Trang chủNewsThời sựThực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic...

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay

(Dân trí) – Olympic Paris 2024 khép lại và đoàn thể thao Việt Nam không thể có được tấm huy chương nào, thành tích gây thất vọng nếu so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay

Tìm kiếm tấm huy chương Olympic Paris 2024 trong vô vọng

Tham dự Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam có 16 vận động viên (VĐV) góp mặt, trong đó hai VĐV tham dự theo diện đặc cách ở môn bơi và điền kinh. So với kỳ Olympic Tokyo 2020, số lượng VĐV Việt Nam vượt qua vòng loại ít hơn, cho thấy một thực tế là sân chơi Thế vận hội ngày một khốc liệt và Việt Nam không có nhiều VĐV đạt đẳng cấp thế giới.

Nhìn vào số lượng VĐV rất hạn chế tham dự Olympic 2024, việc đòi hỏi thể thao Việt Nam phải có huy chương là không thực tế. Tuy nhiên, những thành tích yếu kém của thể thao Việt Nam ở Thế vận hội 2024 cần được nhìn nhận một cách toàn diện, để từ đó rút ra những bài học cho tương lai.

Thất bại của “kình ngư” Nguyễn Huy Hoàng ở hai nội dung 800m tự do và 1.500m tự do là minh chứng rõ nét nhất. Xác định khó cạnh tranh huy chương, mục tiêu của Huy Hoàng tại Olympic chỉ là vào chung kết. Nhưng ở cả hai nội dung tham dự, kình ngư người Quảng Bình đều có thành tích đáng thất vọng.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 1
Thành tích của Huy Hoàng thấp hơn so với kỳ vọng ở Olympic 2024 (Ảnh: Getty).

Cụ thể, ở nội dung 800m tự do nam, Huy Hoàng về đích với thông số 8 phút 08 giây 39, kém gần 20 giây so với người về đích đầu tiên tại vòng loại là Auboeck Felix (Áo, 7 phút 48 giây 49).

Tại Asiad 19, Huy Hoàng giành huy chương đồng (HCĐ) với thông số 7 phút 51 giây 44. Xa hơn, tại Olympic Tokyo 2020, cũng ở nội dung 800m, kình ngư sinh năm 2000 đạt thông số 7 phút 54 giây 16. Tuy nhiên, từ năm 2024, các chỉ số thành tích của Huy Hoàng bắt đầu “xuống dốc không phanh”.

Ở nội dung 800m tự do, thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của Huy Hoàng là 7 phút 49 giây 67. Như vậy, với những gì thể hiện ở Paris, anh đã giật lùi khoảng 19 giây so với thời đỉnh cao phong độ.

Bước vào nội dung 1.500m tự do nam với quyết tâm “phục thù”, nhưng Huy Hoàng chỉ đạt thành tích 15 phút 18 giây 63, kém rất xa thông số tốt nhất của anh là 14 phút 58 giây 14. Ngay cả khi so với thành tích 15 phút 00 giây 24 ở Olympic Tokyo, “kình ngư” người Quảng Bình cũng kém tới gần 18 giây.

Thất bại của Huy Hoàng sẽ không có gì đáng nói nếu như anh không thua chính mình một cách khó hiểu như vậy. Sau Olympic Paris 2024, những vấn đề của tay bơi số một Việt Nam cần được phân tích kỹ, trong đó đặc biệt là chuyện thiếu chuyên gia đẳng cấp, tập huấn thiếu hiệu quả, tâm lý, chuẩn bị thể lực…

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 2
Đỗ Thị Ánh Nguyệt không thể tạo nên bất ngờ ở môn bắn cung tại sân chơi Olympic (Ảnh: WA).

Ngoài Huy Hoàng, những trận thua của Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh (boxing), Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bắn cung), Hoàng Thị Tình (judo), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi lội), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… cũng đều nằm trong dự đoán, khi trình độ thua xa so với các đối thủ trên thế giới.

Lực sĩ Trịnh Văn Vinh được kỳ vọng rất nhiều ở môn cử tạ hạng cân 61kg nam, nhưng áp lực tâm lý khiến anh thi đấu không thành công. Đô cử Việt Nam thất bại ở cả ba lần cử giật khi đăng ký 128kg, không được tham gia nội dung cử đẩy và rời cuộc chơi sớm hơn dự kiến.

Thể thao Việt Nam cũng có những gương mặt đáng khen ngợi, như sự cố gắng, nỗ lực hết khả năng của Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), hay thành tích tốt nhất lịch sử rowing Việt Nam của Phạm Thị Huệ.

Đặc biệt, Trịnh Thu Vinh (bắn súng) để lại sự tiếc nuối lớn nhất khi xạ thủ nữ Việt Nam hai lần vào chung kết, xếp thứ 4 nội dung 10m súng ngắn hơi và xếp hạng 7 nội dung 10m súng ngắn thể thao.

Nếu có thêm một chút may mắn và tâm lý vững vàng, Thu Vinh hoàn toàn có thể “chạm tay” vào tấm huy chương đồng. Dù không thể giành được tấm huy chương Olympic danh giá nhưng Thu Vinh là điểm sáng nhất của thể thao Việt Nam tại Olympic Paris, xứng đáng được đầu tư quyết liệt hơn nữa hướng tới kỳ Thế vận hội 4 năm tới.

Thể thao Việt Nam ở đâu so với khu vực Đông Nam Á?

Thất bại của thể thao Việt Nam ở Olympic Paris 2024 đã được dự đoán từ trước, nhưng một lần nữa những hạn chế, yếu kém của các VĐV Việt Nam bộc lộ quá rõ, phản ánh trình độ và sự đầu tư kém hiệu quả, chưa tới nơi tới chốn.

Ngay từ vòng loại, chúng ta đã nằm trong top sau của khu vực Đông Nam Á về số lượt VĐV giành vé tới Paris. Chỉ khi nào có một lực lượng hùng hậu tham dự Olympic, khi đó cơ hội tranh chấp huy chương mới khả thi hơn với thể thao Việt Nam.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 3
Trịnh Thu Vinh vẫn ở khoảng cách xa so với các xạ thủ hàng đầu thế giới (Ảnh: Getty).

Tại khu vực, Thái Lan có 51 VĐV vượt qua vòng loại, cao hơn 3 lần so với Việt Nam. Các quốc gia tiếp theo cũng có số VĐV tham dự khá đông là Indonesia (29), Malaysia (26), Philippines (22). Việt Nam chỉ đứng thứ 6 khu vực Đông Nam Á (16), hơn Timor Leste, Lào (4), Brunei, Campuchia (3) và Myanmar (2).

Số lượng VĐV tham dự hạn chế, lại không có môn mũi nhọn thực sự, nên thể thao Việt Nam chủ yếu trông chờ vào may mắn. Đó cũng là lý do mà ngành thể thao thay vì đặt mục tiêu huy chương cụ thể ở môn thể thao hay VĐV nào đó, chỉ đưa ra mục tiêu “phấn đấu có huy chương”, hoặc “vượt lên chính mình”…

Trong khi đoàn thể thao Việt Nam trắng tay thì thể thao Philippines sở hữu hai tấm huy chương vàng (HCV) Olympic 2024 ở môn thể dục dụng cụ của VĐV Carlos Yulo. Philippines cũng có thêm huy chương đồng (HCĐ) của Villegas ở hạng cân 50kg nữ môn boxing.

Thái Lan giành được tấm HCV của Panipak Wongpattanakit ở nội dung 49kg nữ môn taekwondo, huy chương bạc (HCB) đơn nam môn cầu lông của Kunlavut Vitidsarn, HCB cử tạ hạng cân 61kg nam của Theerapong Silachai, HCĐ boxing 55kg nữ của Suwannapheng và HCĐ cử tạ hạng cân 49kg nữ của Surodchana Khambao

Indonesia sở hữu tấm HCV môn leo núi tốc độ của Veddriq Leonardo, HCĐ đơn nữ cầu lông của Gregoria Mariska Tunjung. Malaysia giành được hai tấm HCĐ của Aaron Chia và Soh Wooi Yik (đôi nam cầu lông) và Lee Zii Jia (đơn nam cầu lông).

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 4
Carlos Yulo (Philippines) là vận động viên thành công nhất của Đông Nam Á với 2 tấm HCV Olympic 2024 (Ảnh: Reuters).

Nhìn rộng hơn tại Olympic Tokyo 2020, trong khi thể thao Việt Nam “trắng” huy chương thì đoàn Philippines có 1 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, xếp hạng 50. Thái Lan có 1 HCV, 1 HCĐ, xếp hạng 59. Malaysia giành 1 HCB, 1 HCĐ đứng ở vị trí 74 trên bảng xếp hạng chung cuộc.

Ở sân chơi ít khắc nghiệt hơn rất nhiều so với Olympic 2024 là Asiad 2023, các quốc gia này cũng đều vượt mặt thể thao Việt Nam. Cụ thể, Thái Lan (12 HCV, 14 HCB và 32 HCĐ) đứng thứ 8 châu Á, xếp sau là Indonesia (7 HCV, 11 HCB và 18 HCĐ). Các đoàn thể thao Malaysia, Philippines và Singapore đứng ở các vị trí tiếp theo.

Trong khi đó, Việt Nam xếp thứ 6 Đông Nam Á và thứ 21 châu Á ở Asiad 2023 khi chỉ giành được 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ. Ba tấm HCV của Việt Nam được mang về nhờ công của xạ thủ Phạm Quang Huy (bắn súng), đội tuyển cầu mây nữ 4 người và đội tuyển karate nội dung quyền biểu diễn.

Trong 3 tấm HCV này, chỉ có bắn súng là môn Olympic. Nhưng sau đó Phạm Quang Huy thi đấu không thành công tại các cuộc thi vòng loại, lỡ hẹn với kỳ Thế vận hội diễn ra ở Paris.

Như vậy, từ Asiad tới Olympic, thể thao Việt Nam đều bị 5-6 quốc gia trong khu vực bỏ xa về thành tích. Điều đáng nói là Việt Nam dẫn đầu SEA Games hai kỳ liên tiếp (2022 và 2023), chưa bao giờ nằm ngoài top 3 khu vực, nhưng cứ lên tầm châu Á và thế giới lại “hít khói” các đối thủ trong khu vực.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 5

Thể thao Việt Nam từng có Trần Hiếu Ngân (HCB taekwondo ở Olympic 2000), Hoàng Anh Tuấn (HCB cử tạ ở Olympic 2008), Trần Lê Quốc Toàn (HCĐ ở Olympic 2012), Hoàng Xuân Vinh (HCV và HCB bắn súng ở Olympic 2016) được vinh danh ở đấu trường thế giới. Tuy nhiên ở hai kỳ Olympic liên tiếp ở Tokyo (2020) và Paris (2024), chúng ta gây thất vọng khi “trắng” huy chương.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam

Như đã phân tích, với số lượng VĐV vượt qua vòng loại rất hạn chế, lại không có mũi nhọn, việc thể thao Việt Nam gặp khó ở sân chơi Olympic là điều tất yếu. Nhưng chẳng lẽ cứ hết kỳ này tới kỳ khác chúng ta phải chấp nhận sự yếu kém này, trong khi các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam có dấu hiệu bứt lên, hoặc ít nhất không rơi vào cảnh “tay trắng”.

Sự đánh giá về thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic 2024 phải mang tính tổng thể, nhìn thẳng vào những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong suốt nhiều năm qua.

Có thể nhìn thấy rất rõ ở nhiều kỳ SEA Games gần đây, các quốc gia hàng đầu Đông Nam Á đã không còn quá chú trọng, chủ yếu cử VĐV trẻ và không tham dự các môn thể thao “ao làng”. Họ có xu hướng bỏ dần SEA Games và tập trung đầu tư cho Asiad, Olympic.

Thể thao Việt Nam vẫn coi SEA Games là đấu trường lớn nhất, tham dự với số lượng VĐV hùng hậu, luôn đặt mục tiêu tranh ngôi đầu. Ở SEA Games 2023, Việt Nam xếp nhất toàn đoàn, tổng cộng 355 huy chương, trong đó có 136 HCV, 105 HCB, 114 HCĐ. Kết quả này vượt xa chỉ tiêu “khiêm tốn” đề ra là giành từ 90 đến 120 HCV và lọt vào top 3 toàn đoàn.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 6
Việt Nam vẫn không thể thành công ở các môn thể thao mũi nhọn như bơi, điền kinh (Ảnh: Quý Lượng).

Đây cũng là thành tích lịch sử của thể thao Việt Nam khi lần đầu tiên giành vị trí nhất toàn đoàn tại một kỳ SEA Games tổ chức ở quốc gia khác. Trước đó, Việt Nam hai lần giành vị trí nhất toàn đoàn khi SEA Games 2003 và SEA Games 2022 tổ chức trên sân nhà.

SEA Games 32 thắng lợi và chỉ sau vài tháng, thể thao Việt Nam thất bại tại Asiad ở Hàng Châu (Trung Quốc). Thực tế việc giành 3 HCV ở Asiad 2023 là hoàn thành chỉ tiêu (2 đến 5 HCV), nhưng khó có thể xem đây là kết quả làm hài lòng người hâm mộ.

Từ những nghịch lý “dẫn đầu SEA Games nhưng thua xa ở Asiad và Olympic” hết lần này tới lần khác, thể thao Việt Nam dường như vẫn chưa rút ra bài học, có được hướng đi đúng và hiệu quả.

Chúng ta vẫn đầu tư dàn trải cho các môn thể thao khu vực theo kiểu “3 trong 1”, tức là đầu tư cho SEA Games và hướng tới Asiad và Olympic. Cách làm này rõ ràng là không thu được kết quả. Trường hợp của cựu VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên là ví dụ điển hình nhất cho sự đầu tư chạy theo thành tích khu vực.

Với số tiền chi cho Ánh Viên hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm, ngành thể thao thay vì giúp VĐV người Cần Thơ tập trung vào 1-2 nội dung thế mạnh để tranh huy chương Asiad hay thế giới, lại biến cô thành một cái “máy gặt vàng” ở sân chơi SEA Games (tổng số 25 HCV). Hậu quả là Ánh Viên sau khi bước qua thời đỉnh cao cũng chỉ đạt tới tầm khu vực, dù giới chuyên môn đánh giá cô hoàn toàn có thể “vượt ngưỡng”.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 7
Nguyễn Thị Thật (đỏ) xếp hạng 73/93 vận động viên ở nội dung xe đạp đường trường nữ 158km tại Olympic 2024 (Ảnh: Getty).

Ngoài sự đầu tư thiếu trọng điểm, bệnh thành tích, thì những hạn chế, yếu kém về cơ sở vật chất, thiếu ứng dụng công nghệ, khoa học, dinh dưỡng trong thể thao, không huy động được các nguồn lực từ xã hội (xã hội hóa thể thao) cũng là những nguyên nhân chính khiến thể thao Việt Nam đi xuống.

Tận mắt chứng kiến những nơi tập luyện của VĐV Việt Nam mới thấy họ phải vượt khó như thế nào để có thể theo đuổi nghiệp thể thao. Có những môn như thể dục dụng cụ, bóng bàn, bơi, bắn súng… thiết bị tập luyện mua từ năm 2003 nhưng không được thay mới, chủ yếu là “giật gấu, vá vai”, có sao dùng vậy. Thu nhập của các VĐV dù là đội tuyển quốc gia nhưng hầu hết chỉ là vài triệu đồng…

Thực tế, sự xuống cấp, thiếu thốn cơ sở vật chất, dinh dưỡng, y tế, ứng dụng công nghệ… khó có thể đổ hết lỗi cho các nhà quản lý thể thao nước nhà. Cần biết rằng mỗi năm, ngành thể thao chỉ được nhà nước rót khoảng 800 tỷ đồng. Số tiền này chỉ đủ đáp ứng cơ bản về các chế độ, ăn uống, tập huấn, chứ khó có thể đầu tư trọng điểm như các quốc gia khác.

Thể thao Việt Nam vốn đã khó khăn, VĐV chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh thì cực chẳng đã, những năm qua, một vài câu chuyện buồn từ sự ăn chặn tiền ăn, tiền lương ở môn bóng bàn, thể dục dụng cụ được phanh phui chính là vết đen trong sự phát triển của thể thao nước nhà.

Ông Đặng Hà Việt, Cục trưởng Cục Thể dục thể thao từng thừa nhận việc phát triển thể thao thành tích cao không phải chỉ trong ngày một, ngày hai.

Để có nhà vô địch Olympic và châu Á, chúng ta cần có một quá trình cần một hệ thống bài bản, từ việc phát triển giáo dục thể chất rồi việc xác định môn nào là trọng điểm, cần phải có hệ thống tuyển chọn ở 63 tỉnh, thành và gần như ngay ở các cấp, từ cấp tiểu học đã phải có hệ thống thi đấu, từ đó mới lựa chọn được nhiều tài năng cho thể thao Việt Nam.

Thực trạng buồn của thể thao Việt Nam sau hai kỳ Olympic trắng tay - 8
Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Đặng Hà Việt (Ảnh: Quý Lượng).

Thể thao Việt Nam cũng cần một quy trình toàn diện, khoa học và bài bản, từ khâu tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, hồi phục, phòng tránh điều trị chấn thương và đội ngũ khoa học với trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá VĐV, phân tích đối thủ và đặc biệt các môn thể thao trọng điểm cần có hệ thống thi đấu từ cấp tiểu học.

“Các nền kinh tế lớn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của thể thao thành tích cao. Đó là sự đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, việc kêu gọi các nguồn tài trợ đầu tư cho thể thao thành tích cao.

Để thành tích của thể thao được như mong muốn, chúng ta cần thêm nhiều yếu tố từ đầu tư tới công tác đào tạo, tuyển chọn, hệ thống các giải đấu”, ông Đặng Hà Việt nhấn mạnh.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-thao/thuc-trang-buon-cua-the-thao-viet-nam-sau-hai-ky-olympic-trang-tay-20240805152323648.htm

Cùng chủ đề

Nam sinh lớp 11 giành Huy chương Vàng Olympic quốc tế và tin nhắn đặc biệt của người mẹ

Khi chỉ còn 18 phút nữa là kết thúc cuộc thi, chị Huyền đã không thể kìm lòng và nhắn cho Bách một tin nhắn dù biết con sẽ không đọc được. Nhưng người mẹ hy vọng sợi dây giao cảm sẽ mang đến điều kỳ diệu. Hoàng Xuân Bách (học sinh lớp 11, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa mang về tấm Huy...

Việt Nam nằm trong tốp 4 nước dẫn đầu tại Olympic Tin học quốc tế 2024

Điều đặc biệt tại Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm 2024 là 4 học sinh tham gia dự thi và giành huy chương (2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng) đều là học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2 học sinh đạt Huy chương Vàng là em Phạm Công Minh (lớp 12), Hoàng Xuân Bách (lớp 11); học sinh đạt Huy chương Bạc là...

Việt Nam lọt top 4 Olympic Tin học quốc tế với 100% thí sinh đoạt huy chương

Cả 4 học sinh đoạt huy chương danh giá tại Olympic Tin học quốc tế 2024 đều đến từ Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Với kết quả 100% thí sinh đoạt huy chương, Đội tuyển IOI quốc gia Việt Nam đứng trong nhóm 4 nước và vùng lãnh thổ đạt kết quả cao nhất theo bảng tổng sắp huy chương, sau các nước Mỹ,...

Một trường chuyên có 4 học sinh cùng giành huy chương Olympic Tin học quốc tế

Tham gia Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm nay, đội tuyển quốc gia Việt Nam 4/4 học sinh đoạt huy chương, gồm: 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng. Đáng chú ý, cả 4 học sinh này đều học chung trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa học tự nhiên (Hà Nội).Học sinhHuy chươngPhạm Công MinhLớp 12 trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa...

Nữ VĐV Olympic 2024 bị bạn trai thiêu sống đã tử vong

Donald Rukare, Chủ tịch Ủy ban Olympic Uganda, cho biết trong một bài đăng trên X: "Chúng tôi đã biết về sự ra đi đáng buồn của vận động viên Olympic Rebecca Cheptegei... sau cuộc tấn công tàn nhẫn của bạn trai cô ấy". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ngân hàng bất ngờ “khai tử” toàn bộ giao dịch thẻ từ

ACB thông báo sẽ ngừng giao dịch trên toàn bộ thẻ từ (quốc tế và nội địa) từ ngày 4/9. Việc chuyển đổi toàn bộ thẻ từ sang chip sẽ có độ bảo mật cao hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro mất tiền. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) mới đây vừa thông báo ngừng giao dịch trên toàn bộ thẻ từ (thẻ quốc tế và nội địa) từ ngày 4/9. Thông báo trên được ACB thực...

Đà Nẵng hỗ trợ 25 tỷ đồng, chi viện các địa phương bị thiệt hại do bão Yagi

Ngày 9/9, UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, để kịp thời hỗ trợ, chia sẻ, động viên các địa phương đang chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi), lãnh đạo thành phố đã cử 4 đoàn công tác đến thăm hỏi và hỗ trợ khoảng 25 tỷ đồng để các địa phương khắc phục một phần hậu quả bão, lũ.Đồng thời, cử 2 đội công tác hỗ trợ cắt, tỉa, dọn dẹp cây xanh...

Hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn giữ tiền khư khư

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9), không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán nặng nề và buồn tẻ. Với 282 mã giảm và 104 mã tăng trên HoSE, VN-Index giảm 6,23 điểm tương ứng 0,49% còn 1.267,73 điểm. VN30-Index giảm 8,24 điểm tương ứng 0,63%.Trong khi đó, HNX-Index điều chỉnh 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index mất 0,36 điểm tương ứng 0,39%. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với 487 mã...

Sân Mỹ Đình bị bão Yagi càn quét, ngổn ngang trước trận Việt Nam – Thái Lan

Siêu bão Yagi đã khiến cho nhiều cây đổ ở khu vực khán đài C sân Mỹ Đình (Ảnh: Minh Quân).Cây đổ la liệt nhưng vẫn chưa được thu dọn ở thời điểm một ngày trước trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan (Ảnh: Minh Quân).Sức gió quá lớn khiến cho cây bật gốc, kéo theo một số dây điện và các dây kỹ thuật bị ảnh hưởng (Ảnh: Minh Quân).Kính bị vỡ trước sức...

Tổng giám đốc EVNCPC khen thưởng nhóm công nhân cứu người bị điện giật

Trong thư khen, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) Ngô Tấn Cư viết: "Tôi rất vui mừng và tự hào khi biết về hành động dũng cảm, nhanh trí và hết lòng cứu người của anh trong sự cố xảy ra vào tối ngày 7/9 vừa qua. Nhờ sự bình tĩnh và thành thạo trong kỹ năng hồi sức ban đầu, anh đã cứu sống một người dân bị điện giật tại thị...

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Hàng loạt công viên tại Hà Nội ngổn ngang cây gãy đổ sau bão Yagi

TPO - Các công viên ở Hà Nội ngổn ngang sau bão, cây cối đổ rạp như một khu rừng rậm. Các đơn vị đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.  Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 8/9 bị cây đổ chặn gần hết lối vào Nhiều khu vực tường rào bị đổ sập Khung cảnh bên trong không khác gì khu rừng, vô cùng ngổn ngang Một số người đi bộ tập...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nhân chứng bàng hoàng

Sáng 9/9, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Thọ xác nhận với VietNamNet, do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Phong Châu vừa bị sập.  "Tôi đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể", ông Giang thông tin.  Đại diện Cục...

Cùng chuyên mục

Ngập sâu ở Hoài Đức, Quốc Oai, phương tiện đi hướng nào cho an toàn, thuận tiện?

Sau bão số 3, hiện một số tuyến đường tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức bị ngập úng, Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông tại các vị trí này để đảm bảo an toàn đi lại cho người dân.   Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, trên địa bàn huyện Quốc Oai, các vị trí ngập, không đảm bảo giao thông an toàn cho phương tiện lưu thông trên đường...

Khắc phục hậu quả bão số 3: An toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết

Với phương châm, an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, các địa phương đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3. Ổn định cuộc sống Thị trấn Mộc Châu (huyện Mộc Châu) là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề của hoàn lưu bão số 3. Hiện, cấp ủy, chính quyền địa phương đang triển khai phương châm “4 tại...

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2387/QĐ-BCT ngày 6/9/2024 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình...

SHB tăng cường “điểm chạm số” cho khách hàng doanh nghiệp

Các dịch vụ, nền tảng số như SHB Corporate Mobile giúp khách hàng tối ưu thời gian xử lý các tác vụ tài chính, phê duyệt các lệnh chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn, nắm bắt tốt hơn các cơ hội kinh doanh. Thời gian qua, SHB liên tục bổ sung các tính năng mới trên nền tảng SHB Corporate online cho doanh nghiệp như bán ngoại tệ online, tăng cường bảo mật…, qua đó...

Chuyên gia địa chất chia sẻ cách nhận diện nguy cơ sạt lở đất để phòng tránh

Khi thấy dấu hiệu của sạt lở đất (như mặt đất phồng lên, âm thanh lạ trong lòng đất; vết nứt nền, tường nhà), người dân cần thực hiện ngay các phương án phòng tránh, di dời kịp thời.   Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), miền Bắc đang phải hứng chịu mưa lớn, nhiều nơi "chìm" trong mênh mông biển nước, gây ảnh hưởng nặng nề. Theo dự báo của cơ quan khí tượng, nhiều...

Mới nhất

Ông Trump dọa bỏ tù quan chức gian lận bầu cử 2024

Ông Trump hâm nóng không khí trước cuộc tranh luận với bà Harris, dọa rằng nếu đắc cử ông sẽ truy tố các quan chức gian lận trong cuộc bầu cử năm nay.   Cựu tổng thống Mỹ phát biểu tại cuộc họp báo ở New York ngày 6-9 - Ảnh: REUTERS Cuối tuần qua, ông Trump tuyên bố nếu đắc cử, ông sẽ...

Viettel Haiti: Khi trái tim chiến thắng bạo lực

Cuối năm 2023, sau 12 năm kinh doanh, Natcom - thương hiệu Viettel tại Haiti vươn lên vị trí số 1 về thị phần. 8 tháng đầu năm 2024, Natcom bứt phá tăng trưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22% so với cùng kì năm 2023. Haiti từng là dự án “thử thách khắc nghiệt nhất” của Viettel...

Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tối 9/9, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, cùng ngày Bộ có công văn gửi các Sở...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc hội Nga

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 9/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga V.V. Volodin đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch V.V. Volodin nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên sang thăm Liên...

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng kiểm tra, chỉ đạo, động viên bộ đội khắc phục lũ lụt tại Yên Bái

Chiều 9-9, Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, chỉ đạo, động viên bộ đội, dân quân tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Yên Bái. Tham gia đoàn công tác có Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư...

Mới nhất