng không đúng cách, thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
1. Thông tin khái quát về Cetirizine
Cetirizine là một loại thuốc có khả năng kháng Histamin. Theo đó, Cetirizine phát huy theo cơ chế ngăn chặn Histamine, phòng ngừa phát ban, dị ứng.
Các dạng bào chế và hàm lượng phổ biến của Cetirizine là:
- Dạng viên nén: Hàm lượng 5mg, 10mg.
- Dạng viên nhai: Hàm lượng 5mg, 10mg.
Thuốc Cetirizine dạng viên nén 10mg
Ngoài ra, Cetirizine cũng có thể bào chế theo dạng viên nén 5mg phối hợp 120mg Pseudoephedrin Hydroclorid.
2. Công dụng của Cetirizine
Tác dụng chính của Cetirizine là kháng Histamin. Vì vậy, loại thuốc này sẽ giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu do dị ứng như chảy nước mũi, nước mắt, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, da ngứa và nổi mề đay.
3. Chỉ định và chống chỉ định
3.1. Chỉ định
Thuốc Cetirizine thường được chỉ định điều trị giảm triệu chứng cho người trưởng thành và trẻ em. Cụ thể: thuốc viên dùng được cho người trên 12 tuổi còn dạng viên nhai là từ 6 tuổi bị viêm mũi dị ứng mạn tính lâu năm hoặc theo mùa, giảm triệu chứng mề đay mạn tính.
Người bị viêm mũi mạn tính lâu năm có thể được chỉ định dùng Cetirizine
3.2. Chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định của thuốc Cetirizine bao gồm:
- Người bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Người bị suy thận giai đoạn nặng, chỉ số CIcr nhỏ hơn 10 ml/phút.
4. Liều dùng và cách dùng
4.1. Liều dùng
4.1.1. Ở người trưởng thành
Liều dùng Cetirizine cho người trưởng thành thường là 10mg/ngày, chia thành 1 lần uống.
4.1.2. Ở trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ trên 6 tuổi, liều lượng sử dụng Cetirizine có thể vào khoảng 5 – 10mg tùy từng mức độ bệnh, uống 1 lần hoặc chia thành 2 lần uống/ngày.
4.1.3. Ở bị suy gan hoặc suy thận
Liều dùng Cetirizine cho người bị suy gan giảm khoảng 50% so với liều dùng tiêu chuẩn. Còn với người bị suy thận, liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của chỉ số CIcr. Cụ thể như:
- CIcr lớn hơn hoặc bằng 80 ml/phút: 10mg/ngày, uống 1 lần/ngày.
- CIcr từ 50 đến 79 ml/phút: 10mg/ngày, uống 1 lần/ngày.
- CIcr 30 đến 49 ml/phút: 5mg/ngày, uống 1 lần/ngày.
- CIcr thấp hơn 30 ml/phút: 5mg/2 ngày/lần (cách 2 ngày uống 1 lần).
- CIcr thấp hơn 10 ml/phút: Không được dùng Cetirizine.
Người bệnh cần tuân thủ liều lượng dùng Cetirizine theo hướng tính của bác sĩ
Lưu ý, cả hướng dẫn về liều lượng sử dụng Cetirizine hướng dẫn trên đây không thay thế cho tư vấn của bác sĩ, chuyên gia y tế. Chính bởi vậy, bạn tuyệt đối không nên áp dụng nếu chưa đi kiểm tra sức khỏe, chưa tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
4.2. Cách dùng
Cetirizine điều chế theo dạng viên nén, nhai sẽ được người dùng sử dụng theo đường uống. Trong đó nếu dùng dạng viên nhai, bạn cần nhai kỹ viên thuốc và uống cùng nước.
Tuy nhiên nếu dùng dạng viên nén theo kết hợp, bạn hãy nuốt cả viên cùng nước, không nhai nát hoặc nghiền nhuyễn.
Cetirizine dạng viên nén và viên nhai được dùng theo đường uống
5. Tác dụng phụ của Cetirizine
Để hiểu rõ hơn về tác dụng phụ khi dùng thuốc Cetirizine, bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp sau đây.
Tác dụng phụ thường gặp | Tác dụng phụ ít gặp | Tác dụng phụ hiếm gặp |
– Tiêu chảy. – Dạ bị ngứa, nổi phát ban. |
– Cơ thể lên cơn sốt. – Da nổi mề đay. – Viêm tĩnh mạch. – Sưng phù. – Lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm. – Lượng bạch cầu ưa Eosin có xu hướng tăng. |
– Đau đầu. – Chóng mặt. – Da nổi ban đỏ. – Kết quả xét nghiệm cho thấy Creatinin tăng, thiếu máu, bạch cầu hạt bị mất. – Rối loạn đông máu. -… |
Tổng hợp tác dụng phụ có thể xuất hiện ở người dùng thuốc Cetirizine
Trong số một trường hợp, người dùng thuốc Cetirizine có thể bị nhiễm nấm sinh dục. Khi nhận thấy tác dụng phụ không giảm bớt, bạn cần thông báo sớm cho bác sĩ biết để được hướng dẫn phương pháp can thiệp.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Cetirizine
6.1. Tương tác của thuốc
Sự tương tác với một số loại thuốc khác có thể khiến tác dụng của thuốc Cetirizine tăng hoặc giảm. Vì thế, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều phải liệt kê đầy đủ cho bác sĩ nắm rõ. Đặc biệt là những loại thuốc như thuốc giảm đau Opioid, thuốc ho, thuốc hỗ trợ giãn cơ, thuốc kháng Histamin theo dạng bôi ngoài da,…
Một vài loại thuốc có khả năng tương tác với Cetirizine
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng Cetirizine có thể ảnh hưởng đến một vài xét nghiệm, khiến kết quả phân tích bị sai lệch. Vì thế trước khi làm bất kỳ xét nghiệm nào, bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sử dụng Cetirizine.
6.2. Xử lý uống liều, quên quên
Khi uống quá liều Cetirizine, người trưởng thành dễ gặp phải tình trạng buồn ngủ. Còn trẻ em lại có xu hướng bị kích động. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải rửa dạ dày hoặc các biện pháp xử lý khác. Vì vậy, nếu nhận thấy vừa dùng quá liều, bạn hãy liên hệ trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
Còn nếu quên không uống một liều Cetirizine, bạn chỉ cần bổ sung nếu kịp thời nhớ ra. Trường hợp sắp đến lúc phải uống liều thuốc kế tiếp, bạn có thể bỏ qua liều thuốc vừa quên lúc trước.
6.3. Một số lưu ý khác
Sau đây là những lưu ý quan trọng, bạn cần ghi nhớ trước khi sử dụng thuốc Cetirizine.
- Cẩn thận trọng và không nên dùng rượu, bia trong thời gian dùng thuốc Cetirizine.
- Người bị động kinh, người có nguy cơ bị co giật, gặp vấn đề về dung nạp Glucose,… cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc Cetirizine.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên dùng Cetirizine dạng bao phim, bởi dạng bào chế này khó điều chỉnh liều lượng phù hợp theo nhu cầu của trẻ.
- Cetirizine có thể gây buồn ngủ nếu uống quá liều. Vì vậy, người hay điều khiển máy móc hoặc xe cộ phải hết sức thận trọng.
- Không tự ý điều chỉnh liều dùng nếu chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Theo dõi sự thay đổi của cơ thể để kịp thời thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được kiểm tra, can thiệp xử lý sớm.
Cetirizine là một loại thuốc có khả năng kháng Histamin được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm triệu chứng dị ứng. Tuy vậy, để thuốc phát huy tối ưu hiệu quả, bạn trước tiên cần đi khám và tham khảo tư vấn sử dụng của bác sĩ chuyên môn. Nếu băn khoăn không biết nên khám sức khỏe ở đâu, bạn hãy tham khảo Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất hiện đại. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/cetirizine-thuoc-co-kha-nang-khang-histamin-giam-di-ung