Trang chủDestinationsHòa BìnhThực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố


(HBĐT) – Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng ủy cơ sở 3.184; có 69.190 đảng viên (ĐV), trong đó, ĐV chính thức 67.155 người, ĐV dự bị 2.035 người.

Năm học 2022 – 2023, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ kết nạp được 10 đảng viên là học sinh đang học tại nhà trường.

Nâng cao chất lượng công tác phát triển ĐV là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ và bổ sung cho Đảng đội ngũ ĐV có chất lượng, số lượng thích đáng, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần tạo sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, đồng thời củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình hành động; chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc quan tâm nâng cao chất lượng công tác phát triển ĐV, tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề để thảo luận về công tác kết nạp ĐV, tăng cường việc bồi dưỡng kết nạp Đảng; chỉ đạo các cấp ủy làm tốt việc xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu và bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp ĐV; thực hiện đúng phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền kết nạp ĐV; kết hợp chặt chẽ giữa kết nạp ĐV với quản lý, sàng lọc, kiên quyết đưa những ĐV không đủ tư cách ra khỏi Đảng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng (TCĐ), cấp ủy viên được phân công phụ trách địa bàn với kết quả thực hiện chỉ tiêu kết nạp ĐV trong kiểm điểm, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hàng năm.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phát triển ĐV, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc chú trọng nâng cao chất lượng ĐV mới, xác định đây là yêu cầu xuyên suốt trong quy trình kết nạp Đảng, không chạy theo số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn. Giai đoạn 2016 – 2022, đảng bộ các huyện, thành phố kết nạp được 10.980/12.409 ĐV, đạt 88,48% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, kết quả kết nạp ĐV của các đảng bộ huyện, thành phố năm 2021 là 1.394/1.260 ĐV, đạt 110,63% kế hoạch; năm 2022 kết nạp 1.457/1.390 đảng viên, đạt 104,82% kế hoạch.

Chất lượng ĐV mới được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ trên 90% ĐV mới kết nạp có trình độ văn hóa THPT luôn được duy trì. Số ĐV mới được kết nạp có trình độ chuyên môn ngày càng cao: Năm 2022 có 9 ĐV mới kết nạp có trình độ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ (chiếm 0,55%); 136 ĐV mới kết nạp có trình độ trung cấp (chiếm 8,31%), cao đẳng 173 ĐV (chiếm 10,57%), đại học 772 ĐV (chiếm 47,19%), thạc sĩ 36 ĐV (chiếm 2,2%).

Về cơ cấu phát triển ĐV, ngoài việc tiếp tục quan tâm phát triển ĐV từ nguồn cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị – xã hội, đảng bộ các huyện, thành phố đã chú trọng phát triển ĐV ở các thành phần khác, như: người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố; người lao động trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập…; công tác quản lý ĐV luôn được coi trọng.

Tuy nhiên, phát triển ĐV hiện nay ở một số đảng bộ huyện, thành phố còn bộc lộ hạn chế, bất cập: Chất lượng ĐV tuy có tăng nhưng so với yêu cầu vẫn còn hạn chế. Một bộ phận ĐV tinh thần trách nhiệm chưa cao, cá biệt có ĐV vi phạm nguyên tắc, kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách, trình độ học vấn, năng lực, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn của một số ĐV mới kết nạp chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ ĐV. Tỷ lệ ĐV của TCĐ bị xử lý kỷ luật và xoá tên trong danh sách ĐV còn nhiều. ĐV vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng phải kỷ luật khai trừ, xóa tên, cho ra khỏi Đảng có chiều hướng tăng lên (năm 2022, số ĐV bị khai trừ, xóa tên và xin ra khỏi Đảng 166 người, chiếm 7,09% so với số lượng ĐV mới kết nạp và tăng 1,07% so với năm 2021).

Bên cạnh đó, cơ cấu ĐV chưa hợp lý, việc kết nạp ĐV đối với quần chúng có đạo, công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chưa nhiều (tỷ lệ ĐV theo đạo, ĐV là công nhân lao động trong Đảng bộ tỉnh còn thấp. Đến hết năm 2017, ĐV là người theo đạo chiếm 2,53%, ĐV là công nhân chiếm 5,46% tổng số ĐV của Đảng bộ).

Những hạn chế, bất cập trong công tác phát triển ĐV có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản: Một số cấp ủy Đảng chưa lãnh đạo tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đầu tư vào địa bàn, tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên; trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển ĐV. Bên cạnh đó, còn có cấp ủy, TCĐ chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển Đảng; chưa quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, ĐV, nhất là ĐV trẻ, ĐV mới kết nạp. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy có việc chưa kịp thời, phát hiện vi phạm còn chậm; việc ngăn chặn, xử lý chưa triệt để, chưa đủ sức răn đe; việc khắc phục hạn chế, yếu kém sau thanh tra, kiểm tra còn chậm. Kiểm tra, giám sát TCĐ chưa gắn với kiểm tra, giám sát ĐV để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Chưa có sự phối hợp thường xuyên, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo giữa cấp ủy, chính quyền. Vai trò một số tổ chức chính trị – xã hội chưa đủ mạnh, thiếu giải pháp tập hợp, thu hút đối tượng, chưa chủ động tạo nguồn, bồi dưỡng, giới thiệu những quần chúng ưu tú để TCĐ xem xét.

Việc đánh giá thực trạng chất lượng công tác phát triển ĐV ở các đảng bộ huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng. Phát triển ĐV là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, khắc phục triệt để tình trạng chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng; tăng cường công tác quản lý, giáo dục ĐV; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân của cán bộ, ĐV” nhằm làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác phát triển ĐV là yêu cầu khách quan, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo và công tác tổ chức xây dựng Đảng; lấy việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kết nạp ĐV mới làm tiêu chí để xem xét, đánh giá xếp loại cuối năm của các đảng bộ, chi bộ để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và ĐV, để mỗi ĐV thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, từ đó góp phần tích cực củng cố TCĐ trong sạch, vững mạnh.

Nguyễn Trọng Khiêm

Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh





Nguồn

Cùng chủ đề

Phong tỏa DN huy động vốn trả lãi 50%: Nợ hơn 7.500 người, gốc hơn 3.700 tỷ đồng

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Công ty GFDI ở Đà Nẵng mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng. Chiều 8/11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng đã thông báo thông tin liên quan đến vụ việc tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (Công ty GFDI). Theo cơ quan công an, qua công tác nắm tình hình đã...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững. Sơn La hiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Bài đọc nhiều

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Cùng chuyên mục

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Mới nhất

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Mới nhất