‘Bên cạnh việc bổ sung sắt từ thịt bò, việc lựa chọn các thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao vừa giúp bữa ăn thêm phong phú vừa bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bao nhiêu cholesterol mỗi ngày là tốt cho sức khỏe?; Dấu hiệu cảnh báo đang tập yoga quá sức; Dấu hiệu đau ở tay cảnh báo tổn thương thần kinh…
Những thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò giúp tăng cường sức khỏe
Bên cạnh việc bổ sung sắt từ thịt bò, việc lựa chọn các thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao vừa giúp bữa ăn thêm phong phú vừa bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể.
Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thảo Nguyên (Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, việc bổ sung sắt đúng cách giúp giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, tê tay, chân, cải thiện khả năng tập trung… Đây là những triệu chứng phổ biến khi cơ thể thiếu hụt khoáng chất quan trọng này. Bên cạnh việc lựa chọn thịt bò để cung cấp sắt thì chúng ta có nhiều nguồn thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng sắt rất dồi dào.
Hải sản. Trai, sò và hàu là các loại hải sản đứng đầu bảng xếp hạng về hàm lượng sắt. Riêng sò có thể cung cấp tới 28 mg sắt/100 g, cao gấp 10 lần so với thịt bò (khoảng 2,7-3.1 mg sắt/100 g). Đây là nguồn sắt từ động vật, cơ thể dễ hấp thụ nhiều hơn so với sắt từ thực vật. Ngoài ra, các loại cá như cá ngừ hay cá thu cũng bổ sung từ 1-2 mg sắt/100 g, đồng thời giàu omega-3, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và não bộ.
Các loại rau xanh. Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, rau cũng có hàm lượng sắt đáng kể. Rau bina (rau chân vịt) chứa khoảng 3,6 mg sắt/100 g, vượt trội hơn thịt bò. Các loại rau khác như cải xoăn, bông cải xanh không chỉ bổ sung 1 mg sắt/100 g mà còn chứa vitamin C, hỗ trợ hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.1.2025.
Dấu hiệu cảnh báo đang tập yoga quá sức
Yoga là loại bài tập giúp tăng cường độ dẻo dai, sức khỏe và giải tỏa căng thẳng rất tốt. Nhưng nếu tập quá mức hay sai phương pháp sẽ dẫn đến đau đớn, kiệt sức, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ chấn thương.
Các chuyên gia cho biết tập yoga sẽ giúp người tập cải thiện sức khỏe và kiểm soát căng thẳng. Một số động tác yoga không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn cả sức mạnh.
Nhưng nếu tập luyện quá sức thì yoga có thể không mang lại lợi ích, thậm chí còn tăng nguy cơ chấn thương. Những dấu hiệu cảnh báo người tập yoga đang quá sức gồm:
Đau nhức. Đau nhức cơ dai dẳng là dấu hiệu thường gặp cảnh báo đang tập yoga quá sức. Ngoài ra, cơ thể người tập cũng có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Không nghỉ ngày nào. Mọi môn thể thao, đặc biệt là các môn đòi hỏi vận động cường độ cao, đều cần nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần. Tuy nhiên, nhiều người yêu thích yoga có thể tập liên tục 7 ngày/tuần. Tình trạng này dễ khiến cơ thể quá tải khi không được nghỉ ngơi đúng cách. Không chỉ các cơ mà khớp cũng sẽ chịu cảm giác đau nhức. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.1.2025.
Dấu hiệu đau ở tay cảnh báo tổn thương thần kinh
Chấn thương cánh tay là một vấn đề phổ biến. Chấn thương cánh tay thường gặp là căng cơ, gãy xương, trật khớp hay tổn thương mô mềm. Tuy nhiên, có một chấn thương nghiêm trọng là tổn thương đám rối dây thần kinh.
Đám rối dây thần kinh cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống ở cổ, giúp điều khiển vai, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay. Chấn thương đám rối dây thần kinh cánh tay sẽ có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Người bị tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay có thể xuất hiện triệu chứng ngay sau đó hoặc có thể phát triển qua thời gian.
Những dấu hiệu cảnh báo chấn thương đám rối dây thần kinh cánh tay gồm:
Đau nhức. Người bị chấn thương đám rối dây thần kinh cánh tay sẽ có cảm giác bỏng rát, đau nhức. Cảm giác đau lan từ cổ đến vai, cánh tay. Cơn đau có thể ập đến một cách dữ dội nhưng cũng có thể gây khó chịu trong thời gian dài.
Tê và ngứa ran. Người bị chấn thương có thể bị tê hoặc ngứa ran nhẹ đến nghiêm trọng ở cánh tay hay bàn tay. Tê có thể ảnh hưởng đến các ngón tay hay một nơi cụ thể nào đó của cánh tay. Điều này tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-thuc-pham-nao-giau-sat-hon-thit-bo-185241231234902209.htm