Trang chủDestinationsHà GiangThực trạng phát triển cây cam

Thực trạng phát triển cây cam


21:33, 07/05/2023

BHG – Dù có những thời điểm thăng trầm nhưng cam Hà Giang luôn là một trong những thương hiệu được đánh giá cao và là vùng sản xuất lớn của cả nước. Tuy nhiên, tình trạng cam “được mùa, mất giá”, “mất mùa, được giá” thường xuyên xảy ra; cây thoái hóa, mắc nhiều loại sâu, bệnh hại và suy giảm trên 2.700 ha diện tích trong 2 năm qua đang rất đáng báo động.





Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Bắc Quang và các chuyên gia kiểm tra tình trạng cây cam bị sâu, bệnh tại xã Tiên Kiều.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, huyện Bắc Quang và các chuyên gia kiểm tra tình trạng cây cam bị sâu, bệnh tại xã Tiên Kiều.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin, cây cam được tỉnh xác định là 1 trong 5 sản phẩm cây, con hàng hóa chủ lực thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa, trong đó có cây cam như: Nghị quyết số 209, 86, 29 của HĐND tỉnh. Đặc biệt, ngày 1.12.2020, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 58 về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025.

Từ sự quan tâm của tỉnh, năm 2020 tổng diện tích cam toàn tỉnh đạt 8.570 ha, diện tích áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đạt 4.268 ha với. Tổng diện tích cho sản phẩm 6.997 ha, năng suất bình quân trên 130 tạ/ha, sản lượng trên 91.000 tấn, giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân; bình quân 1 ha cam cho các hộ thu nhập từ 20-25 triệu đồng trở lên (đã trừ chi phí), với các diện tích được hỗ trợ vay vốn đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình VietGAP cho thu 40-50 triệu đồng/ha trở lên (tùy từng mùa vụ). Năm 2016, sản phẩm “Cam Sành Hà Giang” được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chỉ dẫn địa lý cho vùng cam thuộc 38 xã ở 3 huyện: Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Thương hiệu cam Hà Giang ngày càng khẳng định uy tín trên thị trường, hàng năm có hàng nghìn tấn cam được tiêu thụ trong các Siêu thị Vinmart, các chợ đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Bắc Ninh… Trên địa bàn tỉnh hình thành 4 cơ sở chế biến cam, với nhiều sản phẩm như: Nước ép cam, tinh dầu cam, nước cam cô đặc…

Tuy nhiên, đến nay diện tích cam toàn tỉnh đã giảm trên 2.700 ha, xuống còn 5.824 ha (cam Sành 3.785,6 ha; cam Vàng 2.038 ha), diện tích cho sản phẩm 5.063,2 ha; năng suất bình quân 130 tạ/ha; sản lượng trên 65.800 tấn. Nhiều chủ vườn phải bỏ cam chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Nguyên nhân ban đầu được các chuyên gia xác định do cây cam bị bệnh vàng lá, thối rễ và chết.

Các chuyên gia Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, hiện tượng cây cam bị vàng lá, thối rễ và chết do 3 nguyên nhân chính, như: Đa phần các hộ trồng cam trên địa bàn tỉnh tự chiết cành làm giống hoặc mua cây giống bằng cành chiết (tỷ lệ cam sử dụng giống chiết cành hiện chiếm 70% tổng diện tích cam toàn tỉnh); với cây giống được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, phần lớn không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo tiêu chuẩn… nên sức chống chịu với các loại sâu, bệnh hại yếu, vì thế sau 3 đến 5 năm, cây bắt đầu có hiện tượng vàng lá, thối rễ.

Ngoài ra, quy trình kỹ thuật canh tác của người dân ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của cây cam. Phần lớn diện tích đất trồng cam trên địa bàn tỉnh không được cải tạo trước khi trồng mới; một số diện tích không nằm trong vùng quy hoạch trồng cam; cây không được tưới nước đủ ẩm trong mùa khô; không sử dụng phân chuồng hoai mục để cải tạo đất hoặc có sử dụng nhưng không đúng kỹ thuật, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… đây là những tác nhân khiến sâu, bệnh hại có cơ hội phát triển làm cây cam suy thoái.

Cùng với đó, vùng trồng cam trên địa bàn tỉnh có 18 loài sâu và 10 loại bệnh gây hại. Đặc biệt là bệnh Tristezra, Greening và bệnh vàng lá thối rễ là 3 bệnh nguy hiểm nhất gây nên tình trạng suy thoái vùng cam, làm suy giảm năng suất từ 20% – 26%.

Dù chịu ảnh hưởng của sâu, bệnh hại, tỉnh ta vẫn xác định xuyên suốt quan điểm tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cam Hà Giang, đặc biệt là cam Sành – cây ăn quả đặc trưng thương hiệu của tỉnh, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển cây cam Sành gắn với phát triển ngành Nông nghiệp hàng hóa đặc trưng nâng cao đời sống, thu nhập, tạo việc làm cho người dân. Nghị quyết số 04 của BTV Tỉnh ủy đặt mục tiêu đến năm 2025: Duy trì ổn định diện tích cam Sành toàn tỉnh 5.000 ha; tập trung thực hiện cải tạo, áp dụng đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và xây dựng chuỗi giá trị liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với diện tích 2.000 ha. Nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu trên đã được xác định và xây dựng từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến ban hành cơ chế, chính sách; hỗ trợ khuyến khích ứng dụng khoa học – công nghệ; hướng dẫn khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; bảo quản, chế biến và quảng bá tiêu thụ sản phẩm…

Nhưng để phát triển bền vững cây cam, khắc phục tình trạng cây cam bị sâu bệnh hại, giảm diện tích và suy thoái, theo Tiến sĩ Cao Văn Chí, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Tình trạng cây cam bị vàng lá thối rễ không chỉ xảy ra ở Hà Giang mà đã diễn ra tại các vùng trồng cam tập trung như Cao Phong (Hòa Bình), Hàm Yên (Tuyên Quang). Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã xác định, hệ quả trên là tất yếu. Vì vậy, muốn khắc phục cần sự vào cuộc của các cấp, ngành chuyên môn và người dân thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, quy trình xử lý sâu bệnh hại; đặc biệt là sự chủ động của những chủ vườn. Nhưng, trước mắt tỉnh cần rà soát, đánh giá toàn diện về sự phát triển cây cam để điều chỉnh, bổ sung những định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn.

Bài, ảnh: Lương Hà





Source link

Cùng chủ đề

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của...

Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15-12, tại Lữ đoàn Công binh 229, Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024). Thiếu tướng Trần Trung Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh chủ trì gặp mặt. Tham dự có Thiếu tướng Đinh Ngọc Tường, Chính ủy Binh chủng Công binh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo...

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của...

Hình mẫu thanh niên thế hệ mới phải phát triển toàn diện trên nền tảng ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phát biểu khai mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh hình mẫu thanh niên trong 5 năm tới phải toàn diện, có bản sắc văn hóa đậm đà. Nhiệm...

Quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội...

(MPI) - Trong 95 năm qua, Đảng ta nỗ lực không ngừng, bám sát tình hình thực tiễn trong nước và thế giới để ban hành các quyết sách, chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để có những thắng lợi vĩ đại, vinh quang, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển vững mạnh, đời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018...

18:19, 16/08/2023 BHG - Chiều 16.8, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Công viên Địa chất toàn cầu (ĐCTC) Unesco Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018 – 2022; triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 – 2027. Các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí...

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

17:35, 14/08/2023 BHG - Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Không ngừng nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới”. Đây là lần đầu tiên trong các Văn kiện của Đảng gắn liền hai khái niệm lãnh đạo và cầm quyền với nhau. Đảng vừa có vai trò lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm lãnh đạo của mình, vừa nắm quyền lực quản lý đất...

Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ

4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 D034F0256FC215A2E053256AA8C0C981 4028eaa57d01d5df017d02319a751162 /multimedia/truyen-hinh/ Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ 4028eaa589e184e00189e567de5a6afb Truyền hình (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=687626948770491&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Source link

Nông nghiệp khẳng định vai trò “trụ cột”

14:36, 16/08/2023 BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 2025 xác định nông nghiệp là một trong ba “trụ cột” chính trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và ngành nông nghiệp giữ thế chủ đạo thực hiện 2 trong 3 đột phá về tạo sinh kế, nâng cao vật chất, tinh thần cho người dân; phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá...

Sau 15-8, bán xe không nộp lại biển số, đăng ký sẽ bị phạt

11:51, 11/08/2023 Theo quy định từ ngày 15-8, khi bán xe chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. Từ ngày 15-8, trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15-8 quy định biển số ô tô, xe máy được...

Bài đọc nhiều

Tổng kết, trao giải cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

13:27, 11/05/2023 BHG - Sáng 11.5, Tỉnh uỷ tổ chức trao giải cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023. Dự buổi trao giải có các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư...

Tích cực chuẩn bị khởi công Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1)

10:40, 23/03/2023 BHG - Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, giai đoạn 1 (Dự án) có ý nghĩa rất quan trọng với tỉnh ta. Bởi đây là dự án đường cao tốc đầu tiên được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ngay từ khi triển khai các trình tự, thủ tục dự án, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của các sở, ngành, các địa...

Rượu Tam Giác Mạch – Hương vị đặc trưng của vùng cao

Rượu tam giác mạch là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng cao Việt Nam, đặc biệt là Hà Giang. Được làm từ hạt tam giác mạch – một loại ngũ cốc đặc trưng của vùng núi cao, loại rượu này mang trong mình hương vị thơm ngon đặc biệt và những câu chuyện văn hóa thú vị.

Loài hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tam giác mạch là một loại cây trồng phổ biến ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ. Hoa tam giác mạch nở vào mùa thu, khi những cánh đồng được bao phủ bởi một tấm thảm màu hồng rực rỡ. Đây là thời điểm du khách đổ về cao nguyên đá Đồng Văn để ngắm hoa và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trong...

Vẻ đẹp Hà Giang

Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi mà mỗi người dân Việt Nam đều hướng về như một phần máu thịt. Những dãy núi sừng sững che chở cho bà con các dân tộc nơi đây hàng nghìn đời. Họ sinh sống trên đá nên thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt nơi này. Không phải ngẫu nhiên mà Hà Giang trở thành điểm đến của những tua du lịch khám phá làm mê đắm lòng...

Cùng chuyên mục

Rượu Tam Giác Mạch – Hương vị đặc trưng của vùng cao

Rượu tam giác mạch là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng cao Việt Nam, đặc biệt là Hà Giang. Được làm từ hạt tam giác mạch – một loại ngũ cốc đặc trưng của vùng núi cao, loại rượu này mang trong mình hương vị thơm ngon đặc biệt và những câu chuyện văn hóa thú vị.

Bí quyết nấu rượu Tam giác mạch đặc sản Hà Giang

Rượu tam giác mạch Hà Giang là một đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất cao nguyên đá. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, rượu tam giác mạch không chỉ là thức uống giải khát mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân. Rượu tam giác mạch được sản xuất thủ công theo phương pháp truyền thống. Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch sẽ được ngâm, nấu chín, trộn với men...

Loài hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tam giác mạch là một loại cây trồng phổ biến ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ. Hoa tam giác mạch nở vào mùa thu, khi những cánh đồng được bao phủ bởi một tấm thảm màu hồng rực rỡ. Đây là thời điểm du khách đổ về cao nguyên đá Đồng Văn để ngắm hoa và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trong...

Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!

(ĐCSVN) - Hà Giang vốn dĩ mùa nào cũng đẹp nhưng vào mùa xuân, khi sắc đào, mận, lê, mộc miên... rộn ràng khoe sắc trên mọi cung đường, trên những ngọn núi, bản làng vùng cao là thời điểm miền cao nguyên đá đẹp nhất. Đó cũng chính là lý do mà nhiều du khách thường rỉ tai nhau: Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!  Đến Hà Giang thời điểm này, du khách mới cảm nhận rõ...

Mới nhất

Cảnh báo ngộ độc khí CO trong mùa đông

Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm...

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Mới nhất