Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThực tiễn, tồn tại và những gợi mở

Thực tiễn, tồn tại và những gợi mở


Nền nghệ thuật phong phú, đa dạng, độc đáo, chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc

Sáng 30/6, tại TP.HCM, Viện Văn hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh đương đại vì sự phát triển bền vững”. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương- Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên- Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM cùng chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú- Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhà văn Bùi Anh Tấn- Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, nghệ sĩ Lê Nguyên Hiều- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM, TS. Mai Thị Thùy Hương- Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, các diễn giả, nhà khoa học tới từ các trường, các viện nghiên cứu, cùng các đại biểu, những nhà nghiên cứu khoa học, học giả… tại TP.HCM.

Hội thảo được tổ chức nhằm tìm hiểu và nghiên cứu, củng cố cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh đương đại vì sự phát triển bền vững, là một phần thuộc Đề án Khoa học và công nghệ cấp Quốc gia Phát triển nghệ thuật ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia có nền nghệ thuật vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo và chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc. Cùng với lịch sử của dân tộc, nghệ thuật Việt Nam phát triển không ngừng và đến nay đã đạt được nhiều thành quả nhất định.

Tuy nhiên, dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng trước bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sự cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia trên trường quốc tế đang ngày càng gay gắt hiện nay, sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ra.

Từ thực tiễn này, TS. Nguyễn Xuân Tiên đặt vấn đề “đòi hỏi văn hóa và nghệ thuật Việt Nam phải có cách nhìn mới, những chủ trương mới và sự chỉ đạo, định hướng quyết liệt để khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh của ngành, thúc đẩy nền nghệ thuật quốc gia phát triển sao cho xứng đáng với vai trò, vị trí vốn có của nó.”

TS. Nguyễn Xuân Tiên cũng khẳng định: “Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống mang tính liên ngành và tiếp cận nghệ thuật theo chiều kích khác nhau với mục tiêu phát triển nghệ thuật Việt Nam vì sự phát triển bền vững là vô cùng cần thiết và cấp bách”.

Hội thảo tập trung các vấn đề chính như: Lịch sử nghiên cứu, các lý thuyết, quan điểm tiếp cận và các khái niệm liên quan đến phát triển nghệ thuật gắn với phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam; Xu hướng, nguyên tắc và phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá sự phát triển bền vững trên thế giới và tại Việt Nam; Hệ thống quan điểm, đường lối và khuôn khổ chính sách phát triển nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh đương đại hướng tới phát triển bền vững; Nhận diện các yếu tố tác động đến sự phát triển nghệ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại hướng tới phát triển bền vững.

Phát triển nghệ thuật Việt Nam: Thực tiễn, tồn tại và những gợi mở - Ảnh 1.

Hội thảo nhận được sự quan tâm của các diễn giả, đại biểu tại TP.HCM

Phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong thời đại mới cần cách nhìn đổi mới

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề liên quan tới chủ đề của Hội thảo. Nhiều tham luận do các diễn giả trình bày tại Hội thảo cũng vượt qua những “rào cản” về mặt lý thuyết đi thẳng tới thực tiễn hôm nay.

Từ quan điểm một nhà nghiên cứu chính sách, TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa đã đưa ra 3 mô hình tiếp cận: nghệ thuật trong sự phát triển bền vững, nghệ thuật vì sự phát triển bền vững và nghệ thuật như là sự phát triển bền vững. Với cách tiếp cận này cho thấy, hiện nay đã có sự vượt ra ngoài tư duy đơn thuần, “nghệ thuật với tư cách là nòng cốt của văn hóa được khẳng định là một trong những lĩnh vực có đóng góp xuyên suốt vào việc đạt được các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường”. TS. Thanh Hoa cũng khẳng định, phát triển nghệ thuật thể hiện một quá trình toàn diện, tích hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa với sự tham gia của rất nhiều chủ thể liên quan đến việc sáng tạo, phân phối và hưởng thụ nghệ thuật.

Lấy minh chứng thực tế phát triển nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay, TS. Nguyễn Xuân Tiên đưa ra nhận định, muốn phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong thời đại mới cần có cách nhìn đổi mới về tư duy quản lý xã hội, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, môi trường hoạt động, quảng bá tác phẩm, nhận thức, trách nhiệm của người nghệ sĩ, nâng tầm thẩm mĩ của công chúng… từ đó văn nghệ sĩ mới có nhiều “đất dụng võ”, sáng tác được nhiều tác phẩm, cống hiến nhiều cho đất nước, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam phát triển bền vững và phát triển một cách đồng bộ, không cục bộ.

Tại Hội thảo, PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hương với những dẫn chứng thực tế đã cho thấy một phần hiện trạng nghệ thuật công cộng tại Việt Nam, dù đây là một khái niệm mới xuất hiện tuy nhiên trong thực tiễn, các công trình nghệ thuật công cộng ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển. Trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận thì khái niệm này cũng mới được quan tâm chưa lâu, bởi vậy, TS. Mỹ Hương cho rằng, các nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật và nghệ thuật công cộng thực tế chưa theo kịp tốc độ phát triển của các tác phẩm nghệ thuật công cộng ở Việt Nam.

Nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam trong thời đại kỹ thuật số, PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm đưa ra nhìn nhận, hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số, cạnh tranh số. Nếu không nhìn nhận đến những mặt tiêu cực của khoa học công nghệ mà sử dụng khoa học công nghệ như một phương tiện thì những ứng dụng đó sẽ vô cùng ích lợi, không chỉ đối với hoạt động âm nhạc đương đại mà còn là những đóng góp cho phát triển bền vững và phù hợp với thời đại.

Trong điện ảnh- một lĩnh vực là tổng hòa của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, tuy nhiên, PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú đã chỉ ra những bất cập về mặt cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này. “Cần làm gì để công nghiệp điện ảnh Việt Nam thực sự phát triển bền vững”, PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú giải đáp bằng 7 giải pháp sau khi tham chiếu các nền điện ảnh phát triển trên thế giới như, Nhà nước thường xuyên quan tâm đồng hành cùng chiến lược xây dựng các tập đoàn điện ảnh; đầu tư toàn diện cho điện ảnh; tích cực phát hiện, nâng đỡ cho các ý tưởng điện ảnh…; cần quan tâm đặc biệt đến chiến lược quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu phim qua truyền thông; đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng, thay đổi đần thói quen thưởng thức của khán giả…; kiến tạo một hệ sinh thái với hệ thống rạp chiếu, công ty sản xuất, phát hành phim… mở rộng phát hành phim trên các nền tảng xuyên biên giới, truyền hình trả tiền… để tiếp cận nhiều hơn với khán giả; khắc phục tình trạng manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến việc đầu tư phát triển không hiệu quả.

Thảo luận tại Hội thảo, nghệ sĩ Lê Nguyên Hiều- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, nhà văn Bùi Anh Tấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Phạm Bình An, TS. Trần Thành Nam- Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, ông Lê Hữu Luận- nguyên Giám đốc Nhà hát TP.HCM, TS. Đoàn Minh Ngọc (ĐH Mỹ thuật TP.HCM), TS. Nguyễn Hồ Phong (ĐH Văn hóa TP.HCM) đã chỉ ra những thực tế, các vấn đề, bất cập, đổng thời nêu ý kiến và gợi mở các giải pháp trong các hoạt động nghệ thuật của lĩnh vực mình tham gia.

Phát triển nghệ thuật Việt Nam: Thực tiễn, tồn tại và những gợi mở - Ảnh 2.

Nghệ thuật được coi là một giá trị nội tại vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững

Các thế hệ nghiên cứu thể hiện tinh thần chung đều vì sự phát triển bền vững

Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương một lần nữa nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Hội thảo trong quá trình thực hiện Đề án Khoa học và công nghệ cấp Quốc gia Phát triển nghệ thuật ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, phần Cơ sở lí luận và thực tiễn luôn là vấn đề khó, hóc búa, ở tầm vĩ mô, tuy nhiên phần này đã được các nhà nghiên cứu ở các thế hệ khác nhau cùng nghiên cứu và trình bày tại Hội thảo, thể hiện tinh thần chung của các thế hệ đều vì sự phát triển bền vững, có nền tảng, có thực tiễn, vì sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh đương đại.

Các ý kiến tại Hội thảo cũng đặt ra vấn đề: Làm thế nào để đưa ra các giải pháp cho phát triển nghệ thuật Việt Nam phải đứng vững trong bối cảnh đương đại, vì sự phát triển bền vững, thể hiện nội lực dân tộc trong sự kết nối với quốc tế.

Từ các đề xuất tại Hội thảo, trong thời gian tới, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam sẽ kiến nghị Viện Nghiên cứu văn hóa và Phát triển tiếp tục tổ chức 1 Hội thảo liên quan đến các vấn đề về cơ hội, thách thức, giải pháp hình thành Thành phố sáng tạo đối với TP.HCM. Đồng thời đề nghị các cơ quan, tổ chức, các đại biểu tiếp tục đồng hành để các giải pháp được hệ thống hoá, đồng thuận.

Một nội dung cũng được Viện trưởng Nguyễn Thị Thu Phương đề cập đến là, cần tập trung vào các giải pháp liên quan sửa đổi Luật Đầu tư để làm sao các lĩnh vực nghệ thuật trở thành ưu tiên trong Luật Đầu tư. Đồng thời, Nghị quyết 90, liên quan xã hội hoá, sẽ được thể hiện vào cơ chế đặc thù của TP.HCM, phát triển lĩnh vực nghệ thuật của Thành phố, trở thành tiêu điểm của các thành phố khác của Việt Nam.

Viện trưởng cho rằng các chính sách của Đảng, Nhà nước cần phải tiếp cận các yêu cầu phát triển bền vững và gắn với sức mạnh nghệ thuật truyền thống cũng như xu hướng nghệ thuật đương đại, ứng dụng một cách chủ động các tiến bộ KHCN. Bên cạnh đó, chú trọng các giải pháp liên quan đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam, nhất là các trung tâm như TP.HCM.

Các nội dung được Viện trưởng đề cập đến như: các vấn đề liên quan đến Việt Nam gắn chặt với giải pháp nâng cao nhận thức, đa dạng hoá, truyền thông, cố gắng làm những việc này một cách đa dạng, thực chất, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Chuyển đổi cách nhìn nhận về vấn đề này đối với các chủ thể quản lý lĩnh vực liên quan tại địa phương…

“Các thành phần ngồi đây cùng kết nối với nhau để tạo ra những xung lực kết nối, kéo các chủ thể quản lý Nhà nước tham gia vào câu chuyện này”, Viện trưởng nói, đồng thời cho hay, các ý kiến tại Hội thảo sẽ được BTC tiếp nhận, hệ thống lại để có những công văn, đề xuất với UBND TP.HCM, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Sở VHTT… Tất cả cùng chung 1 chuyển động để từ mô hình TP.HCM sẽ mở ra những giải pháp mang tính tổng thể để phát triển./.



Nguồn: https://toquoc.vn/phat-trien-nghe-thuat-viet-nam-thuc-tien-ton-tai-va-nhung-goi-mo-20240630192037299.htm

Cùng chủ đề

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Chủ tịch BIM Group qua đời

Theo đại diện BIM Group, lễ viếng sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia vào ngày 10/11 ở số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.Theo BIM Group, công ty cam kết sẽ nỗ lực, tiếp tục phát huy các giá trị mà ông Đoàn Quốc Việt đã đặt nền móng. Hiện tại, ông Đoàn Quốc Huy - con trai ông Việt - giữ vai trò Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn.Ông Đoàn...

Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025

(Tổ Quốc) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 là sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc với nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn, góp phần thu hút, phục vụ người dân và du khách đến thành phố nhân dịp đón năm mới 2025. ...

Người dân Trung Quốc háo hức với nhạc cụ truyền thống của Việt Nam

(Tổ Quốc) - Lễ hội Văn hóa - Du lịch Việt Nam tổ chức tại Trung Quốc với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, các nghệ sĩ Việt Nam đã mang nhiều nhạc cụ truyền thống đến gần hơn với người dân thành phố Trùng Khánh. ...

Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia

Với hai sự kiện được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia trong năm 2024, chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện trên bản đồ thế giới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những khoảnh khắc ấn tượng trong lễ bế mạc LHP Quốc tế Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Tối 11/11, Lễ Bế mạc Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội - HANIFF 2024 - đã khép lại với nhiều giải thưởng được trao cho những bộ phim, cá nhân xuất sắc tại Nhà hát Hồ Gươm. ...

Giới thiệu phim hoạt hình “Người thầy của muôn đời”

(Tổ Quốc) - Ngày 17/11, Nhà Văn hóa Điện ảnh tại TP.HCM (Viện Phim Việt Nam) phối hợp cùng Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM tổ chức Chương trình Điện ảnh chuyên đề "Phim Hoạt hình với trẻ thơ" tháng 11/2024 thông qua hoạt động Giới thiệu, chiếu phim hoạt...

Điện ảnh Việt cần gì để có tác phẩm đỉnh cao?

(Tổ Quốc) - Điện ảnh Việt gần đây đã khởi sắc với khá nhiều bộ phim đạt doanh thu trăm tỉ, đồng thời cũng cân bằng yếu tố giải trí và nghệ thuật, đề cập những câu chuyện nhân văn, mang tính thời đại. Tuy nhiên, để có những tác phẩm...

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

Bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Phim Iran thắng lớn

(Tổ Quốc) - Tối 11/11, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”. ...

Mẹ chồng bỗng dưng bảo cho căn nhà, tôi ngỡ ngàng khi nghe bà tiết lộ cuộc trò chuyện với thông gia lúc đêm...

Tôi không ngờ bố mình lại nói câu như thế về con gái mình với ông bà thông gia… ...

Ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Tích Tường

Hội NCT xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức lễ ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Tích Tường. Theo đó, CLB LTHTGN thôn Tích Tường được chia làm 8 tổ, tương ứng các mảng hoạt động theo quy chế, gồm tổ tăng thu nhập, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, tổ tư vấn và chăm sóc sức khỏe, tổ vận động nguồn lực, bảo vệ quyền và...

2 anh tài vắng mặt tại concert ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ sắp diễn ra là ai?

Mới đây, nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai thông báo về sự vắng mặt của 2 anh tài Thành Trung và Liên Bỉnh Phát tại concert 2. Lý do được đưa ra bởi lịch trình đã được sắp xếp từ trước nên đây là tình thế “bất khả kháng”."Vì lý do lịch trình cá nhân đã sắp xếp từ trước, anh tài Thành Trung và anh tài Liên Bỉnh Phát rất tiếc sẽ không thể...

Mới nhất

Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván

Vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội, thời gian rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng từ tháng 11-2024 và các năm tiếp theo. Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch...

Samsung Electronics chia sẻ hơn 100 bằng sáng chế với các doanh nghiệp nhỏ

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết tập đoàn Samsung Electronics đã chia sẻ hơn 100 bằng sáng chế với các công ty nhỏ hơn như một phần trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng chung. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày...

Việt Nam lọt top 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á

Tạp chí World Expeditions vừa công bố danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á, trong đó Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 2. Cảnh quan ấn tượng, lịch sử và nền văn hóa phong phú là những yếu tố khiến Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn trong mắt nhiều du...

Israel tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán ngừng bắn ở Lebanon

(ĐCSVN) – Ngày 11/11, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Gideon Saar thông báo các nỗ lực ngoại giao trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Lebanon đã có tiến triển, cho dù phía Hezbollah khẳng định chưa hề nhận được bất kỳ đề xuất ngừng bắn nào. ...

(Trực tiếp) Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn

Sáng ngày 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai về y tế. Sau đó, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh...

Mới nhất